Xem mẫu

 
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
*
NGUYỄN VĂN HẢI

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CÁC TỪ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI
TRONG TIẾNG VIỆT
VÀ CÁC TỪ TƯƠNG ĐƯƠNG
TRONG TIẾNG ANH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Chuyên ngành: Lí luận Ngôn ngữ
Mã số:

62 22 01 01

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS NGUYỄN CÔNG ĐỨC
TP HỒ CHÍ MINH 2016

 
Công trình này được hoàn thành tại
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP Hồ Chí
Minh
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS NGUYỄN CÔNG ĐỨC
Phản biện 1: ............................................................................
Phản biện 2: ............................................................................
Phản biện 3: ............................................................................

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án Tiến sĩ cấp
Trường, tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP Hồ
Chí Minh.
vào hồi........... ngày...... tháng...... năm 2016.
Phản biện độc lập 1:...............................................................
Phản biện độc lập 2:...............................................................

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Khoa học Tổng hợp TP Hồ Chí Minh
- Thư viện Trung tâm Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
- Thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí
Minh

 

1
MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài: Những từ chỉ bộ phận cơ thể người là những từ được sáng tạo
ra trước tiên trong hầu hết mọi ngôn ngữ. Do đó, chúng là một trong những lớp từ cổ
xưa, thuần gốc và căn bản nhất.
Từ nhận thức về vị trí, cấu tạo, công năng của các từ chỉ bộ phận cơ thể mà xác
lập ý nghĩa của chúng, trong đời sống sinh hoạt, các bộ phận cơ thể người một mặt
biểu đạt các hoạt động tự thân vốn có mà tạo hoá đã sinh ra cho con người, mặt khác
còn biểu đạt hoạt động phối hợp của chúng với các bộ phận, các hoạt động khác nhau
của cơ thể, từ đó hình thành ý nghĩa quan hệ qua các tổ hợp, các kết hợp từ song tiết
đến đa tiết (thành ngữ). Mặt khác, cũng từ đây, các bộ phận cơ thể người được sử
dụng một cách sáng tạo, đa dạng sang những biểu vật khác, từ chuyển nghĩa đó hình
thành ý nghĩa ẩn dụ, hoán dụ hay ẩn - hoán dụ của chúng. Cách thức chuyển nghĩa,
cách sử dụng chúng để biểu đạt ở mỗi ngôn ngữ lại khác nhau tuỳ thuộc vào cách tư
duy, phương thức phản ánh của mỗi dân tộc, mà chỉ có sự đối chiếu so sánh mới cho
ta thấy được nét tương đồng cũng như sự dị biệt giữa chúng trong từng ngôn ngữ.
Những đặc điểm này sẽ tạo nên sự khác biệt giữa các ngôn ngữ. Điều đó tạo cho
chúng tôi cảm hứng muốn khảo sát, tìm hiểu cấu tạo, ý nghĩa định danh ban đầu và
sự chuyển nghĩa của nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể người của tiếng Việt trong sự so
sánh với các từ tương đương trong tiếng Anh.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là nhóm từ chỉ bộ
phận cơ thể người, đó là các từ:“đầu”, “mình/thân”, “tay”, “chân”, “mắt” “mũi”,
“miệng”, “tim”, “gan”, “lòng/dạ” trong tiếng Việt và các từ tương đương trong
tiếng Anh. Các từ này được khảo sát từ góc độ ngôn ngữ văn hoá học (kết hợp ngôn
ngữ học với văn hoá học) về ba phương diện: định danh, chuyển nghĩa và hàm nghĩa.
2.2. Phạm vi nghiên cứu: Như trên đã nói, với đề tài khảo sát nhóm từ chỉ bộ phận
cơ thể người này, luận án nghiên cứu nghĩa định danh, chuyển nghĩa (ẩn dụ, hoán dụ
tạo nên sự chuyển nghĩa) và hàm nghĩa. Ở đây có thể coi nghĩa định danh là nghĩa
tường minh, trực tiếp của từ, còn chuyển nghĩa là kết quả của các phương thức
chuyển nghĩa phổ biến là ẩn dụ, hoán dụ, ẩn dụ-hoán dụ… (nghĩa phong cách) của
nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt và các từ tương đương trong tiếng
Anh.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu: - Nêu ra những đặc điểm cụ thể mang tính chất bản sắc
của cộng đồng ngôn ngữ trong việc tri nhận mảng hiện thực – các từ chỉ bộ phận cơ
thể người của người Việt và các từ tương đương trong Anh, thể hiện qua cách định
danh, cũng như sự chuyển nghĩa và các hàm nghĩa văn hoá tiềm ẩn trong cấu trúc và
qua sự sử dụng để giao tiếp của người bản ngữ ở mỗi quốc gia.
- Bổ sung cứ liệu cho ngôn ngữ học tri nhận, một ngành khoa học còn nhiều mới
mẻ ở Việt Nam, có khả năng lí giải các biểu thức ngôn ngữ theo hướng giải thích lí
do nhận thức và cách tư duy của người bản ngữ ở mỗi dân tộc là khác nhau.

 

2

- Góp phần nâng cao chất lượng nội dung dạy và học tiếng Việt, tiếng Anh như
những ngoại ngữ. Giúp cho việc soạn thảo từ điển đối chiếu Việt - Anh và Anh Việt
có cơ sở chính xác hơn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Thống kê các từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng
Việt và các từ tương đương trong tiếng Anh.
- Khảo sát, phân tích ý nghĩa của các từ chỉ bộ phận cơ thể người ở nghĩa định
danh và ở nghĩa tổ hợp (từ ghép, thành ngữ, tục ngữ), cũng như sự chuyển nghĩa (ẩn
dụ, hoán dụ, ẩn - hoán dụ) và nghĩa văn hàm (hàm nghĩa văn hoá) của các từ đó trong
tiếng Việt và các từ tương đương trong tiếng Anh.
- So sánh tìm ra sự tương đồng và khác biệt về các mặt nghĩa (định danh và
chuyển nghĩa) của các từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt và các từ tương
đương trong tiếng Anh về hàm nghĩa văn hoá của chúng.
4. Ngữ liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Ngữ liệu nghiên cứu: Với đề tài này, ngữ liệu được khảo sát trong luận án là
khoảng 1.000 từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt và tiếng Anh ở cả phương
diện nghĩa biểu vật (gọi tên sự vật) lẫn nghĩa hàm ẩn, thuộc về hai nền văn hoá khác
nhau. Số lượng từ được khảo sát này được thống kê từ trong các cuốn từ điển giải
thích ngôn ngữ Việt ngữ; từ điển thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt; từ điển giải thích
Anh ngữ; từ điển thành ngữ, tục ngữ Anh – Việt; các tác phẩm văn học Việt Nam;
các tác phẩm văn học xuất bản bằng Anh ngữ, hoặc song ngữ Việt-Anh, Anh -Việt.
Hơn nữa, hàm nghĩa thường không chỉ được thể hiện ở ý nghĩa tự thân của chúng
mà còn được biểu hiện trong các tổ hợp với tư cách là một yếu tố cấu thành các tổ
hợp đó. Điều này giải thích tại sao trong việc khảo sát nghĩa của nhóm từ chỉ bộ phận
cơ thể người, chúng tôi thống kê cả các tổ hợp có chứa các từ được khảo sát để làm
rõ đặc trưng văn hoá dân tộc hàm chứa trong đó; để thấy hết được sự biểu hiện ý
nghĩa của chúng qua các mối quan hệ của chúng với các yếu tố khác trong tổ hợp. Cụ
thể là, các từ được nghiên cứu vừa ở dạng riêng lẻ vừa như các thành tố trong các từ
ghép, các thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt và tiếng Anh.
4.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng một số phương pháp thống phương
pháp như khảo cứu tư liệu, từ điển; phương pháp phân tích từ nguyên; phương pháp
miêu tả, phân tích, tổng hợp; phương pháp liên ngành (ngôn ngữ học và văn hóa
học); các thủ pháp kê, phân loại; thủ pháp so sánh, đối chiếu…
5. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn
5.1. Ý nghĩa lí luận: Luận án khảo sát, mô tả nghĩa của nhóm từ chỉ các bộ phận cơ
thể người của luận án với hi vọng sẽ góp một phần vào việc khảo sát kĩ hơn việc sử
dụng, về cách tri nhận của người Việt và người Anh về nhóm từ này trong giao tiếp.
Các phân tích được trình bày trong luận án này có thể được sử dụng như một tài
liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu khác, những người muốn đạt được kiến thức
toàn diện về các từ liên quan đến bộ phận cơ thể người bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
Cơ sở lý luận của luận án là kết hợp ngôn ngữ học tri nhận và ngữ nghĩa học từ
vựng để làm rõ vấn đề, qua sự so sánh, phân tích và giải thích liên quan đến các khái

 

3

niệm về các bộ phận cơ thể người ở hai ngôn ngữ khác nhau từ hai nền văn hóa khác
biệt, tức là tiếng Việt và tiếng Anh.
Luận án đóng góp thêm bằng chứng cho lí thuyết của ngôn ngữ học tri nhận, từ
vựng học ngữ nghĩa, ngôn ngữ văn hóa học, và ngôn ngữ học văn bản; và để phục vụ
thiết thực cho việc dạy và học tiếng Việt cũng như tiếng Anh.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án cung cấp tài liệu, số liệu, cứ liệu và dẫn chứng cho việc nghiên cứu,
giảng dạy tiếng Việt và ngoại ngữ trong nhà trường. Cụ thể:
Kết quả nghiên cứu nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt và các từ
tương ứng trong tiếng Anh có thể được ứng dụng thiết thực trong thực tiễn dạy học,
cụ thể là dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ và dạy tiếng Anh cho học viên Việt Nam
theo một số hướng sau đây.
Một là, nên dạy các từ chỉ bộ phận cơ thể người không phải theo các từ riêng lẻ,
mà theo hệ thống, có nghĩa là dạy từ trong kết cấu tổ hợp, trong quan hệ với các từ
khác trong nhóm từ đối tượng. Nói cách khác là dạy các từ này theo trường nghĩa từ
biểu thị các bộ phận cơ thể người. Hai là, cung cấp thông tin cho người học biết đến
các hàm nghĩa của các từ này. Ba là, giúp cho người học được thực hành so sánh đối chiếu Việt-Anh, Anh-Việt từng cặp từ một (chẳng hạn: “đầu” - “head”, “đầu” “chân”, v.v.), cung cấp ngữ liệu cho môn dịch là một môn học trong các trường
chuyên ngữ, mà việc nghiên cứu không thể thiếu kiến thức phông về môn “Đất nước
học”, làm nền cho sự tiếp thu và đối chiếu ngôn ngữ giữa các nước, vùng lãnh thổ khi
đối chiếu ngôn ngữ, phục vụ cho việc dịch thuật và giao lưu văn hoá.
6. Kết cấu của luận án: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo,
nội dung luận án sẽ gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lí thuyết . Chương này giới thiệu cơ sở lí thuyết của luận án;
điểm qua lịch sử nghiên cứu của nhà ngôn ngữ học về nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể
người; quan niệm và hướng triển khai đề tài của luận án.
Chương 2: Khảo sát các từ “đầu”, “mình/thân”, “tay”, “chân” trong tiếng Việt
và các từ tương đương trong tiếng Anh. Chương này khảo sát các từ nằm bên ngoài
cơ thể, có thể quan sát sự hoạt động của chúng bằng trực giác.
Chương 3: Khảo sát các từ “mắt”, “mũi”, “miệng”, “tim”, “gan”, “lòng/dạ”,
trong tiếng Việt và các từ tương đương trong tiếng Anh. Các từ được khảo sát trong
chương này có 3 bộ phận nằm ở phía bên ngoài cơ thể (mắt, mũi, miệng) và 3 bộ
phận bên trong cơ thể con người (tim, gan, lòng/dạ) với tư cách là những bộ phận
được dùng để biểu thị các hoạt động và trạng thái tinh thần, trí tuệ, tâm lí của con
người.
Sự phân chia các từ ở mỗi chương, nếu theo tiêu chí dựa vào đặc điểm “nằm ở
bên trong” và “bên ngoài” cơ thể, thì số lượng từ chỉ các bộ phận bên ngoài sẽ nhiều
hơn các từ chỉ bộ phận bên trong, với tỷ lệ 7/3. Cụ thể là: các từ chỉ bộ phận bên
ngoài gồm: đầu, mình/thân, tay, chân, mắt, mũi, miệng, trong khi các từ chỉ bộ phận
bên trong cơ thể lại chỉ có 3 từ: tim, gan, lòng. Ở đây, 7 bộ phận cơ thể “bên ngoài”
con người được trình bày trong toàn bộ chương 2 và nửa đầu của chương 3. Như vậy,

nguon tai.lieu . vn