Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM ----------------------------------- PHẠM THỊ HUỆ M¤ H×NH C¢U HáI D¹Y HäC §äC HIÓU V¡N B¶N NGHÞ LUËN TRONG CH¦¥NG TR×NH NG÷ V¡N TRUNG HäC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM ----------------------------------- PHẠM THỊ HUỆ M¤ H×NH C¢U HáI D¹Y HäC §äC HIÓU V¡N B¶N NGHÞ LUËN TRONG CH¦¥NG TR×NH NG÷ V¡N TRUNG HäC Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Văn - Tiếng Việt Mã số : 62 14 01 11 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TSKH Bùi Mạnh Nhị 2. TS Nguyễn Thị Hồng Vân HÀ NỘI - 2014 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Đổi mới giáo dục là một yêu cầu tất yếu đang đặt ra đối với tất cả các ngành học, cấp học của hệ thống giáo dục trong những thập kỉ đầu thế kỉ XXI. Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu rõ định hướng đổi mới giáo dục là “chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu chú trọng trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”, “học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với gia đình và giáo dục xã hội”, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong giai đoạn phát triển mới của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước. Để thực hiện tư tưởng đó, cần “tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực”, nội dung hình thức kiểm tra thi và đánh giá kết quả giáo dục phải chú trọng đánh giá việc hiểu, vận dụng kiến thức kĩ năng vào giải quyết các vấn đề trong học tập và thực tiễn…. Những định hướng trên đặt ra cho các nhà quản lí, chỉ đạo giáo dục và đội ngũ GV một yêu cầu và nhiệm vụ quan trọng là cần có những chuyển biến về nhận thức và hành động trong quá trình quản lí và dạy học ngay từ bây giờ để chuẩn bị những điều kiện tốt nhất cho công cuộc đổi mới giáo dục, đặc biệt hướng tới việc triển khai Đề án đổi mới chương trình và SGK giáo dục phổ thông sau 2015. Một trong những yêu cầu đổi mới trong dạy học là cần chú trọng phát huy cao nhất tính tích cực, chủ động của HS trong học tập, để HS có thể trở thành chủ thể trong việc tiếp nhận tri thức và có năng lực vận dụng các kiến thức, kĩ năng tiếp nhận được trong học tập vào thực tiễn đời sống. 2 1.2. Trong cuộc sống, mỗi con người luôn là một cá thể trong mối quan hệ với cộng đồng xã hội cũng như với rất nhiều sự vật, hiện tượng xung quanh. Để khám phá và thích ứng với môi trường, hoàn cảnh, con người luôn có nhu cầu giao tiếp và đối thoại: đối thoại với thế giới tự nhiên, đối thoại với người khác và đối thoại với chính mình. Trong đối thoại, CH thường được đặt ra như một phương tiện khám phá, một động lực của sự phát triển tư duy cũng như nhận thức về đời sống. Dân gian có câu: “Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”; “Muốn lành nghề chớ nề học hỏi”... CH do đó cũng là một công cụ cơ bản, quan trọng trong dạy học. Nhữ Bá Sĩ, một thầy giáo danh tiếng thời Nguyễn đã khuyên cả người dạy và người học cần phát huy tính tích cực bằng cách nêu CH, không thích thú cứ phải đọc, không nghi ngờ cứ phải hỏi, bọn học trò nhỏ các anh đừng bỏ qua công phu thì giờ để học, để hỏi. Đặt được CH là nêu ra được vấn đề, kích thích tư duy phải suy nghĩ, tìm tòi, phát hiện và giải quyết vấn đề. Với HS, nêu ra được CH thể hiện một năng lực tự định hướng trong học tập, do đó CH được coi như một công cụ học tập tích cực, một mục tiêu cần hướng tới của chương trình giáo dục phát triển năng lực. Để đạt được điều này, yêu cầu đặt ra là không chỉ biết đặt câu hỏi mà câu hỏi cần đặt đúng, trúng, tiếp cận được bản chất của vấn đề. 1.3. Việc xây dựng CH như thế nào trong quá trình tổ chức dạy học các môn học, trong đó có môn Ngữ văn cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Trong SGK Ngữ văn, CH được sử dụng khá nhiều khi hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung các bài học. Khi xây dựng giáo án và dạy học trên lớp, hệ thống CH thường được sử dụng như một điểm tựa để giáo viên tổ chức tiến trình dạy học. Với HS, CH sẽ giúp HS nhận biết vấn đề, kích thích suy nghĩ để tìm ra hướng giải quyết. Do vậy, một yêu cầu đặt ra trong dạy học nói chung và dạy học Ngữ văn nói riêng là người GV cần biết nhận ra đâu là những CH quan trọng, cốt lõi trong SGK và vận dụng được để có những CH đúng, trúng, giúp HS khám phá đúng bản chất của vấn đề. Ở phân môn văn học, một trong 3 những yêu cầu là cần hướng dẫn HS tiếp nhận được các VB theo đặc trưng thể loại, do vậy, cần có những CH chứa đựng những thông tin cốt lõi liên quan đến nội dung bài học, hướng đến những yếu tố trọng tâm trong mỗi dạng bài, mỗi thể loại mà bắt buộc phải đề cập tới trong dạy học đọc hiểu VB. Tuy vậy, để nhận ra đâu là những CH nòng cốt trong từng kiểu loại VB, để tổ chức và triển khai hệ thống CH trong quá trình dạy học không phải là dễ dàng. Mặc dù từ giáo trình dành cho sinh viên các trường sư phạm đến các tài liệu hướng dẫn giảng dạy đều đã bàn về vấn đề này, nhưng trên thực tế, GV vẫn còn nhiều băn khoăn, lúng túng khi thiết kế và sử dụng hệ thống CH dạy học. 1.4. Với thể loại VBNL, có một thực tế là trong quá trình dạy học phần lớn GV và HS chỉ chú ý đến nội dung, tập trung khai thác tư tưởng yêu nước, căm thù giặc, tinh thần quyết chiến, quyết thắng, niềm tự hào dân tộc,...Việc khai thác những nội dung tư tưởng sâu sắc trong các tác phẩm ấy là hoàn toàn đúng, nhưng nếu chỉ có thế thì chưa đủ, cần thấy đấy còn là những áng văn nghị luận mẫu mực, tức là cần phân tích, bình giá vẻ đẹp nghệ thuật của những áng văn đó. Bên cạnh đó cùng với các thể loại văn học khác, văn nghị luận phải được dạy với yêu cầu mới, yêu cầu đọc hiểu. Tuy nhiên các bài học về đọc hiểu VBNL trong SGK nhìn chung chưa có được một mô hình CH nhất quán nhằm hướng dẫn HS tìm hiểu bài, trong khi rất cần một số CH cốt yếu để định hướng cho người dạy cũng như người học biết tìm ra cái hay cái đẹp của văn nghị luận theo đặc trưng của thể loại này. Các CH đó phải được lặp đi lặp lại trong nhiều bài học mới giúp hình thành ở HS kĩ năng đọc hiểu, nâng cao năng lực đọc văn. 1.5. Qua thực tế giảng dạy ở cơ sở chúng tôi nhận thấy giờ học Ngữ văn sẽ thành công hơn khi người GV làm chủ và tổ chức nội dung bài học qua hệ thống CH khoa học, hợp lí, HS chỉ thực sự phát huy tư duy khi tham gia nêu CH, tìm hiểu hoặc phản biện trả lời được các CH của GV thông qua các hoạt động học tập. Nhưng làm thế nào để xây dựng được hệ thống CH tốt, ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn