Xem mẫu

1

TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
1. Lý do chọn đề tài
Ngành xây dựng là ngành sản xuất vật chất có chức năng tái sản xuất tài sản
cố định cho nền kinh tế quốc dân. Nó tạo nên cơ sở vật chất cho xã hội, tăng tiềm
lực kinh tế của đất nước. Hơn thế nữa, đầu tư xây dựng gắn liền với việc ứng dụng
các công nghệ hiện đại nên góp phần thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật
đối với các ngành sản xuất vật chất. Phát triển doanh nghiệp xây dựng còn có mối
quan hệ tác động mạnh mẽ tới hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Vì vậy, một bộ phận lớn của thu nhập quốc dân nói chung và quỹ
tích lũy nói riêng với nguồn vốn đầu tư, tài trợ của nước ngoài được sử dụng trong
lĩnh vực xây dựng. So với các ngành sản xuất khác, xây dựng có những đặc điểm
kinh tế kỹ thuật đặc thù, được thể hiện rất rõ ở sản phẩm xây lắp và quá trình sáng
tạo ra sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng.
Đặc thù sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng là có quy mô lớn, kết cấu
phức tạp, thời gian sử dụng lâu dài, cơ cấu lao động không đồng đều, kiến trúc đặc
trưng, có giá trị lớn đòi hỏi các nhà xây dựng phải dự đoán trước xu hướng tiến bộ
xã hội để tránh bị lạc hậu. Phong cách kiến trúc và kiểu dáng một sản phẩm cần
phải phù hợp với văn hóa dân tộc. Trên thực tế, đã có không ít các công trình xây
dựng trở thành biểu tượng của một quốc gia và do đó chất lượng của các công trình
xây dựng cũng phải được đặc biệt chú ý. Nó không chỉ ảnh hưởng tới tuổi thọ của
công trình mà còn ảnh hưởng tới sự an toàn cho người sử dụng.
Phát triển doanh nghiệp xây dựng chính là quan tâm đến sản phẩm xây dựng
mang tính tổng hợp phát huy tác dụng về chính sách nhà nước, nguồn tài chính,
nguồn nhân lực, kết nối thị trường, môi trường, công nghệ, kiến trúc xây dựng,... Nó
rất đa dạng nhưng lại mang tính độc lập, mỗi một công trình được xây dựng theo
một thiết kế, kỹ thuật riêng, có giá trị dự toán riêng và tại một địa điểm nhất định,
nơi sản xuất ra sản phẩm cũng đồng thời là nơi sau này khi sản phẩm hoàn thành
được đưa vào sử dụng và phát huy tác dụng. Những đặc điểm này có tác động lớn
tới quá trình phát triển doanh nghiệp xây dựng.

2
Phát triển các doanh nghiệp xây dựng đóng vai trò rất quan trọng trong nền
kinh tế quốc gia, bởi vì nó tạo ra cơ sở vật chất để phát triển đô thị, tạo công ăn việc
làm cho người lao động, tạo thu nhập quốc dân. Để Việt Nam trở thành quốc gia
công nghiệp, hiện đại, cần phải đổi mới các doanh nghiệp xây dựng theo bước đột
phá hướng hiện đại trên thế giới, phát triển doanh nghiệp xây dựng đáp ứng được
nhu cầu phát triển hiện tại mà không ảnh hưởng đến nhu cầu phát triển tương lai.
Trên thế giới đối với phát triển doanh nghiệp là một khái niệm không mới, có rất
nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến phát triển doanh nghiệp như lĩnh vực
xây dựng, ngành công nghiệp xây dựng,… Song song với sự quan tâm ngày càng
tăng trong việc phát triển doanh nghiệp nhỏ đã có một sự gia tăng trong phạm vi,
chất lượng và chiều sâu nghiên cứu của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Vương quốc
Anh (Curran, 1989). Cơ sở của các nghiên cứu hiện tại đã được thực hiện trên các
vấn đề về định nghĩa, vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong phát triển kinh
tế đặc biệt là tạo việc làm, phát triển doanh nghiệp, mô hình tăng trưởng của các
doanh nghiệp nhỏ và những kỹ thuật tốt nhất để thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ
(Timberg, 1992).
Nhưng vấn đề đặt ra là phát triển các doanh nghiệp ở địa phương bị tác động
bởi những yếu tố nào. Đồng thời, những yếu tố nào có khả năng tác động đến phát
triển doanh nghiệp xây dựng ở tỉnh Sóc Trăng hiện nay. Tuy các công trình nghiên
cứu trong và ngoài nước có liên quan chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh
khác nhau như: ngành công nghiệp xây dựng, tác động của các dịch vụ hỗ trợ phát
triển doanh nghiệp nhỏ khá hạn chế trong bối cảnh các nước đang phát triển
(Timberg, 1992). Điển hình là nghiên cứu khảo sát các yếu tố tác động đến sự tăng
trưởng và phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Khan (2004); Khan,
Nazmul, Hossain, Rahmatullah, (2012); Chowdhury, Islam, Alam, (2013). Phát
triển doanh nghiệp nhỏ và vừa được nghiên cứu ở các khía cạnh như các yếu tố khả
năng doanh nhân, hỗ trợ tài chính, kết nối thị trường, hỗ trợ chính sách nhà nước,
công nghệ phù hợp, cơ sở hạ tầng đầy đủ.
Từ vấn đề đặt ra, định hướng nghiên cứu phát triển doanh nghiệp xây dựng,
tác giả sử dụng mô hình của Chowdhury, Islam, Alam (2013) để làm sáng tỏ lý
thuyết trong nghiên cứu doanh nghiệp xây dựng tỉnh Sóc Trăng. Với những lý do

3
trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu các yếu tố tác động đến phát triển
doanh nghiệp xây dựng tỉnh Sóc Trăng”.
2. Tính cấp thiết và khoảng trống nghiên cứu phát triển doanh nghiệp
Neck (1977) đưa ra một mô hình khái niệm để phân tích hỗ trợ cho việc phát
triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ đến Gibb (1993) đã phát triển một khung khái
niệm cho việc đánh giá sự phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong bối cảnh các
nước khu vực miền Trung và Đông Âu. Sau này các khung lý thuyết hình thành và
phát triển, điển hình một số công trình nghiên cứu thực nghiệm về phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa ở một số nước đang phát triển vẫn tiếp tục áp dụng nghiên cứu
như Bangladesh (Rahman, 2004; Khan, 2012; Chowdhury, Islam, Alam, 2013) và
tăng trưởng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Kenya (Wekesa Bunyasi; Henry
Bwisa and Gregory, 2014).
Nghiên cứu thực nghiệm các yếu tố tác động đến sự phát triển doanh nghiệp
nhỏ và vừa ở Bangladesh của Chowdhury, Islam, Alam, (2013) cho thấy có 06 yếu
tố tác động đến phát triển doanh nghiệp bao gồm: các khả năng của các doanh nhân
(CE), hỗ trợ tài chính (F), hỗ trợ của chính phủ (G), công nghệ phù hợp (T), kết nối
thị trường/nhu cầu cho các sản phẩm (M), cơ sở hạ tầng đầy đủ (I). Môi trường
nghiên cứu phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Bangladesh cũng phù hợp với tình
trạng phát triển doanh nghiệp ở Việt Nam. Đặc biệt, phần lớn các doanh nghiệp Việt
Nam thuộc loại doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trường hợp nghiên cứu doanh nghiệp
thuộc lĩnh vực xây dựng thì vận dụng mô hình nghiên cứu của Chowdhury, Islam,
Alam (2013) phải điều chỉnh lại một số yếu tố và bổ sung thêm một số yếu tố mới
để phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng tỉnh Sóc Trăng. Vì
vậy, mô hình này chưa quan tâm đến yếu tố nguồn nhân lực, môi trường, kiến trúc
xây dựng. Đây chính là khoảng trống nghiên cứu của mô hình Chowdhury, Islam,
Alam (2013), đồng thời với phân tích thực trạng và những vấn đề đặc thù phát triển
doanh nghiệp xây dựng tỉnh Sóc Trăng, các yếu tố này được sử dụng nghiên cứu
định tính nhằm tìm hiểu và phát triển mới với tình hình phát triển doanh nghiệp xây
dựng tỉnh Sóc Trăng, với phương pháp định lượng nhằm kiểm định lại kết quả
nghiên cứu định tính. Kết quả nghiên cứu phát triển doanh nghiệp xây dựng tỉnh

4
Sóc Trăng nhằm đưa ra một số giải pháp phát triển doanh nghiệp thời gian tới tại
tỉnh Sóc Trăng.
3. Mục tiêu nghiên cứu
 Khám phá các yếu tố tác động đến phát triển doanh nghiệp xây dựng tỉnh Sóc
Trăng
 Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến phát triển doanh nghiệp xây
dựng tỉnh Sóc Trăng.
 Đề xuất một số giải pháp phát triển doanh nghiệp xây dựng tỉnh Sóc Trăng
trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu của luận án là các yếu tố tác động đến phát triển doanh
nghiệp xây dựng tỉnh Sóc Trăng.
 Phạm vi nghiên cứu của luận án là các doanh nghiệp xây dựng đang hoạt
động trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
 Phạm vi thời gian: Dữ liệu dùng để thực hiện luận án được thu thập bao gồm
dữ liệu thứ cấp từ các công trình nghiên cứu được công bố trên tạp chí, Niên
giám thống kê tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh. Dữ liệu sơ cấp thu được
thông qua các bảng khảo sát 257 doanh nghiệp xây dựng và được thiết kế
phù hợp với vấn đề cần nghiên cứu.
5. Những đóng góp mới của luận án
Những đóng góp của luận án thể hiện qua các mặt sau:
1) Luận án đã góp một phần vào vận dụng lý thuyết phát triển doanh nghiệp
nhằm làm sáng tỏ trường hợp nghiên cứu phát triển doanh nghiệp xây dựng tỉnh Sóc
Trăng.
2) Luận án đã góp phần phát hiện một số yếu tố mới bổ sung vào mô hình phát
triển doanh nghiệp xây dựng Sóc Trăng
3) Luận án đề xuất một số giải pháp phát triển doanh nghiệp xây dựng tỉnh
Sóc Trăng trong thời gian tới.

5
6. Kết cấu luận án
Luận án nghiên cứu với những nội dung chính được chia thành 5 chương cụ
thể như sau.
Tổng quan về nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự
phát triển các doanh nghiệp xây dựng.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển doanh nghiệp xây
dựng tỉnh Sóc Trăng.
Chương 4: Thực trạng về phát triển các doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng.
Chương 5: Giải pháp phát triển doanh nghiệp xây dựng tỉnh Sóc Trăng thời
gian tới.
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Các phụ lục

nguon tai.lieu . vn