Xem mẫu

  1. Lời khuyên về phát triển kế hoạch kinh doanh
  2. Sau đây là 30 lời khuyên giúp doanh nghiệp phát triển kế hoạch kinh doanh. Lời khuyên về phát triển kế hoạch kinh doanh I. NĂM LỜI KHUYÊN VỀ LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH 1. Có tầm nhìn dài hơi và kế hoạch d ài hạn. Vạch rõ bạn sẽ làm gì trong vòng 5 năm tới và làm thế nào để đạt đ ược mục tiêu đó. 2. Tự lập kế hoạch. Khi lập kế hoạch, bạn sẽ hiểu rõ hơn về hoạt động kinh doanh của mình. 3. Coi kế hoạch như là sinh kế của mình. Cần thường xuyên xem x ét lại kế ho ạch để đảm bảo rằng bạn đang đi đúng hướng hoặc để phát hiện những điểm cần điều chỉnh cho phù hợp với những thay đổi của thị trường.
  3. 4. Chia sẻ kế hoạch của mình với những người mà bạn tin là sẽ giúp bạn hướng tới mục tiêu đề ra, như những người cho vay vốn, những lao động chủ chốt và các nhà tư vấn. 5. Nhận thức rằng, bạn có thể phải trả giá trong ngắn hạn để doanh nghiệp bạn có thể tăng trưởng và phát triển lành mạnh trong dài hạn. II. NĂM LỜI KHUY ÊN VỀ KẾ HOẠCH NGÂN SÁCH 1. Coi việc lập ngân sách là một công cụ hữu ích. Bạn cần lập kế hoạch tài chính để giúp bạn định rõ các mục tiêu và biện pháp thực hiện để đạt các mục tiêu đó. 2. Trước tiên, hãy lập kế hoạch về doanh thu bán hàng. 3. Dựa vào kinh nghiệm trong quá khứ để ước tính chi phí nhập lượng hàng hóa sẽ được bán. Lấy doanh số bán hàng trừ đi chi phí này, bạn sẽ có số liệu ước tính về lãi gộp. 4. Dự báo các chi phí khả biến (chi phí đi lại, phí hoa hồng... - những chi phí phụ thuộc vào doanh số bán hàng) và các chi phí cố định (các loại thuế, tiền thuê văn phòng... - các loại phí không thay đổi). Lấy lãi gộp khấu trừ đi các chi phí này, bạn sẽ có được mức lợi nhuận ròng dự kiến. 5. Phân bổ ngân sách hàng năm theo các quý và kiểm soát diễn biến của từng quý để phát hiện những vấn đề phát sinh và tìm cách điều chỉnh.
  4. III. NĂM LỜI KHUYÊN VỀ VIỆC LẬP MỘT KẾ HOẠCH KINH DOANH LÀNH MẠNH 1. Vạch ra kế hoạch kinh doanh cùng với kế hoạch tài chính và kế hoạch marketing hoàn chỉnh. 2. Việc xây dựng chiến lược marketing phải được dựa vào những thế mạnh của bạn, những điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh và những mong muốn của khách hàng. 3. Trắc nghiệm thực tế kinh doanh của bạn - nhận biết tại sao công việc tiến triển và bạn cần làm gì để thúc đẩy công việc. 4. Dành ít nhất 2 giờ mỗi tuần để suy nghĩ về kế hoạch của mình. Trong thời gian suy ngẫm về kế hoạch này, tuyệt đối không để những việc khác đan xen vào. 5. Xác lập kế hoạch hoạt động hàng năm. Đánh giá và cập nhật kế hoạch này hàng tháng. IV. NĂM LỜI KHUYÊN VỀ PHÁT TRIỂN CÁC CHÍNH SÁCH KINH DOANH 1. Suy nghĩ về tương lai. Vạch ra các chính sách trước khi bạn cần đến chúng. Việc này giúp bạn vượt qua đ ược những tình huống khó khăn và khủng ho ảng, ngăn chặn được các vấn đề trước khi chúng phát sinh.
  5. 2. Xác định những chính sách bạn cần thực hiện sớm trong quá trình kinh doanh, như xác định nhiệm vụ, đánh giá hoạt động, chính sách đối với nhân công... 3. Tham khảo ý kiến của các nhân công chủ chốt, các cố vấn, các nhà tư vấn... 4. Truyền đại nội dung các chính sách kinh doanh cho mọi người trong doanh nghiệp biết. 5. Đánh giá lại các chính sách này theo định kỳ (một năm chẳng hạn) và kịp thời có những điều chỉnh khi cần thiết. V. NĂM LỜI KHUY ÊN VỀ CHUẨN BỊ ĐỐI PHÓ VỚI NHỮNG THAY ĐỔI 1. Kiểm tra nghệ thuật kinh doanh của doanh nghiệp để phát hiện những trở ngại dẫn đến thay đổi. Một số truyền thống và thực tiễn có thể cần được điều chỉnh để đáp ứng những yêu cầu mới. 2. Cho nhân viên biết về những thay đổi có thể xảy ra để họ có thể chủ động và tích cực đối phó khi tình huống đó xảy ra. 3. Đưa ra những kỳ vọng một cách rõ ràng. Những nhân viên chủ chốt cần coi việc đối mặt với thay đổi là một phần bổn phận của mình. 4. Kiểm tra các thủ tục và hệ thống của doanh nghiệp để đảm bảo rằng, chúng sẽ giúp doanh nghiệp trụ vững truởc những thay đổi.
  6. 5. Kế hoạch phải có lầm nhìn xa và lường trước thay đổi lớn nhất có thể, trong đó có cả việc tìm kiếm giới lãnh đạo mới. VI. NĂM LỜI KHUYÊN VỀ CHUẨN BỊ CHO TÌNH HUỐNG TĂNG TRƯỞNG NHANH 1. Tìm kiếm sự trợ giúp từ bên ngoài. Tăng trưởng nhiều khi là cái bẫy và gây căng thẳng, nên các doanh nhân thông minh luôn tính đến phương án dựa vào sự hỗ trợ của bên ngoài, như các nhà tư vấn. 2. Tuyển, bổ nhiệm thêm nhân công. Nếu doanh nghiệp tăng trưởng nhanh, cần bổ nhiệm các nhà quản lý chuyên trách cho các bộ phận và có thể thuê các nhà tư vấn làm nửa thời gian. 3. Thay đổi vai trò của mình. Chấm dứt tình trạng "tự làm mọi việc". Hãy bàn giao những hoạt động thường nhật cho những người khác và bạn cần đóng vai trò là nhà lãnh đạo, nhà chiến lược và nhà lập kế hoạch - nói cách khác là giám đ ốc điều hành. 4. Loại bỏ nhĩrng đối tượng khách hàng không có đóng góp một cách có hiệu quả đối với mục tiêu của doanh nghiệp. 5. Chuẩn bị nguồn vốn dự trữ để đối phó với tình huống khủng hoảng có thể xảy ra. Nguồn dự trữ này không hẳn là tiền mặt, mà là các nguồn tài chính có thể nhanh chóng được chuyển thành tiền mặt.
nguon tai.lieu . vn