Xem mẫu

1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục đại học (GDĐH) là bậc học và trình độ đào tạo cao nhất trong hệ thống giáo dục quốc gia. Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và sự phát triển của nền kinh tế tri thức hiện nay, GDĐH đang chịu những tác động mạnh mẽ của các xu thế mới và cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Việc đổi mới GDĐH là một yêu cầu tất yếu “nhằm đảm bảo tính độc lập về trí tuệ, sáng tạo và nâng cao tri thức, nhằm giáo dục và đào tạo những công dân có trách nhiệm và sáng suốt và những chuyên gia có chất lượng mà nếu không có họ thì không một dân tộc nào có thể đạt được những tiến bộ về kinh tế, xã hội, văn hóa hoặc chính trị” [70]. Tuyên ngôn của “Hội nghị thế giới về GDĐH thế kỷ 21 - Tầm nhìn và Hành động” (Paris, 10/1998) nhấn mạnh: “Vì xã hội ngày càng dựa vào tri thức, GDĐH và nghiên cứu hiện nay hoạt động như là các thành phần quan trọng của sự phát triển bền vững văn hóa, kinh tế -xã hội và môi trường đối với mọi người, mọi cộng đồng và mọi dân tộc” [70]. Do đó, sự phát triển của GDĐH phải trở thành một trong các ưu tiên cao nhất của quốc gia. Đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL), lãnh đạo trường đại học nói chung, hiệu trưởng trường đại học nói riêng chính là những người cầm lái, những người ở vị trí tiên phong dẫn dắt sự nghiệp thay đổi và thực hiện sứ mạng này của các trường đại học. Hiệu trưởng trường đại học là những nhân vật chủ chốt, nắm giữ trọng trách lãnh đạo về chuyên môn, học thuật, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và các lĩnh vực hoạt động toàn diện của nhà trường, là người ra các quyết định quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển sống còn của nhà trường đại học, đặc biệt là khi cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm xã hội và trao quyền đã được nhận thức và hiện hữu trong thực tế và khi đổi mới GDĐH đã trở thành trào lưu quốc tế. Ở Việt Nam, công cuộc đổi mới đất nước và đổi mới giáo dục trong những năm qua đã thu được nhiều thành tựu quan trọng. Nghị quyết về đổi mới cơ bản và toàn diện GDDH Việt Nam giai đoạn 2006-2020 đã nhận định: “GDĐH đã phát triển rõ rệt về quy mô, đa dạng hóa về loại hình và các hình thức đào tạo, bước đầu điều chỉnh cơ cấu hệ thống, cải tiến chương trình, quy trình đào tạo đào tạo và huy động được nhiều nguồn lực xã hội. Chất lượng GDĐH ở một số ngành, lĩnh vực, cơ sở GDĐH có những chuyển biến tích cực, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội,... Tuy nhiên, những thành tựu nói trên của GDĐH chưa vững chắc, chưa mang tính hệ thống cơ 2 bản, chưa đáp ứng được những đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhu cầu học tập của nhân dân và yêu cầu hội nhập quốc tế trong giai đoạn mới. Những bất cập, yếu kém về cơ chế quản lý, cơ cấu hệ thống, cơ cấu ngành nghề, mạng lưới cơ sở GDĐH, quy trình đào tạo, phương pháp dạy và học, đội ngũ giảng viên và CBQL giáo dục,... và một số hoạt động khác cần sớm được khắc phục” [16]. Gần đây nhất, Nghị quyết số 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã khẳng định “phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo” là một nhiệm vụ và giải pháp căn bản của công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay [17]. Thực tiễn và đường lối đó đã thúc đẩy và tác động mạnh mẽ đến yêu cầu phát triển đội ngũ hiệu trưởng mỗi cơ sở GDĐH, đặt ra nhiệm vụ cấp thiết cho các cơ sở GDĐH và các cấp lãnh đạo phải có chiến lược hành động phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường đại học trong bối cảnh mới. Chỉ tính riêng trên địa bàn thành phố Hà Nội, hiện có gần 165 trường đại học, cao đẳng với gần 21.000 CBQL, giảng viên (trong đó có 7.600 thạc sỹ, 2.700 tiến sỹ và tiến sỹ khoa học, hơn 1.200 giáo sư và phó giáo sư) đang làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và giảng dạy cho gần 50 vạn sinh viên, học viên các hệ, các trình độ đào tạo đại học. Đội ngũ hiệu trưởng các trường đại học trên thực tế đã có sự đáp ứng cơ bản về số lượng, tuy nhiên, sự phù hợp về cơ cấu, nhất là sự tăng trưởng về trình độ, năng lực quản lý, lãnh đạo đáp ứng đòi hỏi mới của sự nghiệp đổi mới cơ bản và toàn diện GDĐH trong điều kiện mới còn bộc lộ nhiều bất cập. Hàng năm, các cơ quan quản lý cấp trên và trường đại học đã có tiến hành đánh giá đội ngũ hiệu trưởng, nhưng mới xét ở một số tiêu chí chung nhất, thiếu toàn diện và có phạm vi còn hạn chế; các hướng dẫn đánh giá của các cấp quản lý mới nêu các yêu cầu và tiêu chuẩn chung, chưa có những yêu cầu và tiêu chuẩn cụ thể cho hiệu trưởng từng loại hình trường đại học, chưa có tiêu chí về khung năng lực hiệu trưởng trường đại học. Mặt khác, vấn đề phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường đại học của các cơ quan chủ thể quản lý nhà nước về GDĐH cũng chưa thực sự được coi là một chiến lược then chốt trong phát triển đội ngũ với tầm nhìn dài hạn, với hệ thống giải pháp phát triển mang tính khoa học được đúc kết trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn đang thay đổi của GDĐH Việt Nam. Trước yêu cầu đổi mới và phát triển GDĐH trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trước sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế tri thức và 3 hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và những tác động ngày càng tăng của mặt trái cơ chế thị trường, cần có một công trình nghiên cứu chuyên sâu về phát triển đội ngũ hiệu trưởng các trường đại học có cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất hệ giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng các trường đại học. Do đó, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận năng lực” để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lý luận và thực tiễn, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường đại học theo tiếp cận năng lực, góp phần ngày càng nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học Việt Nam hiện nay. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường đại học. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Giải pháp phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận năng lực. 4. Giả thuyết khoa học Đội ngũ hiệu trưởng trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có sự phát triển đảm bảo về số lượng và góp phần quan trọng đối với sự phát triển của nền GDĐH nói chung. Tuy nhiên, đội ngũ này còn bộc lộ nhiều bất cập nhất là về chất lượng trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục, cùng với tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của trường đại học ngày càng cao. Nghiên cứu đề xuất và áp dụng các giải pháp phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường đại học theo tiếp cận năng lực trên cơ sở định hướng khung năng lực với tiêu chuẩn, tiêu chí theo vị trí chức danh nghề nghiệp, đồng thời, thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển đội ngũ, chú trọng đến các giải pháp như: quy hoạch, đào tạo, tuyển dụng, sử dụng hiệu quả,... sẽ giúp nâng cao năng lực quản lý, lãnh đạo của hiệu trưởng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các trường đại học trong công cuộc đổi mới GDĐH hiện nay. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường đại học theo tiếp cận năng lực. 4 5.2. Nghiên cứu đánh giá thực trạng đội ngũ và thực trạng phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận năng lực. 5.3. Đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận năng lực. Đồng thời, tiến hành thử nghiệm một số giải pháp đề xuất nhằm khẳng định tính cần thiết và khả thi của các giải pháp đã đề xuất. 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Nội dung nghiên cứu Đề tài luận án tập trung nghiên cứu các giải pháp phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường đại học theo tiếp cận năng lực, là người đứng đầu quản lý và lãnh đạo trường đại học. 6.2. Địa bàn và khách thể khảo sát - Nghiên cứu khảo sát, thử nghiệm của đề tài luận án được thực hiện tại ba nhóm gồm 14 trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội: (i) Nhóm 1: Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên (5214): 03 trường; (ii) Nhóm 2: Nhân văn (5222) và Khoa học xã hội và hành vi (5231): 06 trường; (iii) Nhóm 3: Công nghệ kỹ thuật (5251): 05 trường. - Tổng số khách thể khảo sát: 331, bao gồm: Ban giám hiệu (Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng): 42 ; Trưởng/ Phó phòng ban: 48; Trưởng/ Phó khoa: 32; Trưởng/ Phó bộ môn: 22; Giảng viên: 159; Chuyên viên: 28. 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận Đề tài luận án được thực hiện dựa trên phương pháp luận sau: - Phép duy vậy biện chứng và duy vật lịch sử của triết học Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ: Sự phát triển của các trường đại học, đội ngũ hiệu trưởng trường đại học tuân theo các quy luật riêng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng giai đoạn lịch sử nhất định; cán bộ được coi là gốc của mọi thành công. - Tiếp cận hệ thống: Mặc dù có các đặc thù trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo song các trường đại học, hiệu trưởng các trường đại học thuộc hệ thống giáo dục đại học nên có những đặc điểm phát triển chung và được quy định bởi chính hệ thống này. - Tiếp cận năng lực: Hiệu trưởng trường đại học được coi là một nghề với những yêu cầu về phẩm chất, năng lực nhất định. Phát triển đội ngũ hiệu 5 trưởng theo quan điểm năng lực là xu thế tất yếu đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục nước ta giai đoạn hiện nay. - Tiếp cận quản lý nguồn nhân lực: Mục tiêu cuối cùng của phát triển nguồn nhân lực không dừng ở chỗ để có nguồn nhân lực đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu, mà quan trọng hơn là có chất lượng cao, sử dụng nguồn nhân lực đó như thế nào để đem lại hiệu quả cao cho sự phát triển bền vững của tổ chức, quốc gia. Đồng thời, cần xem xét, đánh giá từ khâu lập kế hoạch/quy hoạch phát triển đội ngũ; bố trí, sử dụng đến đào tạo, bồi dưỡng; đánh giá, sàng lọc, chính sách đãi ngộ và tạo môi trường thuận lợi cho đội ngũ này trong mối quan hệ biện chứng với nhau, trong điều kiện đổi mới hiện nay. 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa tài liệu, bao gồm: các tác phẩm nghiên cứu lý luận, tác phẩm kinh điển, văn kiện của Đảng và Nhà nước, các chuyên khảo khoa học, công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài để xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. 7.2.1. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra (bằng phiếu hỏi): Thiết kế và sử dụng các mẫu phiếu điều tra để tìm hiểu nhận thức, quan điểm, nhận xét, đánh giá của các đối tượng được hỏi ý kiến về thực trạng vấn đề nghiên cứu, làm cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp. - Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn một số nhà quản lý/ lãnh đạo GDĐH cấp hệ thống, một số hiệu trưởng/ phó hiệu trưởng trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội để thu thập các thông tin cần thiết, đồng thời bổ sung, làm rõ thêm các thông tin, số liệu thu được của Phiếu điều tra nghiên cứu thực trạng. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết kinh nghiệm xây dựng và phát triển đội ngũ hiệu trưởng của các cơ quan chủ thể quản lý nhà nước về GDDH, của các trường đại học đã được đúc kết trong những năm qua, thông qua nghiên cứu các báo cáo tổng kết, các số liệu thống kê, các dữ liệu lưu trữ, các điển hình trong thực tiễn GDĐH,… - Phương pháp chuyên gia: Lấy ý kiến các chuyên gia (các nhà quản lý, các học giả, các nhà chuyên môn,… để trưng cầu ý kiến, đánh giá về các giải pháp đề xuất. ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn