Xem mẫu

  1. LỊCH SỬ TRANG PHỤC CÁC TRIỀU ĐẠI TRONG KIẾN VIỆT NAM Lời nói đầu Lịch sử phát triển của dân tộc được ghi nhận trong nhiều truyện thần thoại. Theo huyền sử Lạc Long Quân và Âu Cơ, đến đời vua Hùng thứ 18 nước ta phát triển thành một quốc gia văn minh với nền văn hóa Đông Sơn, cư dân nông nghiệp lúa nước sông Mã, sông Hồng. Trong sách “Đại Việt sử kí toàn thư”, sử thần Ngô Sĩ Liên viết: “Thời Hoàng đế dựng muôn nước, lấy địa giới Giao Chỉ về phía tây nam xa ngoài đất Bách Việt. Vua Nghiêu sai Hy Thị đến ở đất Nam Giao để định đất Giao Chỉ ở phương Nam. Vua Vũ chia chín châu thì Bách Việt thuộc phần đất Châu Dương, Giao chỉ thuộc về đấy. Từ đời Thành Vương nhà Chu 1063 –
  2. 1026 TCN mới gọi là Việt Thành, tên Việt bắt đầu có từ đấy”[1]. Lạc Long Quân lên ngôi Hùng Vương lấy đặt quốc hiệu là Văn Lang. Trải qua hơn một thiên niên kỉ, vua truyền ngôi cho Thục Phán, ông dựng hai cột đồng trên núi Nghĩa Lĩnh thề sẽ tiếp tục giữ nước và thờ vua Hùng. Thục Phán xưng hiệu là An Dương Vương, đổi quốc hiệu là Âu Lạc năm 158 TCN. Nhờ những thư tịch cổ đại Trung Hoa và thư tịch cổ thời tự chủ của Đại Việt cho biết: từ thế kỉ X, nước ta bắt đầu phục hiện lại quá khứ của dân tộc sau giai đoạn bị ngoại xâm một ngàn năm Bắc thuộc. Qua nhiều triều đại với các sử thần danh tiếng viết trong sử sách nhằm tôn vinh quá khứ lịch sử dân tộc, tiếp nối truyền thống con cháu Rồng Tiên trải mấy ngàn năm dựng và giữ nước. Vào những năm đầu thế kỉ XX, các nhà khoa học và
  3. khảo cổ ở trong và ngoài nước đã phát hiện nhiều di vật của nước Văn Lang cổ đại giai đoạn Hùng Vương thuộc văn hóa Đông Sơn. Năm 1929, với những hiện vật thu được ở làng Đông Sơn, kết hợp cùng những di vật do các nhà nghiên cứu Pháp tìm thấy ở lưu vực sông Hồng, các học giả về Đông Nam Á trên thế giới đã biết đến “thời đại đồng thau ở Bắc Kì và Bắc Trung Kì” qua bài viết của Gloubew. Năm 1934, R. Heini Geldern, nhà nghiên cứu người Áo lần đầu tiên định danh nền văn hóa đó là “văn hóa Đông Sơn”. Cùng với Gloubew, Geldern coi văn hóa Đông Sơn có vai trò của “văn hóa Mẹ”, đây như một cái nôi xuất phát và là trung tâm của vùng Đông Nam Á. Những di vật “văn hóa Đông Sơn” đã được người Việt Nam biết đến từ lâu, song từ năm 1934 thuật ngữ “văn hóa Đông Sơn” mới được bắt đầu sử dụng chính thức. Cuộc tìm hiểu, khảo cứu văn hóa Đông Sơn của các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng đã được bắt đầu.
  4. Khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng, năm 1957 giáo sư Đào Duy Anh đã nghiên cứu và coi văn hóa Đông Sơn là văn hóa đồ đồng của người Lạc Việt, người Lạc Việt được coi là tổ tiên của người Việt Mường. Từ năm 1960 nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tổ chức nghiên cứu đồng bộ các ngành khoa học trong 10 năm với những phương tiện khoa học phát triển để khảo cứu hệ thống những di vật cổ đại đã tìm được trong lòng đất, xác định niên đại trống đồng, thạp đồng, các đồ sinh hoạt, giáp, vũ khí, lưỡi cày v.v… Trên các hiện vật đã xuất hiện một nền mỹ thuật cổ đại xa xưa. Các hiện vật từ khởi thủy đến thời kì phát triển đã dùng nhiều chất liệu: đá, đồng, thủy tinh, vàng, ngọc… Đặc điểm văn hóa hiện lên qua các di vật cổ được gọi là văn hóa Đông Sơn. Qua đây có thể hình dung được diện mạo trang phục, hiểu biết những nét cơ bản về phong tục, tập quán, lễ hội của người Việt cổ và nhận thức được tầm quan trọng
  5. của văn hóa Đông Sơn trong tiến trình lịch sử dân tộc. Từ những hiện vật khảo cổ trong lòng đất, dưới biển khơi, chúng đều lưu giữ những nét văn hóa vật chất cụ thể, mang đậm yếu tố bẳn sắc truyền thống, được thể hiện bằng hình thức có tính mỹ thuật cao và có giá trị nhiều mặt trong đời sống xã hội. Lịch sử phát triển dân tộc Việt Nam nối tiếp qua các triều đại, trong đó hình thành thiết chế văn hóa, hình thức trang phục của vua chúa, bách quan, quân đội và nhân dân. Do nạn ngoại xâm với chính sách đồng hóa, tiêu hủy nhiều thư tịch cổ nên chúng ta tìm lại các tư liệu cũ rất khó khăn. Đầu thế kỉ XIX, sử gia Phan Huy Chú khi khảo cứu về lễ nghi, trang phục đã viết: “Từ đời Lý, Trần mũ áo vua thế nào không thể khảo cứu được. Lý Thái Tông mới chế thử mũ gọi là “Bát giác tiêu dao” bằng vàng nay không khảo cứu được”. Sách Sử kí toàn thư có đoạn mô tả gần nửa trang có cả kích
  6. thước mũ viễn du thời Trần mà họa sĩ cũng không nổi mũ viễn du ra sao…”. Chính vì vậy đề tài nghiên cứu, thiết chế trang phục này là một công trình khảo cứu đầu tiên, phải vượt qua rất nhiều khó khăn. Công việc khảo cứu đòi hỏi nghiên cứu sâu về mỹ thuật cổ, sưu tầm khảo cứu nhiều tranh tượng và các hiện vật cổ trong các ngôi mộ quan lại. Những ngôi mộ cổ thời Lý như một của thứ phi Lê Xuân Lan vợ vua Lý Thần Tông và mộ Lê Văn Thịnh không cho ta gì về thông tin trang phục, vì thời Lý phổ biến tục hỏa táng trong tầng lớp quý tộc. Mộ thời Trần cũng được khảo cổ học nghiên cứu như mộ các hoàng hậu: Thuận Thiên, Thiên Cảm, Tuyên Từ. Một số mộ quý tộc như mộ Phạm Lễ ở Thái Bình, quan tài được sơn son thếp vàng, nhưng thi thể đã mủn nát, trong quan tài chỉ có ba chóe sứ và 60 đồng tiền thời Đường, Tống và một hộp nhỏ bằng bạc. Căn cứ vào cấu trúc mộ và hình vẽ trên quan tài này có thể chứng minh
  7. đây là mộ quý tộc thời Trần. Vào những năm cuối của thế kỉ XX, khi đào thủy lợi đã phát hiện được mộ vua Lê Dụ Tông, sau đó là mộ của Phạm Thị Nguyên Chân (mộ Vân Cát), mộ Hoàng Đức, mộ Dương Xá, mộ Bái Trạch, Hà Long, mộ Mê Linh, mộ Triết Vương Trịnh Tùng, một quận công Trịnh Liêu và nhiều ngôi mộ khác, tất cả đã hiện dần ra hình ảnh triều phục, quan lại, vương triều Lê Trịnh. Những triều phục được bảo quản tốt trong các ngôi mộ hợp chất, nhiều kiểu áo, họa tiết gấm vóc tồn tại cách chúng ta khoảng bốn thế kỉ đã hé tiết lộ nhiều thông tin quý báu. Trong những dịp điền dã, tác giả cuốn sách này đã trực tiếp tham khảo những chiếc áo triều phục được bảo quản của các dòng họ danh gia vọng tộc thời Lê Trịnh và thời Nguyễn. Ngoài ra còn kể đến những khảo cứu một số trang phục nằm trong các bảo tàng và các sưu tập tư nhân trong và ngoài nước. Việc giải mã được những trang phục này, phải hiểu biết sâu sắc về họa tiết, đặc điểm của gấm vóc trong
  8. từng giai đoạn lịch sử, bởi chúng có liên quan đến quan chế từ thế kỉ XVIII trở về trước. Tác giả kiêm chủ nhiệm đề tài nghiên cứu về các thiết chế văn hóa nghi lễ và trang phục các triều đại phong kiến Việt Nam (giai đoạn từ thời Hùng Vương đến đời Lý, Trần). Trong một thời gian dài nhiều năm, tác giả đã thu thập nhiều tư liệu, hiện vật, văn bản, gia phả, tranh tượng có giá trị cho công việc khảo cứu của mình. Những giá trị của hiện vật trang phục, cụ thể về mũ, áo, đai, hia, hốt cũng được tác giả nghiên cứu, so sánh, tìm ra những đặc điểm và chuyển ra các nét vẽ đồ họa, mẫu hoa văn, họa tiết, kiểu áo mũ. Trang phục Lý, Trần đã được làm rõ và tìm thấy một số đặc điểm. Nhiều bộ sách nói về lễ nghi, trang phục cũng được tác giả tìm hiểu kĩ để so sánh với các trang phục của Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản. Nhiều tranh,
  9. tượng cổ đã giúp ích cho tác giả nghiên cứu trang phục các triều đại xa xưa. Đặc biệt một số tài liệu và tranh vẽ của các giáo sĩ, thương nhân phương Tây (Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp) tới Đông Kinh, Kẻ Chợ vào thế kỉ XVII, XVIII ghi chép về đất Việt xưa là tài liệu vô cùng giá trị giúp tác giả trong nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ này đã được tác giả khảo cứu và bảo vệ thành công ở Bộ Văn hóa ngày 16 tháng 12 năm 2003 (quyết định số 4391/QĐBVHTT). Hội đồng khoa học đã đánh giá cao và ghi biên bản như sau: - Đề tài “Các thiết chế văn hóa nghi lễ và trang phục các triều đại phong kiến Việt Nam” là đề tài mới, khó và rất cần thiết, có giá trị thực tiễn cao.
  10. - Đã tập hợp được những tài liệu khá phong phú, đáng tin cậy và xếp đặt các vấn đề một cách có hệ thống. -Đã trình bày những thiết chế nghi lễ và trang phục của từng thời kì lịch sử và phân tích cơ sở văn hóa, kinh tế, xã hội trong từng thời kì. Đã nêu được bản sắc riêng của dân tộc, được biểu hiện về cảm quan thẩm mĩ và óc sáng tạo của người Việt. - Những minh họa hình bằng ảnh và hình vẽ khá chuẩn xác và kĩ lưỡng, giúp người đọc hình dung được dễ dàng những gì được trình bày. - Thư mục dẫn ra nhiều tài liệu tốt, đặc biệt là những công cụ hoặc khảo cứu của Trung Quốc về các triều đại nhằm so sánh và phân tích cũng như đưa ra những giả thuyết cho trang phục các triều đại phong kiến
  11. Việt Nam. - Hội đồng cho rằng nội dung công trình đã đáp ứng được yêu cầu của đề tài và là tài liệu tham khảo tốt cho các nhà sáng tác, nghiên cứu nghệ thuật và văn hóa dân tộc. Hội đồng cũng ghi nhận sự lao động nghiêm túc, công phu, tâm huyết của tác giả. Cuốn “Lịch sử trang phục các triều đại phong kiến Việt Nam” là bước đầu tiên tập hợp các tư liệu về trang phục cổ của người Việt qua các triều đại. Sách có sử dụng nhiều tư liệu khá phong phú, trong đó có sự đóng góp nhiều tư liệu quý của nhà khoa học Trịnh Quang Dũng ở thành phố Hồ Chí Minh. Mặc dù có nhiều cố gắng, song không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, cần nghiên cứu bổ sung cho đề tài này ngày càng hoàn thiện hơn.
  12. Tác giả xin chân thành cảm ơn Giáo sư sử học Lê Văn Lan, Tổng thư kí Hội khoa học lịch sử Dương Trung Quốc, Tiến sĩ đệ tam Đặng Thị Bích Ngân, họa sĩ Trương Quốc Lập, họa sĩ Nguyễn Hữu Ngọc, Phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Văn Huy – những người đã đóng góp ý kiến quý báu cho cuốn sách này, đồng thời cám ơn chương trình tài trợ Giữ gìn di sản văn hóa của công ty Ford Việt Nam 2005 và NXB Văn hóa – Thông tin đã tạo điều kiện cho cuốn sách sớm ra mắt bạn đọc. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của đông đảo bạn đọc để có thể hoàn thiện hơn công việc của mình đang làm nhằm tôn vinh văn hóa trang phục Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại. Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2005 Tác giả Trịnh Quang Vũ
nguon tai.lieu . vn