Xem mẫu

  1. LIÊN XÔ VỚI CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAM (1954 - 1975) - NHÌN TỪ CHIẾN TRANH LẠNH
  2. Chiến tranh Việt Nam (1954 - 1975) là một trong những cuộc chiến tranh cục bộ trong bối cảnh chiển tranh lạnh giữa một bên là các nước tư bản chủ nghĩa do Mỹ đứng đầu và một bên là các nước xã hội chủ nghĩa do Liên Xô làm trụ cột. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhân dân Việt Nam đã nhận được sự giúp đỡ to lớn cả về vật chất lẫn tinh thần từ Liên Xô, “người anh cả” của phe xã hội chủ nghĩa. Đó là sự thật lịch sử đã được khẳng định. Sự giúp đỡ của Liên Xô trong cuộc chiến tranh chống Mỹ ở Việt Nam phản ánh mối quan hệ hữu nghị, gắn bó đặc biệt giữa hai đất nước nhưng đồng thời nó cũng phản ánh sự phức tạp của tình hình thế giới trong thời kỳ này. Bài viết này muốn xem xét vấn đề đã được khẳng định đó trong khung cảnh cuộc chiến tranh lạnh, bởi lẽ:
  3. Thứ nhất, Liên Xô vừa là nước giúp đỡ lớn nhất cho nhân dân Việt Nam, vừa là nước đứng đầu hệ thống xã hội chủ nghĩa, là một trong hai siêu cường chủ chốt của chiến tranh lạnh. Và do đó, thứ hai, chiến tranh Việt Nam là một trong những điển hình của một trong những biểu hiện của chiến tranh lạnh mà giới nghiên cứu thường gọi là “chiến tranh đại diện” (proxy war) [13; 14]. Và do vậy, việc xem xét chính sách của Liên Xô đối với cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam không thể tách rời với việc xem xét âm mưu của Mỹ, cả ở
  4. cấp độ toàn cầu. 1. Từ khi Mỹ chính thức phát động cuộc chiến tranh lạnh (3/1947), Mỹ và Liên Xô luôn coi châu Âu là khu vực trọng tâm chiến lược trong cuộc đấu tranh nhằm hạn chế sức mạnh và phạm vi ảnh hưởng của đối phương. Trong bối cảnh đó, châu Á - nơi đang diễn ra những cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân các nước thuộc địa được coi là “khu vực biên duyên” chiến lược. Tuy nhiên, cùng với sự biến đổi của tình hình quốc tế, châu Á dần trở thành địa bàn xung đột giữa hai siêu cường Mỹ, Xô và là nơi diễn ra những cuộc đấu tranh gay gắt giữa hai hệ thống trên thế giới. Theo đó, vị trí của bán đảo Đông Dương trong chiến lược của Mỹ và Liên Xô cũng bắt đầu có sự thay đổi. Việt Nam từng bước trở thành địa bàn quan trọng trong các cuộc cạnh tranh quyền lực của hai siêu cường ở châu Á. Ban đầu, ở bán đảo Đông Dương, mà trọng điểm là Việt Nam, sự ảnh hưởng của xung đột Đông – Tây là khá mờ nhạt. Tuy nhiên, cùng với sự leo thang của chiến tranh lạnh, sự biến đổi phức tạp của tình hình quốc tế đã dẫn đến sự thay đổi chính sách về Đông Dương của cả Mỹ và Liên Xô. 2. Chiến tranh Việt Nam là cuộc đấu tranh nhằm bảo vệ sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ - một nội dung cơ bản của quyền dân tộc. Tuy nhiên, quá trình phát triển của cuộc chiến cho thấy nó còn mang vóc
  5. dáng của cuộc xung đột quốc tế, trở thành chiến trường của những cuộc đấu tranh gay gắt giữa hai siêu cường. Điều này liên quan trực tiếp đến những tính toán chiến lược của Mỹ, Xô và sự tham gia của hai nước lớn vào các cuộc chiến tranh này. 3.Chiến tranh Việt Nam có những điểm cơ bản là chịu sự chi phối mạnh mẽ của quan hệ đối đầu Đông – Tây, nhất là quan hệ Mỹ – Xô trong chiến tranh lạnh, là cuộc “chiến tranh nóng” – một hình thức xung đột trong chiến tranh lạnh.
nguon tai.lieu . vn