Xem mẫu

  1. Lợi ích của việc đi dạo đối với trẻ 3-6 tuổi Mọi thứ mà chúng ta biết đến đều xuất phát từ tự nhiên, vì vậy kiến thức về thế giới tự nhiên được xem như là kiến thức nền tảng, vô cùng quan trọng cho việc hình thành nhân cách và phát triển trí tuệ của trẻ. Một nhà báo nổi tiếng của Mỹ đã nói rằng: “ Khi bạn nhặt một chiếc lá và nghĩ về nó, bạn sẽ nhận ra rằng nó có mối liên hệ với mọi thứ trên trái đất này”. Thật vậy, thiên nhiên chính là một phần của kho tàng kiến thức quý giá mà chúng ta có thể đem lại cho bé. Và cách giúp bé khám phá thiên nhiên đơn giản nhất là đưa bé đi dạo. Cho bé thấy bạn có cùng quan tâm với bé Nếu kín đáo quan sát thái độ của bé mỗi lần đi dạo, bạn sẽ biết bé đang chú ý tới cái gì. Và hãy cho bé thấy bạn cũng rất tò mò, muốn biết về vấn đề đó. Chẳng hạn, khi thấy trẻ đang quan sát một con chim, bạn hãy nói “Ôi cái gì thế nhỉ” hoặc “con có thấy con gì kia không?”, “con có biết đấy là cái gì không?” và dạy trẻ cách đọc tên các sự vật, hiện tượng mà trẻ thấy. Thường thì người lớn không thể đưa ra một cái tên cụ thể cho đồ vật mà trẻ tìm thấy nhưng dù sao bạn cũng hãy tỏ ra hào hứng để khuyến khích trẻ quan sát và khám phá hơn nữa. Đặt những câu hỏi gợi mở Việc dạy trẻ tên của mọi vật là rất cần thiết nhưng hãy nói cho trẻ các đặc tính của sự vật nhằm phát huy óc tư duy của trẻ. Bằng cách đặt câu hỏi và trả lời, bạn sẽ giúp bé học hỏi được rất nhiều điều mới. Những câu hỏi mở như “cái lá này màu gì hả con?” “quả này hình gì con nhỉ?” hay con cá đang bơi ở đâu thế?” rất quan trọng, nó không những khiến bé phải tư duy sâu hơn về sự vật mà nó còn làm cho cuộc đi dạo trở
  2. nên thú vị hơn rất nhiều. Tự do vui chơi Một kinh nghiệm khác khi cho trẻ hoạt động ngoài trời đó là hãy để cơ thể của bé được tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên. Việc chân tay bị ướt, quần áo bẩn thỉu cũng không đáng lưu tâm so với những gì mà trẻ được trải nghiêm. Vì thế, bạn đừng vì vấn đề vệ sinh mà ngăn không cho bé sờ vào đất cát, cỏ cây. Xin trích dẫn một vài ví dụ về cách cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên: • với đất - cho trẻ nằm trên cỏ, nghịch cát ấm, • với không khí - cho trẻ hít thở sâu, chơi trò thổi bong bóng, • với nước - cảm nhận khi nước mưa rơi vào tay, ngắm nhìn giọt sương mai đọng trên lá, ném sỏi xuống hồ… • với ánh nắng – cho trẻ đứng dưới ánh nắng ban mai, quan sát mặt trời lúc hoàng hôn, chơi với hoa nắng dưới các tán cây… Xây dựng ý thức bảo vệ thiên nhiên Trẻ thường có xu hướng muốn mang về nhà tất cả những gì chúng thấy “hay hay” mà không cần biết điều đó có nên hay không. Mỗi quyết định đồng ý hay ngăn cản, bạn nên kèm theo giải thích, vì sao mẹ đồng ý, vì sao lại không được. Ví dụ: “cây hoa ở công viên là của chung, con không thể hái được”, hay: “cái vỏ cây là nhà của nhiều loài côn trùng nên con chỉ nhặt một mẩu thôi nhé, để cho côn trùng còn có chỗ ngủ nữa chứ”… Bạn chỉ nên khuyến khích trẻ thu thập những gì mà bé chưa có và chỉ nên thu thập một thứ trong mỗi lần đi dạo. Hãy nhấn mạnh vào cảm giác thích thú mà trẻ có được chứ không phải chỉ tập trung vào những gì trẻ đã thu thập được. Để phát triển kĩ năng quan sát và vận động, trẻ cần được tự do với những hoạt động ở ngoài trời và người lớn có nhiệm vụ bảo vệ an toàn cho trẻ. Hãy cảnh báo cho trẻ biết những nguy hiểm phía trước chứ không nên
  3. nâng đỡ hay cản trở trẻ. Đó chính là cách dạy trẻ học cách chịu trách nhiệm với bản thân rèn luyện đức tính cẩn thận.
nguon tai.lieu . vn