Xem mẫu

  1. • Nguyễn Minh Toàn • Lê Quốc Bảo • Đặng Thị Hóa • Nguyễn Thanh Giang • Lê Thị Ngọc • Lê Minh Giàu • Nguyễn Thị Ngài • Phạm Vũ Em • Phạm Thị Thúy An • Nguyễn Thị Thanh Loan • Trần Thị Ngọc Bích • Trần Thị Tuyết Dâng • Trần Thị Mảnh Kim • Lê Thị Ngọc Ái • Nguyễn Thị Thúy Nhi • Nguyễn Thị Thúy Hằng • Trần Văn Tuấn • Huỳnh Thị Kiều Diễm • Nguyễn Thị Thanh Tuyền • Phan Vũ Linh • Nguyễn Thị Huỳnh Trang • Huỳnh Văn Ghi
  2. I. Quá trình chuẩn bị về tư tưởng- chính trị: • 6/1911, Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước. • Cách mạng Tháng Mười Nga 1917 thành công  Người rút ra kết luận: chỉ có Cách mệnh Nga là đã thành công và thành cộng đến nơi  dân chúng được hưởng tự do và bình đẳng thật sự.
  3. Những nhà yêu nước, chưa tìm thấy con đường CM đúng đắn. Hàm Nghi H H Thám P B Châu P C Trinh
  4. 6/1911, Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước Ngày 5/6/1911, từ bến cảng Nhà Rồng, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước trên chiếc tàu Latutsơ Trêvin sang phương Tây
  5. • 1919, tại hội nghị Vecxay, Người đã gửi bản yêu sách đến hội nghị đòi quyền tự do dân chủ và bình đẳng của dân tộc Việt Nam. • 7/ 1920 Nguyễn Ái Quốc đọc được bản Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa  đi đến một lựa chọn dứt khoát con đường giải phóng dân tộc do Lênin vạch ra.
  6. Hội nghị Véc-xây (Pháp) của các nước Đồng minh thắng trận năm 1919 Bản yêu sách 8 điểm của Nguyễn Ái Quốc gửi tới HN Véc- xây
  7. Tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc Bản sơ thảo lần thứ nhất NHỮNG LUẬN CƯƠNG VỀ CÁC VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ THUỘC ĐỊA V.I. LÊNIN Lênin và tác phẩm
  8. • 12/ 1920 tại Đại hội của Đảng xã hội pháp họp ở Tour, Nguyễn Ái Quốc đã tán thành gia nhập quốc tế III và tham gia thành lập Đảng cộng sản Pháp. • Cuối 1921, tại đại hội lần thứ I của Đảng cộng sản Pháp tại Macxay, Nguyễn Ái Quốc trình bài hội thảo về vấn đề “CNCS và các nước thuộc địa” và kiến nghị thành lập ban nghiên cứu thuộc đia trực thuộc ủy ban trung ương ĐCS Pháp.
  9. Năm 1922, ban nghiên cứu thuộc địa được thành lập, Nguyễn Ái Quốc được cử là trưởng tiểu ban nghiên cứu vấn đề Đông Dương. Tháng 6/ 1923, Người rời Pháp đi Maxcova để tham gia hội nghị quốc tế nông dân, đồng thời trực tiếp nghiên cứu học tập kinh nghiệm Cách mạng tháng mười Nga và chủ nghĩa Mac - Lênin
  10.  Như vậy, những quan điểm cơ bản về chiến lược, sách lược CMGP thuộc địa và CM vô sản mà NAQ tiếp thu từ CN Mac – Lenin và Người đã truyền bá vào nước ta là một bước chuẩn bị quan trọng về chính trị - tư tưởng cho sự thành lập chính Đảng vô sản ở nước ta.
  11. II. Quá trình chuẩn bị về tổ chức. 1. Thành lập hội Việt Nam cách mạng thanh niên. - 11/1924 Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc) cùng các nhà cách mạng Trung Quốc, Triều Tiên, Ấn Độ, Thái Lan, Indonexia…thành lập hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức. - 6/1925 người sáng lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, hạt nhân là công sản đoàn, cơ quan tuyên truyền của hội là tuần báo Thanh Niên. Đây là bước chuẩn bị có ý nghĩa quyết định về mặt tổ chức cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam.
  12. - 1925-1927: Người mở những lớp huấn luyện chính trị tại Quảng Châu, đào tạo đội ngũ tiến bộ cho cách mạng Việt Nam. - 1927, những bài giảng của người được tập hợp lại in thành sách Đường Cách Mệnh. - Tác phẩm này Người vạch ra những phương hướng cơ bản về chiến lược và sách lược của CMGPDT ở Việt Nam. Tác phẩm nêu lên ba tư tưởng cơ bản: • CM là sự nghiệp của đông đảo quần chúng • Cm phải có Đảng của chủ nghĩa Mac – Lenin lãnh đạo • Cm trong nước đoàn kết với giai cấp vô sản thế giới và là một bộ phận của Cm thế giới. Tác phẩm Đường Cách Mệnh và tuần báo Thanh Niên được chuyển về Việt Nam để hình thành về tổ chức của một chính Đảng vô sản ở Việt Nam.
  13. - 1928: hội Việt Nam cách mạng Thanh Niên thực hiện chủ trương “ vô sản hoá “, đưa hội viên vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền cùng sống và làm việc với công nhân để tự rèn luyện và truyền bá CN Mac – Lenin. - Phong trào “Vô sản hóa” góp phần thực hiện việc kết hợp CN Mac-Lenin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước  thúc đẩy nhanh sự hình thành Đảng Cộng Sản VN.
  14. Phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, trở thành phong trào mang tính chất tự giác, phong trào đòi hỏi phải có sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản. Bên cạnh sự ra đời của hội VNCMTN thì trong nước cũng thành lập Tân Việt cách mạng Đảng (7/1928) gồm những trí thức trẻ và thanh niên tiểu tư sản yêu nước, Địa bàn hoạt động chủ yếu ở Trung kỳ.
  15. - Trước đòi hỏi của phong trào, ba tổ chức cộng sản lần lượt ra đời: + Đông Dương cộng sản Đảng ( 6/1929). + An Nam cộng sản Đảng ( 8/1929). + Đông Dương cộng sản liên đoàn (9/1929).
  16. 2. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. - Phong trào dân tộc dân tộc dân chủ ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ đòi hỏi phải có sự lãnh đạo của một Đảng Cộng sản thống nhất. - 3/2-7/2/1930 Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì hội nghị tại Cửu Long ( Hương Cảng- Trung Quốc) hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, chương trình tóm tắt, điều lệ vắn tắt của Đảng và các hội quần chúng. Các văn kiện quan trọng của Đảng được hội nghị thông qua là Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
  17. Kết luận: sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Ái Quốc- người chuẩn bị tư tưởng, chính trị, tổ chức.
nguon tai.lieu . vn