Xem mẫu

1

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1 Khái lược
Chương tổng quan được trình bày một cách khái lược các nội
dung xuyên suốt cấu thành trong luận án. Các nội dung đó được kết cấu
thành hệ thống bao gồm: phản ánh sự cần thiết và ý nghĩa của đề tài
nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu; đối tượng và phạm vi nghiên cứu;
phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu; lược khảo tài liệu đã
được công bố trong cùng lĩnh vực nghiên cứu; những đề xuất có tính
chất sáng tạo trong nghiên cứu và kết cấu các chương của đề tài. Thông
qua các nội dung đó có thể hình dung một cách khái quát nội hàm của
công trình nghiên cứu.
1.2 Sự cần thiết ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững là mục tiêu chủ yếu
của các quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Tăng
trưởng kinh tế luôn là điều kiện tiên quyết để nâng cao đời sống vật chất
tinh thần và phúc lợi xã hội cho mọi tầng lớp dân cư và giảm tỷ lệ thất
nghiệp mà mọi quốc gia đều kỳ vọng,… Do vậy tăng trưởng kinh tế và
nghiên cứu về các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế là vấn đề luôn
thu hút sự quan tâm của chính phủ và các nghiên cứu cũng như nhà
hoạch định chính sách kinh tế - xã hội.
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về mối quan hệ
giữa đầu tư công với tăng trưởng kinh tế song mối quan hệ giữa hai yếu
tố này vẫn còn nhiều tranh luận. Trong số đó, có không ít các công trình
nghiên cứu, khẳng định tác động tích cực của đầu tư công đến tăng
trưởng kinh tế như các nghiên cứu của Easterly và Rebelo, 1993; Abiad

2

& cộng sự, 2015,… Bên cạnh đó, một số nghiên cứu lại chỉ ra những tác
động tiêu cực hoặc tác động không đáng kể đến tăng trưởng kinh tế,
thường là các quốc gia đang phát triển (Devarajan và cộng sự, 1996; Shi,
2013; Wamer, 2014).
Các lý giải khác nhau về quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng
kinh tế nói trên, chủ yếu xuất phát từ nhận định về các góc độ tác động
của thể chế, cơ chế và chính sách của chính phủ đương quyền. Nguyên
nhân của sự khác biệt trên là do cách tiếp cận khác nhau và sự khác biệt
về quan điểm nghiên cứu.
Các công trình nghiên cứu về tác động tương quan này ở Việt
Nam có những kết quả ban đầu nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Chính vì
lẽ đó, luận án mong muốn tham gia nghiên cứu để tìm kiếm những kết
quả cần thiết trong trường hợp này ở Việt Nam. Cụ thể là ở Đồng bằng
sông Cửu Long.
Điều kiện kinh tế Việt Nam, vẫn trong tình trạng của một nước
đang phát triển, cơ cấu kinh tế còn lạc hậu; việc chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng hiện đại hóa và hội nhập đang là một yêu cầu bức xúc. Để
chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc gia, đòi hỏi phải có sự chuyển dịch
đồng bộ cơ cấu kinh tế từng vùng (như: vùng đồng bằng Bắc Bộ, vùng
Đông Bắc, vùng Tây Bắc, vùng Bắc Trung Bộ, vùng Duyên hải Nam
Trung Bộ, vùng Tây Nguyên Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ (Đồng bằng
sông Cửu Long). Sự chuyển dịch đồng bộ đó là nhân tố quan trọng tác
động đến tăng trưởng kinh tế.
Việc nghiên cứu các chiến lược và chính sách thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế, nhằm xác lập cơ cấu kinh tế hợp lý và hướng tới phát
triển kinh tế bền vững luôn được đặt ra. Đồng bằng sông Cửu Long ở
Việt Nam được xác định là một vùng kinh tế trọng điểm và giữ vai trò

3

bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Tuy nhiên, việc phát triển vùng
đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập chưa tương
xứng với tiềm năng vốn có của vùng. Tình trạng chậm phát triển kinh tế
ở Đồng bằng sông Cửu Long xuất phát từ nhiều nguyên nhân như kết
cấu hạ tầng – xã hội còn yếu kém, công nghiệp phát triển chậm, hệ thống
giáo dục còn nhiều hạn chế,… (Nguyễn Hữu Thịnh, 2015).
Bắt nguồn từ thực tế đó, mục tiêu đặt ra cho đề tài nghiên cứu:
Hệ thống hóa các lý thuyết về tác động của đầu tư công đến tăng
trưởng kinh tế để đối chiếu và vận dụng phù hợp với các điều kiện đặc
thù của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Vận dụng hệ thống lý thuyết này và phân tích thực tế để rút ra
thực tiễn của Đồng bằng sông Cửu Long và tìm ra các giải pháp tương
ứng.
Đề xuất các giải pháp trong mối quan hệ giữa tác động của đầu tư
công đến tăng trưởng kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long bằng đầu
tư phát triển đồng bộ trên các phương tiện như: Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp, đào tạo, phúc lợi an sinh xã
hội và trong các mối quan hệ biện chứng của chúng.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu của luận án
1.3.1 Mục tiêu tổng quát
Chọn lọc và hệ thống hóa các quan điểm lý luận để hình thành
khung lý thuyết, cơ sở lý luận về đầu tư công và ý nghĩa của đầu tư công;
những tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế, tạo môi trường
cho sự phát triển bền vững; đồng thời vận dụng kết quả đó vào nghiên
cứu cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long - Một vùng kinh tế trọng điểm
của đất nước với nhiều tiềm năng nhưng chưa hội đủ các cơ hội để bức
phá. Đồng thời, bằng sự kết hợp giữa lý luận với phân tích thực tế để rút

4

ra ý nghĩa thực tiễn về các điểm mạnh, yếu, thời cơ, thách thức của vùng
Đồng bằng sông Cửu Long và tìm ra cơ hội cho sự tăng trưởng, phát
triển của vùng thông qua các nguồn vốn đầu tư. Trong đó vốn đầu tư từ
ngân sách nhà nước (ngân sách TW và ngân sách địa phương) giữ vai trò
trọng yếu. Từ kết quả trên, luận án tìm kiếm các phương hướng giải pháp
nâng cao hơn hiệu quả đầu tư công cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long
theo các trật tự ưu tiên; với mong muốn cho vùng Đồng bằng sông Cửu
Long có mức độ tăng trưởng kinh tế cao hơn và đón nhận cơ hội cho sự
phát triển đột phá để Đồng bằng sông Cửu Long hướng tới sự phát triển
bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế
toàn cầu.
Bên cạnh đó, để đề xuất những giải pháp đầu tư công hiệu quả và
phù hợp với bối cảnh thực tế của vùng , luận án cũng đề cập đến sự cảnh
báo của biến đổi khí hậu, nhiễm mặn mà Đồng bằng sông Cửu Long
đang đối mặt và sự cần thiết đầu tư ứng phó với các hiện tượng đó, nhằm
bảo đảm sự ổn định và tăng trưởng kinh tế.
1.3.2 Các mục tiêu cụ thể
Về mục tiêu cụ thể, luận án hướng đến hai mục tiêu cụ thể như
sau:
- Phân tích thực trạng và đánh giá thực nghiệm về tác động của
đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long
giai đoạn 2001-2014.
- Từ cơ sở phân tích thực trạng và bằng chứng thực nghiệm về tác
động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế, luận án hướng đến phân
tích thực trạng quy trình quản lý đầu tư công tại các tỉnh, thành vùng
Đồng Bằng Sông Cửu Long giai đoạn 2001-2014.

5

1.4 Các câu hỏi được đặt ra
Để đạt được các mục tiêu trên, câu hỏi được đặt ra để giải quyết là:
Đầu tư công có tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế của
vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
Thực trạng quy trình đầu tư công vùng Đồng Bằng Sông Cửu
Long giai đoạn 2001-2014 là như thế nào?
Giải pháp nào cho đầu tư công hướng đến mục tiêu tăng trưởng tại
vùng Đồng bằng sông Cửu Long ?
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.5.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là thực trạng đầu tư công, tăng
trưởng kinh tế cũng như mối quan hệ giữa hai yếu tố này ở vùng đồng
bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó, luận án tập trung nghiên cứu những
đặc điểm riêng biệt về kinh tế - xã hội của vùng đồng bằng sông Cửu
Long, phân tích những lợi thế, khó khăn cũng như những cơ hội và
thách thức của vùng trong thời kỳ hội nhập kinh tế, cụ thể là từ 2001 2014.
Nghiên cứu hướng đến phân tích hiện trạng của các ngành kinh tế
- xã hội: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, giáo dục đào tạo và các vấn
đề an sinh xã hội; đặc biệt là cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội trong mối
quan hệ với đầu tư công và sự tác động của đầu tư công đến tăng trưởng
kinh tế của vùng làm cơ sở cho quá trình phát triển bền vững.
Nghiên cứu cũng tập trung phân tích cơ cấu đầu tư công, hiệu quả
đầu tư công cũng như cơ chế và thực trạng quản lý đầu tư công tại vùng
Đồng bằng sông Cửu Long nhằm khái quát bức tranh toàn diện về đầu tư
công của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đó sẽ là tiền đề để nghiên

nguon tai.lieu . vn