Xem mẫu

  1. Long Hổ Nhất Khí Công 1 www.vietkiem.com Long Hổ Nhất Khí Công Long Hổ Nhất Khí Công là tên gọi có từ thời Hậu Hán do Thần Y Hoa Đà đặt. Trước đó nhiều thế kỷ, môn võ được truyền bá với cái tên Diên Niên Ích Thọ Công. Mấy thế kỷ sau nữa, Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn say mê luyện tập môn võ và đổi lại là Tháp Thượng Công Theo truyền kể, môn võ công này có từ thời thượng cổ với tính cách là thuật kiên thân và do ông Bành Tổ truyền lại. Lúc đó, môn võ có tên là Diên Niên Ích Thọ Công. Tới thời Tam Quốc, Thần Y Hoa Đà luyện tập môn võ cải tiến một chút và đặt tên mới là là Long Hổ Nhất Khí Công. Về sau, Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn cũng luyện thuần thục môn võ và đổi tên thêm một lần nữa là Tháp Thượng Công. Vậy, Diên Niên Ích Thọ Công, Long Hổ Nhất Khí Công và Tháp Thượng Công chỉ là các tên gọi khác nhau của một môn công mà thôi. Luyện Long Hổ Nhất Khí Công rất đơn giản, không cần tới các thiết bị, không đòi hỏi khó khăn về thời gian, không gian. Người luyện tập chỉ cần kiên trì chuyên cần một thời gian là nhìn thấy mức thành công. Mỗi ngày vào lúc sáng sớm và lúc chiều tối, luyện tập đều đặn ngay trong phòng hay ngay trên giường cũng được. Tất cả chỉ gồm 6 động tác, trong luyện tập được chia làm hai tiết là: Trắc Long Công và Phục Hổ Công. Tiết 1: Trắc Long Công 1- Trước hết chống hữu chưởng hoặc quyền xuống đất, tay trái chắp co, điểm 10 ngón chân xuống đất, giữ thân hình thật thẳng nâng lên theo chiều nghiêng. Trọng lượng toàn thân dồn 7 phần vào tay phải 3 phần vào các ngón chân. Đem hết trọc khí ở ngực bụng thở ra rồi hít mới vào, trầm xuống đan điền, đoạn vận khí đi toàn thân. Miệng ngậm, mắt mở to, thay đổi luyện bên phải rồi bên trái. 2- Tư thế và cách tập giống như trên, chỉ khác là dùng ba ngón tay phải ( ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa ) chống xuống đất. Có thể điểm cả 10 ngón chân hoặc chỉ điểm 5 ngón bằng cách giơ chân trái lên. Lần lượt luyện bên phải rồi bên trái.
  2. Long Hổ Nhất Khí Công 2 www.vietkiem.com 3- Tư thế và cách hành công vận khí đều như trên. Tay phải nắm quyền riêng ngón trỏ duỗi thẳng, điểm xuống đất. 5 ngón chân phải điểm xuống đất. Thế này có tên là Độc Chỉ Kình Thiên. Luân phiên đổi phải trái và vận động nên nhanh chóng. Nếu duy trì được lâu là đã thành công được rất lớn. Tiết 2: Phục Hổ Công Công phu này biến hoá từ Trắc Long Công, hiệu quả rất rõ rệt đối với sư gia cường cổ tay và khoáng trương hai lá phổi. Với tư thế chống hai tay xuống đất, việc luyện có vẻ tiện lợi hơn, song không phải dễ vì ở Phục Hổ Công, trọng lượng dồn cả ở tứ chi và hai cánh tay di động. 1- Biến từ thức thứ nhất của Trắc Long Công, điểm hai tay ( quyền hoặc chưởng ) xuống đất, giữ cánh thật thẳng. Hai chân duỗi thẳng, điểm 10 ngón chân xuống đất, trọng lượng cơ thể đưa về phía trước, dồn tám phần trên tay, 2 phần trên đầu bàn chân. Kình lực toàn thân dồn ra tứ chi, vận khí khắp mình, hô hấp quân bình cho huyết dịch lưu thông. Đó là cao thức. Kế tiếp hai cánh tay khuỳnh ra hạ thấp thân người xuống, đưa người về phía trước rồi đưa lùi ra sau, dồn trọng lượng toàn thân vào hai tay, hai chân kiễng lên, ngực-bụng-đầu gối hạ thấp xuống còn cách mặt đất khoảng 2 đến 3 thốn. 2- Biến từ thức thứ hai của Trắc Long Công, dùng cả hai tay, mỗi tay 3 ngón. Hai chân thẳng, khít khao, 10 ngón chân điểm đất. Trọng lượng dồn 7 phần lên hai tay, 3 phần ở đầu bàn chân. Vươn về trước, nâng cao hay hạ thấp cùng tư thế như thức trên. 3- Biến từ thức thứ 3 của Trắc Long Công, dùng cả hai tay, mỗi tay một ngón trỏ, chân giữ nguyên tư thế như thức 2. Trọng lượng phân bổ và cách tập cũng không thay đổi. Thời gian khi tập không kỳ nhiều ít nhưng càng dài càng tốt.
nguon tai.lieu . vn