Xem mẫu

  1. LNN đối với các ập đoàn kinh tế nhà nước (Phần 3) III. Sự quản lý của nhà nước đối với tập đoàn kinh tế 1. Sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với các tập đoàn kinh tế a. Tập đoàn hóa sản xuất kinh doanh là vấn đề liên quan đến lợi ích quốc gia vì mục tiêu hoạt đông của các tập đoàn mang rất nhiều ý nghĩa chính trị xã hội .Điều này xuất phát từ vai trò của các tập đoàn kinh tế.Nhà nước cần có sự quản lý và định hướng để các tập đoàn kinh tế đi theo đúng mục tiêu đề rab. Tập đoàn hóa sản xuất kinh doanh là một quá trình khó khăn các đơn vị sản xuất kinh doanh không thể tự mình kết hợp lại với nhau một cách có lợi nhất cho chính họ .Bởi vì các doanh nhân không thể tự mình dự đoán hết tất cả các khó khăn ,cũng như việc liên kết với nhau để có đủ tầm nhìn biết đâu là bạn cần liên kết để tồn tại và phát triển c. Tập đoàn kinh tế được thành lập có thể dẫn đến độc quyền đây cũng là điều mà nhà nước phải chú ý đến và có sự quản lý để tránh những bất lợi trong xã hội .Đồng thời giữa các tập đoàn kinh tế cũng có những sự cạnh tranh thiếu bình đẳng dẫn đến mất dân chủ trong tổ chức kinh tế nhà nước cần thiết phải có những điều chỉnh với những sai phạm nàyd. Tập đoàn kinh tế nhà nước không thể tiến hành có hiệu quả nếu thiếu những tiền đề quan trọng do nhà nước tạo nên. Các tập đoàn kinh tế muốn phát triển thì không thể thiếu cơ sở hạ tầng hiện đại tiện ích như giao thông vận tải thông tin liên lạc rồi đến các điều kiện về văn hóa xã hội .Đây là những tiền mà phi nhà nước không tạo nổi 2. Nhiệm vụ cụ thể quản lý nhà nước với các tập đoàn kinh tế -Tạo khung pháp lý, môi trường và điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh như :bảo đảm ,ổn định chính trị -kinh tế -xã hội, ban hành duy trì pháp luật pháp lệnh
  2. nghị định ,thi hành nhất quán chính sách xây dựng cơ sở hạ tậng kỹ thuật ...- Thực hiện các thông tin để dự báo tình hình trong và ngoài nước , liên quan đến chiến lược của doanh nghiệp-Hướng dẫn những kinh nghiệm ,thành tựu về tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy quản lý -Bảo đảm sự bình đẳng trong cạnh tranh-Kiểm tra, kiểm sóat, bảo hộ và bảo lãnh tài sản 3. Thực trạng quản lý nhà nước đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước hiện naya) Nhà nước xây dựng, ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh về hoạt động của các Tập đoàn kinh tế nhà nước Hiện nay, nước ta đã hình thành một số Tập đoàn kinh tế nhà nước được đầu tư khá mạnh tay và đã thể hiện được vai trò nòng cốt của mình trong nền kinh tế quốc dân. Để tạo 1 khung pháp lý cho các Tập đoàn kinh tế, Nhà nước đã ban hành luật Doanh nghiệp 2003, 2005, Nghị định số 139/2007/NĐ-CP, Nghị định số 101/2009/ NĐ-CP về việc thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý Tập đoàn kinh tếnhà nước, Nghị định số 102/2010/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệpTuy nhiên, hiện nay hoạt động của các Tập đoàn kinh tế nhà nước đã bộc lộ nhiều yếu kém, hiệu quả kinh doanh chưa tương xứng với sự đầu tư và những ưu đãi của Nhà nước. Khiếm khuyết trong pháp luật về Tập đoàn kinh tế là một trong những nguyên nhân căn bản dẫn đến những điểm yếu kém, bất cập trong tổ chức và hoạt động của các Tập đoàn kinh tế ở nước ta. Hiện nay, ngoài một số quy định khá chung chung, pháp luật mới chỉ có những quy định chi tiết về Tập đoàn kinh tế nhà nước. Hành lang pháp lý đã không theo kịp sự phát triển của các Tập đoàn, trong khi khu vực kinh tế này đã phình to vào hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế kể từ khi xuất hiện vài năm gần đây. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nhiều quy định đã bộc lộ rõ những điểm bất hợp lý cần sớm được khắc phục như: một số quy định pháp luật chưa phản ánh đúng bản chất về
  3. tổ chức và hoạt động của Tập đoàn kinh tế (cơ chế thành lập tập đoàn, cơ chế bổ nhiệm nhân sự quản lý, điều hành tập đoàn...); một số quy định thiếu rõ ràng nên khó thực hiện. Bên cạnh đó, cũng còn nhiều vấn đề phát sinh trong tổ chức và hoạt động của Tập đoàn kinh tế nhà nước chưa được pháp luật quy định. Nghị định 101/2009/NĐ-CP dù đã có nhiều điểm tạo hành lang thông thoáng cho sự hình thành và phát triển của các Tập đoàn kinh tế nhà nước nhưng vẫn còn không ít nội dung mang nặng dấu ấn cũ. Quyền chủ sở hữu được giao cho quá nhiều “đầu mối” từ Chính phủ, Thủ tướng, các bộ liên quan cho đến hội đồng quản trị. Điều này dẫn đến tình trạng chưa tách bạch được chức năng quản lý nhà nước và chức năng của chủ sở hữu nhà nước đối với tập đòan kinh tế; phân tán trách nhiệm, không tập trung quyền hạn, đầu mối quản lý và đánh giá tổng hợp rồi gây nên vấn nạn “ai cũng có trách nhiệm” thì cuối cùng “trách nhiệm không thuộc về ai”. Mạt khác NĐ 101 cho phép các tập đoàn dầu tư vào các ngành nghề ngoài phạm vi kinh doanh của mình. Điều này có thể làm phân tán nguồn lực trong việc thực hiện mục tiêu trọng tâm của tập đoàn.b) Thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho Tập đoàn kinh tếChính sách hỗ trợ của Nhà nước khá hiệu quả trong việc giúp các tập đoàn trong một số trường hợp để nâng cao vị thế cạnh tranh ở thị trường trong nước và quốc tế. Sự hỗ trợ của Nhà nước là chỗ dựa vững chắc giúp nhà sản xuất yên tâm có thể lưu động vốn. Thế nhưng không ít tập đoàn lợi dụng sự hỗ trợ đó đầu tư tràn lan vào các dự án kém hiệu quả, gây thua lỗ cho ngân sách Nhà nước.Theo báo cáo về tình hình thua lỗ, nợ nần của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước của Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương công bố mới đây. EVN dự báo lỗ trong năm 11.669 tỷ đồng, Vinalines 6 tháng lỗ 660 tỷ đồng. Tổng công ty Xăng dầu trong 7 tháng lỗ 1.449 tỷ đồng…, một bức tranh rất đáng lo ngại. Việc một loạt nhà máy xi măng phải nhờ Nhà nước đứng ra trả nợ thay 1365 triệu USD cũng cho thấy
  4. nhiều điều bất ổn. Những đơn vị được coi là xương sống của nền kinh tế dường như quá quen với sự hỗ trợ của Nhà nước mỗi khi khó khăn. Nếu cứ để tình trạng này tiếp diễn thì chắc chắn đến một điểm tới hạn nào đó người nộp thuế sẽ không thể cáng đáng nổi. Đây là biểu hiện đáng lo ngại, thể hiện việc đầu tư và chất lượng đầu tư thấp.Phải chăng các Tập đoàn kinh tế Nhà nước đang được ưu ái quá nhiều, dẫn đến sự ỷ lại của các Tập đoàn kinh tế vào nguồn hỗ trợ cảu Nhà nước, khoản nợ của các Tập đoàn ngày cang trở nên khổng lồ hơn, thậm chí không còn khả năng trả nợ phải tuyên bố phá sản. Đây cũng là một trong những vấn đề cần được quan tâm trong quản lý Nhà nước đối với Tập đoàn kinh tế Nhà nước hiện nay. c) Kiểm tra, giám sátHệ thống pháp luật của Việt Nam hiện nay có quy định về công tác giám sát, kiểm tra của các Bộ, ngành với các Tập đoàn kinh tế:-Bộ Tài chính giám sát, đánh giá hoạt động tài chính, kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty mẹ và toàn bộ tập đoàn kinh tế; giám sát việc phát hành cổ phiếu, tăng vốn điều lệ của công ty mẹ và các doanh nghiệp thành viên- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giám sát Tập đoàn kinh tế nhà nước thực hiện quy định tốc độ tăng tiền lương bình quân thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động;-Bộ quản lý ngành có trách nhiệm giám sát danh mục đầu tư, các ngành nghề kinh doanh chính và ngành nghề có liên quan-Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo dõi, giám sát việc triển khai đề án hình thành Tập đoàn kinh tếnhà nước; giám sát công ty mẹ thành lập doanh nghiệp mới, tham gia góp vốn vào các doanh nghiệp khác thuộc lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn, các dự án có nguy cơ rủi ro Tuy nhiên quản lý và giám sát hoạt động của Tập đoàn kinh tế Nhà nước còn có khoảng cách lớn từ lý luận đến thực tiễn, còn nhiều “lỗ hổng”, lỏng lẻo. Hệ thống giám sát của Nhà nước đối với tập đoàn còn kém hiệu quả. Khi sự cố xảy ra khó chỉ được bộ, ngành nào chịu trách nhiệm chính, cá nhân nào chịu trách nhiệm tới đâu. Vì vậy, họ ỷ lại vào ngành này,
  5. ngành kia, né tránh được trách nhiệm. Đây là lỗ hổng từ luật pháp vì hiện nay Nhà nước vẫn còn chưa rõ ràng trong vai trò Nhà nước là chủ sở hữu hay người quản lý trực tiếp DN như thế nào. Bên cạnh đó, Nhà nước có chưa có cơ chế giám sát toàn dân trong quá trình hoạt động của tập đoàn vốn thuộc sở hữu toàn dân. Nhân dân chỉ có thể giám sát kết quả hoạt động của các tập đoàn kinh tế khi kết quả ấy được báo cáo công khai theo 1 quy định chặt chẽ. Trong khi đó Hội đồng quản trị - người đại diện chuer sở hữu Nhà nước chỉ lập báo cáo định kỳ hoặc theo yêu cầu của Thủ tướng. Nhưng trên thực tế các báo cáo này được xử lý, thẩm định như thế nào thì không rõ.Một ví dụ điển hình cho hiện trạng kiểm tra, giám sát các tập đoàn kinh tế nhà nước là câu chuyện của Vinashin. Vinashin có nhiều sai phạm, trong lĩnh vực mua sắm tài sản, trong việc đầu tư xây dựng cơ bản, trong việc sử dụng nguồn vốn mà Chính phủ vay kém hiệu quả và cũng sai mục đích. Đến lúc vụ việc về Vinashin không thể cứu vãn giữa Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải đều đều chưa xác định rõ trách nhiệm thuộc về ai. Thêm nữa khi phát hiện những sai phạm của Vinashin, có chỉ đạo của các bộ, ngành, có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nhưng việc triển khai thực hiện chưa thật sự nghiêm túc, chưa thật sự hiệu quả. Vấn đề của Vinashin chính là bài học kinh nghiệm trong quá trình quản lý, giám sát và cần xử lý mạnh hơn khi phát hiện sai phạm của các tập đoàn kinh tế IV. Khuyến nghị trong việc quản lý nhà nước đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam 1. Đề ra phương án sắp xếp đối với các Tổng Công ty nhà nước thuộc phạm vi quản lý của mình mà hoạt động không hiệu quả, thua lỗ kéo dài nhiều năm, không có khả năng phục hồi và việc xử lý trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan.2. Tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát đối với doanh nghiệp nhà nước; kịp thời phát hiện và xử lý có hiệu
  6. quả những vấn đề nảy sinh. Hàng năm tiến hành sơ kết, đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.Cần làm tốt công tác tổng kết nhằm rút ra những kinh nghiệm cần thiết về tổ chức và hoạt động của các tập đoàn kinh tế hiện có để đề ra lộ trình hợp lý trong hoạt động . Khen thưởng kịp thời những người có thành tích, đồng thời xử lý nghiêm minh các cá nhân có sai phạm.3. Chính phủ đánh giá toàn diện hoạt động của Tập đoàn kinh tế, Tổng Công ty nhà nước thuộc trách nhiệm quản lý của mình; hiện trạng cơ cấu ngành kinh doanh của các Tập đoàn kinh tế, Tổng Công ty nhà nước và đề xuất xác định rõ ngành nghề kinh doanh chính, biện pháp chấn chỉnh việc đầu tư vốn vào những ngành không liên quan đến ngành kinh doanh chính; đề xuất việc điều chỉnh cần thiết về mô hình tổ chức hoạt động của tập đoàn và tổng công ty nhà nước.4. Xây dựng đề án tổ chức, sắp xếp lại các Tổng Công ty nhà nhà nước theo ngành, lĩnh vực trọng yếu để hình thành những tổng công ty nhà nước đủ mạnh thực hiện có hiệu quả vai trò và nhiệm vụ được giao. 5. Hoàn thiện khung pháp luật về tập đoàn kinh tế: Để các tập đoàn hoạt động có hiệu quả, trước hết pháp luật cần quy định đầy đủ, rõ ràng và chặt chẽ về mọi vấn đề liên quan đến việc thành lập, tổ chức và cách thức quản lý các doanh nghiệp. Pháp luật quy định về TĐKT nhà nước vừa phải tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển, vừa phải tạo cơ chế hữu hiệu để Nhà nước quản lý đối với hoạt động của tập đoàn. Một mặt, cần có những quy định cụ thể, đúng đắn để Nhà nước thực hiện vai trò của mình trong việc tạo dựng, duy trì và thúc đẩy môi trường cần thiết cho sự ra đời và hoạt động của các TĐKT, thông qua cơ chế chính sách, công cụ quản lý nhà nước để tác động đến hoạt động của các TĐKT nhà nước. Cũng cần hoàn thiện pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh và độc quyền kinh tế vì hoạt động
  7. của TĐKT nhà nước thường đi liền với những hiện tượng này. Mặt khác, cần phân định rõ vai trò của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý đối với các tập đoàn và vai trò của sở hữu chủ nhà nước, để có thể quản lý chặt chẽ hoạt động của TĐKT nhà nước, và tạo điều kiện thuận lợi để các tập đoàn tự chủ trong hoạt động kinh doanh 6. Chính phủ nên thay đổi cơ chế về việc hình thành và quản lý vốn của các TĐKT nhà nước: Cần nhanh chóng chấm dứt cơ chế cấp vốn theo kiểu bao cấp như hiện nay để chuyển sang cơ chế Nhà nước đầu tư vốn thông qua hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước đồng thời có thể thành lập một cơ quan về quản lý phần vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp . Với cơ chế đó, tập đoàn và mỗi doanh nghiệp thành viên trong tập đoàn sẽ có trách nhiệm cao hơn trong việc huy động và sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp, tránh được sự ỷ lại trong việc huy động vốn hoặc tuỳ tiện trong đầu tư, sử dụng vốn của DNNN.7. Về hoạt động cần can thiệp mạnh để chấm dứt sự đầu tư dàn trải của các tập đoàn kinh tế vào những lĩnh vực phụ đặc biệt là các thị trường tài chính, chứng khoán và bất động sản để tập chung vào lĩnh vực hoạt động chính của mỗi tập đoàn ,như vậy mới có thể tạo ra được những tập đoàn mạnh ,có đủ khả năng hội nhập trong khu vực và trên thế giới8. Nhà nước cần nghiên cứu thấu đáo để giảm bớt những lĩnh vực thuộc phạm vi độc quyền của nhà nước ,trên cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho các tập đoàn kinh tế thuộc các thành phấn kinh tế ngoài nhà nước phát triển .Khi đã có các tập đoàn kinh tế thuộc các thành phàn kinh tế khác nhau cùng nhau hoạt động trong một lĩnh vực thì vừa tạo ra động lực nội tại thúc đẩy các tập đoàn kinh tế nhà nước phát triển có sự cạnh tranh vừa làm giảm bớt nguy cơ khủng hoảng cho nền kinh tế.Kết luận :Các tập đoàn kinh tế Nhà nước đang nắm giữ một lượng tài sản khổng lồ của quốc gia và đóng vai trò nòng cốt, được coi là “quả đấm thép” trong kinh tế quốc doanh. Hiệu quả hoạt động của Tập đoàn kinh tế Nhà
  8. nước có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cả nền kinh tế nói chung. Bởi vậy hơn lúc nào hết Nhà nước cần phải nâng cao sự quản lý đối với các tập đoàn này một cách có hiệu lực và hiệu quả, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay.
nguon tai.lieu . vn