Xem mẫu

  1. LÀM VIỆC NHÓM KHÔNG KHÓ 1. Nội quy nhóm Trước khi bắt tay làm việc, nhóm nên chung sức để đề ra nội quy cho cả nhóm. Bao gồm: • Thời khóa biểu cho lịch họp (cứ bao lâu thì sẽ họp một lần, thời gian và địa điểm cụ thể). • Thông tin liên lạc của mỗi thành viên. • Tạo điều kiện để chắc rằng mỗi thành viên có thể phát biểu ý kiến một cách dễ dàng nhất (ví dụ, ngồi thành vòng tròn, và lần lượt từng người phát biểu cho tới khi hết vòng) • Vạch ra những cách xử lí rõ ràng để giải quyết vấn đề nhóm
  2. • Mỗi thành viên nên có một cuốn photo về nội quy 2. Liệt kê và giao nhiệm vụ • Bạn chỉ cần lên danh sách những việc mà nhóm cần hoàn thành. • Giao nhiệm vụ cho mỗi thành viên, tùy theo khả năng của từng người sao cho mỗi người có thể phát huy khả năng của mình cao nhất. Nếu có thành viên muốn thử sức nhưng chưa có kinh nghiệm? Hãy bắt cặp bạn này với người có kinh nghiệm hơn. Bí quyết là hãy để từng cá nhân phát huy tối đa thực lực, trong khi vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. - Để tránh tình trạng "trống đánh xuôi kèn thổi ngược", nhiệm vụ của nhóm là phải chọn ra một trưởng nhóm có khả năng phán đoán tốt những năng lực và cá tính của các thành viên. Nhiệm vụ của trưởng nhóm là tìm ra các cách vượt qua những điểm yếu, có khả năng thông tin hai chiều và biết tạo bầu không khí hưng phấn, lạc quan trong nhóm, cũng như tạo cơ hội cho mọi thành viên tham gia ý kiến… Tốt nhất, các bạn nên có một buổi họp để quyết
  3. định xem ai quan tâm tới mảng nào của đề tài, để có thể phát huy khả năng và sở trường của từng người. Từ đó, giao trách nhiệm, cụ thể, rạch ròi… Mỗi thành viên phải đóng góp trí lực cùng nhau thực hiện kế hoạch đã đề ra. Những buổi họp là cách thức tuyệt hảo để bồi đắp tinh thần đồng đội và thói quen làm việc theo nhóm ngay từ lúc mới thành lập. Những buổi họp giúp các thành viên mới làm quen với nhau, tạo sự nhất trí về các mục tiêu được giao cùng với các vấn đề cần giải quyết về mặt tổ chức. Người lãnh đạo cần động viên mọi người bàn thảo, phát biểu ý kiến ngay cả với ý kiến không đồng thuận cũng có giá trị của nó. Cũng cần tạo bầu không khí thông hiểu nhau giữa các thành viên, cập nhật thông tin về tiến độ và những thay đổi cách làm việc. • Cuối cùng, thống nhất thời gian hạn chót cho từng thành viên. • Chọn một nhóm trưởng
  4. 3. Cách cư xử Làm việc nhóm có thể là ác mộng khủng khiếp khi các thành viên không có phép lịch sự tối thiểu với người khác như: Lắng nghe khi người khác đang phát biểu ý kiến. Khuyến khích các thành viên ít nói có ý kiến. Dàn hòa các thành viên quá khích trong việc tranh luận. Không tư thù cá nhân khi ý kiến của một người nào đó qua mặt ý kiến của mình. Nếu bạn đã làm tốt những gợi ý đơn giản này thì bạn đã thấy “Làm việc nhóm – Không khó” phải không nào? Nguồn: vietnamlearning.vn
nguon tai.lieu . vn