Xem mẫu

  1. Lỗi thường gặp trong viết kịch bản Những người mới bắt đầu viết kịch bản sẽ thường gặp phải những lỗi này, tôi sẽ liệt kê vài điểm để những bạn mới có thể tham khảo và rút kinh nghiệm. Tôi cũng đã từng mắc những lỗi như thế này nên các bạn cứ thoải mái bày tỏ ý kiến của mình để cùng nhau học tập Những sai lầm trong sáng tác kịch bản Có người nói kịch bản là hình thức của tiểu thuyết, không phải là không được, nhưng nên nhớ đây là văn học kịch bản. Ví dụ thế này, tại tiểu thuyết Bạn có thể viết vài trang miêu tả thân thế, bối cảnh, gia đình, hoặc nói về diễn biến tâm lý quá trình đấu tranh nhưng mấy thứ này không thể nào biểu hiện lên trên màn ảnh được. Ở kịch bản phim chỉ viết được những gì mà khan giả có thể cảm thụ được thông qua màn hình mà thôi. 2. Đừng chỉ đạo đạo diễn hay diễn viên Trong kịch bản đừng có viết máy quay góc bao nhiêu khoảng cách thế nào,tiêu cự bao nhiêu…Đừng bao giờ dậy đạo diễn hay quay phim vì đây không phải việc của bạn. Trong kịch bản đừng quan tâm tới camera. Trong kịch bản nếu thực sự muốn ý tưởng đúng góc quay nên sử dụng một vài thuật ngữ chuyên dụng vd: angle on, another angel, wilder angle, pov ….
  2. Về hình thức viết các bạn có thể tham khảo thêm ở các bài đọc khác ở đây chúng ta chuyên sâu vào một số vấn đề khác. Kịch bản sáng tác nhập môn. - Đơn giản mà nói, để viết được kịch bản phim người viết cần có định hướng : quan hệ nhân vật, cao trào tình tiết, chủ đề tư tưởng…. Ở Mỹ các nhà làm phim Hollywood có một quy tắc cho các nhà biên kịch : Mở đầu >> Bày đặt mâu thuẫn>>Giaỉ quyết mâu thuẫn >>Kết cục. Ở Trung Quốc cũng có quy tắc là : Khởi, Thừa, Chuyển, Hợp • Phần một : Thái độ, chủ đề Thái độ Viết kịch bản phim trọng yếu là thái độ, thái độ khác nhau sẽ sản sinh ra hiệu quả khác nhau. Ví dụ thế này giả sử viêt về gái mại dâm nếu tác giả ở đây là một người tục tĩu viết trên phương diện tình dục khai thác, tự nhiên kịch bản của anh ta chủ đề sẽ là quan hệ nam nữ. Ngược lai nếu tác giả là một người đồng tình, tôn trọng kịch bản của anh ta sẽ nghiêng về cuộc đời thân phận cô gái, thương cảm…. Chủ đề
  3. Trước khi đặt bút viết truyện, bản thân người viết cần phải hỏi chính mình là : Muốn viết kịch bản về nội dung gì. Tình cảm trai gái, chiến tranh loạn lạc, mâu thuẫn bang hội…Đây là chủ đề. Chủ đề cần chính xác, quán triệt, không chút nghi ngờ. Nếu không xác định trước sẽ rất dễ bị lầm đường lạc lối. Chủ đề giống như một cái chỉ nam, dẫn dắt kịch bản. Quan trọng là nó giúp cho người viết không bị lệch khỏi quỹ đạo. Ví dụ như viết về hoàng đế Lê Lợi, ông ta có công dẹp giặc thống nhất đất nước nhưng lại giết hại trọng thần, vu oan giáng họa…Nếu người viết muốn khắc họa hình tượng Lê Lợi là một ông vua tốt sẽ không xoáy sâu vào tình cảnh hoàng đế hại chêt công thần….
  4. Một số thuật ngữ thường gặp trong biên kịch Scene Heading : Mở cảnh ( rất cần thiết cho nhóm vẽ và đồ họa ) Action : Hành động ( dùng từ ngũ miêu tả 1 cách đơn giản nhất ) Character Name : Tên nhân vật Dialogue : Lời thoại Parenthetical : Nội dung trong ngoặc đơn ( chú thích rõ cho người vẽ ) Extensions : Mở rộng Transition : Từ nối Shot : Cảnh quay ( không cần thiết lắm vì góc độ quay sẽ do người vẽ hoặc đạo diễn quyết định trừ khi người viết là đạo diễn )
nguon tai.lieu . vn