Xem mẫu

  1. Lời khuyên để xây dựng nhóm làm việc Xây dựng một nhóm làm việc trên tinh thần đồng đội nghĩa là tạo ra một môi trường mà ở đó các nhân viên luôn cảm thấy thoải mái, tự tin để làm việc với nhau, hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau để cùng làm tốt công việc của mỗi người nhằm đạt được kết quả, mục tiêu chung của nhóm. Ở đó, các nhân viên cấp dưới luôn cảm thấy được cấp trên đánh giá đúng và họ hiểu rằng không nhất thiết phải cạnh tranh với nhau để được công
  2. nhận. Dưới đây là những bí quyết giúp các giám đốc xây dựng một nhóm làm việc cho mình. Xác định các mục tiêu rõ ràng cho nhóm Các nhân viên luôn dựa vào cấp trên của mình khi phải xác định mục tiêu của nhóm. Nếu các giám đốc không giúp các nhân viên hiểu rõ các mục tiêu chung, bất đồng sẽ nảy sinh do mỗi nhân viên tự suy diễn ra các mục tiêu của nhóm theo cách riêng. Ngược lại, họ sẽ có cùng một điểm xuất phát và biết được nhóm(hay cả doanh nghiệp) của mình đang đi về đâu. Phân định rõ trách nhiệm cho từng nhân viên Các giám đốc cần phải làm cho các nhân viên hiểu rõ trách nhiệm của mỗi cá nhân trong quan hệ với các thành viên khác của nhóm. Điều này sẽ giúp các nhân viên tránh sự hiểu lầm và xung đột về trách nhiệm của từng người. Công bằng với mọi nhân viên trong vấn đề đào tạo
  3. Nhân viên nào cũng phải được đào tạo và trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết để hoàn thành tốt các nhiệm vụ. Sự chia rẽ trong nội bộ nhóm sẽ xảy ra khi một thành viên nào đó của nhóm không thể thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình. Việc đào tạo cũng phải thường đựơc thực hiện thường xuyên và nếu thời gian cho phép, nên để cho nhân viên ghép thành từng đôi để học hỏi lẫn nhau. Khuyến khích việc xây dựng quan hệ thân thiết giữa các nhân viên Các doanh nghiệp thường xuyên bận rộn với nhiều nhiệm vụ để hoàn thành trong một quỹ thời gian có hạn, nhưng không nên vì thế mà quên mất việc tổ chức những hoạt động để các nhân viên có điều kiện giao lưu, hiểu biết lẫn nhau ở những khía cạnh ngoài công việc. Sự hiểu biết, thông cảm bên ngoài này sẽ giúp cải thiện đáng kể công việc quan hệ giữa các nhân viên trong công việc. Trao bớt quyền lực cho các nhân viên Nên giao cho các nhân viên chịu trách nhiệm trực tiếp về một công việc nào đó quyền quyết định về công việc của họ. Thông thường, những
  4. nhân viên được tin tưởng có thể ra những quyết định sáng suốt, vượt qua nỗi lo lắng để đạt được kết quả tốt nhất trong công việc. Phản hồi về kết quả làm việc của các nhân viên Giám đốc không chỉ có trách nhiệm làm cho các thành viên của nhóm hiểu được những nhiệm vụ, kỳ vọng đối với họ, mà còn phải thường xuyên nhận xét kết quả làm việc của họ. Thông qua việc giao tiếp cởi mở, các nhân viên sẽ biết được mình đang làm việc ra sao, nhờ đó sẽ cảm thấy an toàn hơn và sẵn sàng làm việc với nhau. Khen thưởng kịp thời Nên khen thưởng cho cả nhóm thay vì từng cá nhân. Điều này sẽ tạo ra tinh thần làm việc đồng đội. Việc khen thưởng kịp thời giúp hâm nóng động cơ làm việc và nhiệt tình của đội ngũ nhân viên. Đặt ra những thời hạn hợp lý mà nhân viên phải hoàn tất công việc
  5. Để xây dựng tinh thần làm việc đồng đội, giám đốc cần phân chia trách nhiệm một cách công bằng, có sự đền bù thỏa đáng cho các nhân viên phải làm thêm giờ. Gặp gỡ thường xuyên Có thể gặp gỡ các nhân viên qua các cuộc họp hàng tháng theo kiểu ăn trưa thân mật hay những cuộc họp nghiêm túc bàn về các hiệu quả làm việc và các đề đạt, yêu cầu của nhân viên, cũng như có việc rà soát những điều cần phải làm nhằm cải thiện tinh thần làm việc đồng đội. Hạn chế kiểu báo cáo “cửa sau” Một điều mà các giám đốc khó có thể tránh khỏi là thỉnh thoảng sẽ có một vài nhân viên muốn báo cáo của mình sau các cuộc họp chính thức và đưa ra những ý kiến, đề xuất có lợi cho riêng họ. Các nhân viên cần hạn chế việc làm này vì kiểu báo cáo “cửa sau“ như vậy sẽ làm sói mòn nghiêm trọng tinh thần đồng đội của tổ chức.
nguon tai.lieu . vn