Xem mẫu

1
Chương 1

TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP THỦY SẢN TỈNH BẠC LIÊU VÀ
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

1.1 Giới thiệu
Ở Việt Nam cũng như nhiều nước đang phát triển khác, doanh nghiệp đóng
một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Với quan
điểm phát triển doanh nghiệp là chiến lược lâu dài, nhất quán và xuyên suốt trong
Chương trình hành động của Chính phủ, chính sách phát triển doanh nghiệp được
coi là trọng tâm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, đóng vai trò quan trọng tạo
việc làm, xóa đói giảm nghèo và thực hiện tốt công tác an sinh xã hội. Tại các nước
phát triển và đang phát triển, Chính phủ các nước này đều xác định vai trò quan
trọng, lâu dài của doanh nghiệp trong nền kinh tế và công tác xúc tiến, phát triển
doanh nghiệp được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chính sách
phát triển kinh tế quốc gia. Các nước trong khu vực như Malaysia, Thái Lan, v.v…
và cả Việt Nam đều xây dựng Chiến lược 10 năm và Kế hoạch 5 năm phát triển
doanh nghiệp. Hiện nay, doanh nghiệp tại Việt Nam chủ yếu là loại hình doanh
nghiệp nhỏ và vừa chiếm trên 97% số lượng doanh nghiệp trên địa bàn cả nước
(Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2011).
Rõ ràng, việc phát triển doanh nghiệp theo truyền thống có ổn định, lâu dài
hoặc phát triển bền vững doanh nghiệp sẽ mang lại ổn định, lâu dài hơn tại nhiều
địa phương trong một thời gian dài là một điểm của cuộc tranh luận và tranh cãi ở
các nước đang phát triển nói chung, đặc biệt là Việt Nam. Như vậy, việc xem xét
tính chất và tìm hiểu các yếu tố tác động đến phát triển bền vững doanh nghiệp là
vấn đề nghiên cứu của luận án. Thứ nhất, đánh giá tổng quan tình hình phát triển
doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu và rút ra một số nguyên nhân, hạn chế phát triển
doanh nghiệp thủy sản; Thứ hai, tìm hiểu một số vấn đề nghiên cứu, khoảng trống
nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu;
Cuối cùng thảo luận kết quả, đóng góp mới và kết cấu của luận án.

2
1.2 Tính cấp thiết và khoảng trống nghiên cứu
Doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong sự phát
triển kinh tế đất nước. Quy mô của doanh nghiệp thủy sản ngày càng mở rộng và
vai trò doanh nghiệp thủy sản cũng tăng lên không ngừng trong nền kinh tế quốc
dân. Doanh nghiệp thuỷ sản là một ngành đặc thù từ khâu sản xuất, chế biến và xuất
khẩu bao gồm nhiều lĩnh vực hoạt động mang những tính chất công nghiệp, nông
nghiệp, thương mại và dịch vụ, cơ cấu thành một hệ thống thống nhất có liên quan
chặt chẽ và hữu cơ với nhau. Đông thời vai trò ngày càng quan trọng trong sản xuất
hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu dùng thực phẩm trong nước và xuất khẩu thu ngoại
tệ. Doanh nghiệp thuỷ sản không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp
thực phẩm cho người dân, mà còn là một ngành kinh tế giải quyết việc làm cho
nhiều lao động, nhất là lao động nông nhàn ở các tỉnh đặc biệt ở những vùng nông
thôn và vùng ven biển. Doanh nghiệp thủy sản đã tham gia đóng góp nhiều vào các
chương trình xóa đói giảm nghèo, công tác an sinh xã hội tại địa phương và được
xem là trụ cột xã hội công bằng của đặc trưng phát triển bền vững. Tuy nhiên các
doanh nghiệp thủy sản đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh, đồng thời doanh nghiệp thủy sản của tỉnh Bạc Liêu là một trong
những tỉnh có thế mạnh về chế biến xuất khẩu thủy sản trong khu vực đồng bằng
sông Cửu Long và cả nước, từ đó doanh nghiệp thủy sản mang tính đặc thù hơn so
với các loại doanh nghiệp khác trong tỉnh. Nhưng doanh nghiệp thủy sản tỉnh Ba ̣c
Liêu hiện nay chưa hướng đến phát triển bền vững, như chưa giải quyết mối quan
hệ những tồn tại bên trong doanh nghiệp (lực lượng lao động chưa ổn định, áp lực
về quản lý, trách nhiệm sản phẩm, áp lực giải quyết về môi trường) và còn đối mặt
nhiều thách thức vào yếu tố bên ngoài (thiếu khách hàng, thị trường, thiếu nhu cầu
các bên liên quan trong hợp tác kinh doanh, chính sách hỗ trợ nhà nước và áp lực
vấn đề xã hội như tham gia công tác an sinh xã hội tại địa phương).
Hiện nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển bền
vững và điển hình như nghiên cứu của Springett (2003a, 2005), Russell et al (2006)
và Byrch et al (2007) đều đưa ra báo cáo nhấn mạnh bởi kinh doanh trên các khía
cạnh kinh tế của phát triển bền vững doanh nghiệp. Đối với nghiên cứu khả năng
phát triển bền vững doanh nghiệp: Ứng dụng với lý thuyết hiệp lực cộng đồng (QU

3
Feng geng 2007) kết quả nghiên cứu phát triển bền vững doanh nghiệp cần chú
trọng đến mối quan hệ năng lực ngành công nghiệp, công nghệ, năng lực phát triển
thể chế và thị trường và sự tương tác của chúng để thực hiện phát triển bền vững
doanh nghiệp. Theo Kris Law (2010) lại đưa kết quả nghiên cứu các yếu tố tác động
đến phát triển bền vững: Các công ty công nghệ cao sản xuất tại Đài Loan cho thấy
rằng các công ty sản xuất công nghệ cao công nhận tích cực thúc đẩy tác động của
các yếu tố phát triển bền vững từ quản lý, yếu tố nội bộ và bên ngoài. Nhưng theo
Kent Fairfield, Joel Harmon & Scott Behson (2011) lại nghiên cứu tích hợp doanh
nghiệp bền vững là các mối liên kết giữa các ảnh hưởng bên ngoài và quá trình
hướng đến quyết định phát triển bền vững, cho phép tổ chức cơ bản, chất hạn chế
nội bộ, phương thức bền vững và hiệu suất. Đến năm 2013 có một công trình
nghiên cứu điển hình về phát triển bền vững doanh nghiệp vừa và nhỏ ở khu vực
Australia: Một khung phân tích, kết quả giải quyết mối quan hệ giữa phát triển bền
vững doanh nghiệp từ các yếu tố bên trong và bên ngoài (Parisa Salimzadeh, Jerry
Courvisanos and Raveendranath Ravi Nayak, 2013), được xem là một khung lý
thuyết cơ bản nhất mà tác giả đã nghiên cứu qua. Yếu tố bên trong doanh nghiệp (1.
Hiệu suất, 2. Nhân viên, 3. Chủ sở hữu/Người quản lý) và Yếu tố bên ngoài doanh
nghiệp (1. Chinh phủ, 2. Khách hàng, 3. Các bên liên quan). Khung lý thuyết này
chưa quan tâm đến trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp, sự phòng chống ô
nhiễm môi trường thuộc về yếu tố bên trong của doanh nghiệp, và khung lý thuyết
này cũng chưa quan tâm đến yếu tố xu hướng thị trường và công tác an sinh xã hội
của doanh nghiệp phải, đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải có trách
nhiệm đối với cộng đồng nơi doanh nghiệp đang hoạt động. Vì vậy, từ gợi ý kết quả
nghiên cứu đã giải quyết một số vấn đề còn hạn chế của khung lý thuyết và cải thiện
hoạt động của các doanh nghiệp hướng đến phát triển bền vững. Sự cần thiết một
khung lý thuyết phân tích các yếu tố tác động phát triển bền vững doanh nghiệp của
Parisa Salimzadeh, Jerry Courvisanos and Raveendranath Ravi Nayak (2013) và
phải được bổ sung vào mô hình lý thuyết phát triển bền vững và vận dụng mô hình
này kiểm định tại một địa phương cụ thể ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Đây
cũng là khoảng trống khung lý thuyết rất cần đầu tư nghiên cứu, đồng thời kết hợp
với phân tích thực trạng phát triển doanh nghiệp thủy sản tỉnh Bạc Liêu có những
yếu tố được rút ra mang tính đặc trưng doanh nghiệp thủy sản, và phù hợp với

4
khung lý thuyết của Parisa Salimzadeh, Jerry Courvisanos and Raveendranath Ravi
Nayak (2013).
Từ lý luận khoa học cũng như tính thực tiễn và khoảng trống khung lý thuyết
các yếu tố tác động mạnh nhất đến khả năng phát triển bền vững doanh nghiệp là
liên tục, lâu dài, không gây ra những hậu quả tác hại khó khôi phục ở những lĩnh
vực của xã hội. Từ đó nghiên cứu sinh xác định được khoảng trống trong nghiên
cứu mô hình lý thuyết nghiên cứu của Parisa Salimzadeh, Jerry Courvisanos and
Raveendranath Ravi Nayak (2013) và đưa ra định hướng nghiên cứu như: Các yếu
tố tác đông đến phát triển bền vững các doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu; chủ yếu từ
các yếu tố bên trong doanh nghiệp (1. Lực lượng lao động, 2. Người quản lý/chủ sở
hữu, 3. Trách nhiệm sản phẩm, 4. Phòng chống ô nhiễm môi trường) và yếu tố bên
ngoài doanh nghiệp (1. Khách hàng, 2. Xu hướng thị trường, 3. Thiếu nhu cầu các
bên liên quan, 4. Chính sách hỗ trợ nhà nước và 5. An sinh xã hội).
1.3 Tổng quan về tình hình phát triển doanh nghiệp thủy sản tỉnh Bạc Liêu
1.3.1 Tình hình phát triển doanh nghiệp thủy sản
Vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện có rất nhiều doanh nghiệp chuyên
ngành chế biến thủy sản xuất khẩu với tổng công suất khoảng 1 triệu tấn/năm, tập
trung ở Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cần Thơ và An Giang. Trong quá trình hội
nhập, những doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu luôn dẫn đầu, đặc biệt có
nhiều doanh nghiệp đã sớm hội nhập với thế giới, nâng cao kim ngạch xuất khẩu
hàng năm và trở thành doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản hàng đầu của nước ta. Theo
Tổng cục Thống kê, tính đến thời điểm 2013 cả nước có 2.536 doanh nghiệp thủy
sản và doanh nghiệp thủy sản chiếm đến 45,2%. Đáng chú ý là vùng đồng bằng
sông Cửu Long số lượng doanh nghiệp thủy sản chiếm tỷ trọng rất lớn nhưng đang
có xu hướng giảm rõ rệt chỉ còn 37% trong năm 2013 so với con số 50% vào năm
2006. Về nguồn vốn, năm 2013 các doanh nghiệp này có tổng vốn tài sản trên
92.100 tỷ đồng, tăng gấp hơn 2 lần năm 2006 và nợ phải trả là 32.300 tỷ đồng,
chiếm 35% tổng nguồn vốn hiện có.
Trong lĩnh vực doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu là ngành nghề chủ
lực của tỉnh Bạc Liêu, số lượng doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực thủy sản chiếm
16,6% so với tổng số doanh nghiệp của tỉnh năm 2013 là 1.318 doanh nghiệp đang

5
hoạt động. Chính vì vậy, những năm qua chính quyền tỉnh Bạc Liêu đặc biệt quan
tâm hỗ trợ đối với những hoạt động của ngành nghề thủy sản.
Tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu tính đến
năm 2013 là 1.318 doanh nghiệp, với tổng số vốn đăng ký là 10.776 tỷ đồng. Trong
số các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp thủy sản
có đến 457 doanh nghiệp. Chủ yếu tập trung vào các loại hình doanh nghiệp như:
Doanh nghiệp tư nhân là 154 doanh nghiệp, với mức vốn đăng ký kinh doanh là 195
tỷ đồng; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là 132 công ty, với mức vốn
đăng ký kinh doanh là 477 tỷ đồng; Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên là
122 công ty, với mức vốn đăng ký kinh doanh là 274 tỷ đồng; Công ty trách cổ
phần là 49 công ty, với mức vốn đăng ký kinh doanh là 3.199 tỷ đồng (như hình
1.1).
Bảng 1.1: Thực trạng phát triển doanh nghiệp tỉnh Bạc Liêu
Loại hình doanh
nghiệp

DNTN

Tổng số doanh
nghiệp
Số
Vốn
lượng
ĐKKD (tỷ)
DN
741
1.381

Doanh nghiệp thủy
sản
Số
Vốn
lượng
ĐKKD
DN
(tỷ)
154
195

Tỷ trọng
DN %

Vốn %

20,8%

14,1%

Cty TNHH 1 TV

252

1.972

132

477

29,4%

24,2%

Cty TNHH 2 TV

209

2.094

122

274

58,4%

13,1%

Công ty cổ phần

116

5.329

49

3.199

42,2%

60,0%

1.318

10.776

457

4.145

34,7%

38,5%

Tổng cộng

Nguồn: Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư
1.3.2 Tình hình đóng góp của doanh nghiệp thủy sản vào phát triển kinh tế xã
hội tỉnh Bạc Liêu
1.3.2.1 Sản lượng xuất khẩu thủy sản của doanh nghiệp
Theo Tổng cục Thủy sản, năm 2013 được đánh dấu là năm phục hồi đối với
nghề sản xuất tôm nước lợ, với các thắng lợi như được mùa, được giá và kiểm soát
tốt dịch bệnh, đặc biệt là đối với sản phẩm tôm thẻ chân trắng. Tính tính từ năm
2013, diện tích nuôi tôm của cả nước đạt 652.612 ha, bằng 99,2% cùng kỳ năm
2012; trong đó, diện tích nuôi tôm sú là 588.894 ha, tôm thẻ chân trắng 63.719 ha.

nguon tai.lieu . vn