Xem mẫu

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HOÀNG THU TRANG

¶NH H¦ëNG CñA §¹O §øC NHO GI¸O §èI VíI
§êI SèNG TINH THÇN CñA NG¦êI VIÖT NAM HIÖN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2017

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HOÀNG THU TRANG

¶NH H¦ëNG CñA §¹O §øC NHO GI¸O §èI VíI
§êI SèNG TINH THÇN CñA NG¦êI VIÖT NAM HIÖN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
Mã số: 62 22 03 02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. NGUYỄN THẾ KIỆT
2. TS. PHAN MẠNH TOÀN

HÀ NỘI - 2017

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo
đúng quy định.
Tác giả

Hoàng Thu Trang

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

5

1.1. Những công trình nghiên cứu về Nho giáo, đạo đức Nho giáo Trung Quốc
và Nho giáo, đạo đức Nho giáo ở Việt Nam
1.2. Những công trình nghiên cứu về đời sống tinh thần và ảnh hưởng của đạo
đức Nho giáo đối với đời sống tinh thần của người Việt Nam hiện nay
1.3. Những công trình nghiên cứu về phương hướng và những giải pháp nhằm
phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức
Nho giáo đối với đời sống tinh thần của người Việt Nam hiện nay
1.4. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học liên quan đến
đề tài và những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết
Chương 2: ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO TRUNG QUỐC VÀ ĐẠO ĐỨC NHO
GIÁO Ở VIỆT NAM

2.1. Nội dung cơ bản của đạo đức Nho giáo Trung Quốc
2.2. Đạo đức Nho giáo ở Việt Nam
Chương 3: ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG
TINH THẦN CỦA NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ
NGUYÊN NHÂN

3.1. Đời sống tinh thần và phương thức ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối
với đời sống tinh thần ở Việt Nam hiện nay
3.2. Ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đến một số lĩnh vực trong đời sống tinh
thần của người Việt Nam hiện nay
3.3. Nguyên nhân dẫn đến ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với một số
lĩnh vực trong đời sống tinh thần của người Việt Nam hiện nay
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT
HUY ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC, HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA
ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO TRONG VIỆC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG TINH THẦN
CỦA NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY

4.1. Phương hướng phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực
của đạo đức Nho giáo trong việc xây dựng đời sống tinh thần của người
Việt Nam hiện nay
4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh
hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo trong việc xây dựng đời sống tinh
thần của người Việt Nam hiện nay
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG
BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

5
10

18
21
24
24
42

67
67
81
113

121

121

128
149
151
152

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nho giáo là một trong những trào lưu triết học Trung Hoa cổ đại do Khổng
Tử (551 - 479TCN) sáng lập. Nhìn chung, Nho giáo là cả một hệ thống quan niệm
về thế giới, xã hội và con người. Tuy nhiên, nội dung chủ yếu của Nho giáo là nói
về đạo đức, nhấn mạnh vào đạo đức, cường điệu tác động của đạo đức trong xã hội
và lịch sử, đây có thể coi là một đặc tính cơ bản của Nho giáo.
Nho giáo được du nhập vào nước ta từ những năm cuối trước công nguyên
chủ yếu theo “gót giày” quân xâm lược phương Bắc. Là một học thuyết chính trị,
đạo đức, xã hội lấy con người làm trọng tâm, Nho giáo đã đáp ứng yêu cầu xây
dựng nhà nước phong kiến Việt Nam qua nhiều thế kỷ (từ giữa thế kỷ XV về sau).
Với vị trí, vai trò là hệ tư tưởng, là công cụ cai trị của các triều đại phong kiến Việt
Nam, Nho giáo, đạo đức Nho giáo đã len lỏi, tác động trên tất cả các lĩnh vực từ
kinh tế, chính trị cho đến đời sống tinh thần của người Việt Nam.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã làm cho Nho giáo ở Việt Nam mất đi tư
cách là học thuyết thống trị xã hội, đạo đức Nho giáo không còn giữ vai trò nền tảng
chi phối toàn bộ đời sống tinh thần cùng với sự sụp đổ của chế độ phong kiến Việt
Nam. Từ đó, có những nơi, những lúc người ta đã phủ nhận sạch trơn vai trò của
Nho giáo, đạo đức Nho giáo đối với dân tộc ta và muốn nhanh chóng xóa bỏ nó
hoàn toàn bởi những hệ quả tiêu cực mà nó mang lại trong xã hội cũ như đầu óc gia
trưởng, tư tưởng trọng nam khinh nữ, bệnh gia đình chủ nghĩa… Tuy nhiên, trong
xã hội Việt Nam hiện đại, những dư âm của Nho giáo, đạo đức Nho giáo vẫn hiện
hữu trong các quan hệ xã hội, trong ứng xử giữa người với người, trong phong tục,
tập quán, trong nghi thức thờ cúng, trong những tín ngưỡng cổ truyền và vô vàn
những lát cắt khác nhau của đời sống. Đạo đức Nho giáo vẫn có những ảnh hưởng
nhất định trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam hiện nay theo cả hai
hướng tích cực và tiêu cực cho dù người ta có muốn hay không.
Vấn đề nảy sinh ở chỗ, đúng là những hạn chế, tiêu cực trong đạo đức Nho
giáo cần phải được loại bỏ để nó không cản trở sự phát triển của xã hội mới nhưng
những ảnh hưởng tích cực của nó thì cần được lưu giữ và phát huy. Vai trò của đạo

nguon tai.lieu . vn