Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ
NGUYỄN BÍNH
LUẬN ÁN
THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Mã số: 5.04.33

 Ngƣời hƣớng dẫn: PGS – TS PHÙNG QUÝ NHÂM
 Ngƣời thực hiện: PHẠM THỊ THANH PHƢỢNG

Thành phố Hồ Chí Minh - 2000

LỜI CẢM TẠ
Luận án "Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính" đã đƣợc hoàn thành. Nhân dịp này,
tôi xin dƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với công lao dạy dỗ và giúp đỡ của các quý thầy,
quý cô Trƣờng Đại học Sƣ phạm, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia thành phố
Hồ Chí Minh, đặc biệt là thầy Phùng Quý Nhâm đã trực tiếp hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình và
chu đáo cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Cũng nhân dịp này tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của Ban Giám hiệu và tập thế giáo viên
Trƣờng Trung học Sƣ phạm Bạc Liêu đã quan tâm tạo điều kiện cho tôi hoàn thành nhiệm vụ
trong thời gian học tập.
Xin chân thành cám ơn.
Thành phố Hồ Chí Minh 5 - 2000.
Người thực hiện

Phạm Thị Thanh Phượng

MỤC LỤC
DẪN LUẬN ................................................................................................................... 1
1/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................... 1
2/ LỊCH SỬ VẤN ĐỀ ................................................................................................ 2
3/ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN............................................................................... 9
4/ GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU................................................................ 10
5/ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 10
6/ CẤU TRÚC LUẬN ÁN ...................................................................................... 11
NỘI DUNG .................................................................................................................. 14
CHƢƠNG I: CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH ..................... 14
I- Cái tôi hoài niệm .............................................................................................. 14
1.1/ Ý thức sâu sắc về sự đổi thay của nông thôn trƣớc vấn đề đô thị hóa: ..... 14
1.2/ Những hoài niệm về quê hƣơng và khát vọng giữ gìn bản sắc chân quê . 24
2/ Cái tôi tự ý thức về thân phận của kẻ tha hƣơng ............................................. 37
3/ Cái tôi yêu thƣơng và chia xẻ .......................................................................... 48
3.1/ Đối với ngƣời thân .................................................................................... 48
3.2/ Đối với cộng đồng .................................................................................... 56
4/ Cái tôi yêu thƣơng và lỡ làng trong tình yêu ................................................... 67
CHƢƠNG II: PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN CÁI TÔI TRỮ TÌNH ..................... 84
1/ Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời ................................................................ 84
2/ Không gian và thời gian nghệ thuật ................................................................. 90
2.1/ Không gian nghệ thuật .............................................................................. 91
2.2/ Thời gian nghệ thuật ................................................................................. 97
3/ Giọng điệu nghệ thuật .................................................................................... 100
4/ Thể thơ và các phƣơng tiện nghệ thuật .......................................................... 109
4.1/ Thể thơ .................................................................................................... 109
4.2/ Ngôn ngữ ................................................................................................ 113
4.3/ Hình ảnh .................................................................................................. 121
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 124
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 128

Luận văn thạc sĩ Khoa học ngữ văn

Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính

DẪN LUẬN
1/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nguyễn Bính bƣớc vào trong thơ mới bằng cái tôi chân quê mộc mạc, bình dị, mang
nỗi niềm của một con ngƣời hiện đại để góp phần tạo nên hƣơng sắc cho phong trào thơ lãng
mạn Việt Nam 1930 - 1945. Nhƣng lại đứng riêng một góc trời đằm thắm, em dịu... Cái tôi
đƣợc biểu hiện trong những vần thơ mƣợt mà đằm thắm mang hƣơng vị ca dao, dân ca ấy có
một sức hấp dẫn kỳ lạ, đã làm rung cảm bao trái tim yêu của độc giả trên mọi miền đất nƣớc,
những lời thơ của ông cứ ngân nga mãi trong lòng bao thế hệ độc giả Việt Nam.
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu ở góc độ này hay góc độ khác, phƣơng diện này
hay phƣơng diện khác đánh giá về các thành tựu và các giá trị khác nhau của thơ Nguyễn
Bính trong phong trào thƣ mới nói riêng và trong văn đàn Việt Nam nói chung. Tuy nhiên sự
thu hút và hấp dẫn của thơ ông là một ấn tƣợng thôi thúc ngƣời viết muốn tự mình đi vào tìm
hiểu và khám phá sâu hơn nữa tiếng nói của những lời tâm tình, những cảm xúc dịu dàng và
sâu nặng tha thiết trong thƣ ông để rồi qua đó cũng xin đóng góp một phần nhỏ vào việc
khẳng định giá trị và vị trí thơ của Nguyễn Bính.
Để thực hiện đƣợc nhiệm vụ trên luận án có mục tiêu nghiên cứu nhƣ sau:
- Tìm hiểu những đặc điểm cơ bản về cái tôi và cái tôi trữ tình, mối quan hệ giữa cái
tôi trữ tình và thơ trữ tình.
- Xác định và phân tích các đặc điểm về cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính trên cơ
sở liên hệ so sánh với một số nhà thơ khác trong phong trào thơ mới.

1

nguon tai.lieu . vn