Xem mẫu

  1. BÀI 1 LÀM VIỆC HIỆU QUẢ THEO NHÓM Giảng viên: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Anh
  2. MỤC TIÊU CỦA BÀI • Học viên hiểu được sự cần thiết của việc hợp tác, làm việc theo nhóm. • Học viên hiểu được quy luật chi phối sự hình thành và phát triển nhóm. Những dấu hiệu cảnh báo của nhóm qua các giai đoạn để có cách ứng xử phù hợp. • Học viên hiểu được một số mâu thuẫn nảy sinh trong khi làm việc nhóm và biết cách xử lý mâu thuẫn giữa các thành viên của nhóm. • Học viên biết cách giảm thiểu mâu thuẫn để nhóm có thể làm việc hiệu quả.
  3. NỘI DUNG CỦA BÀI • Khái niệm nhóm. • Các yếu tố cần thiết để nhóm hoạt động hiệu quả. • Các giai đoạn phát triển của nhóm. • Nhận biết các dấu hiệu qua từng giai đoạn phát triển nhóm. • Mâu thuẫn nhóm và cách giải quyết .
  4. 1. KHÁI NIỆM NHÓM Nhóm là gì? Nhóm là tập hợp người hợp tác với nhau một cách có tổ chức để đạt được những mục tiêu cụ thể trong một lĩnh vực hoạt động xác định.
  5. 1. KHÁI NIỆM NHÓM ( TIẾP) “Một ngôi sao chẳng sáng lên, Một thân lúa chín chẳng nên mùa vàng Một người đâu phải nhân gian, Sống chăng một đốm lửa tàn mà thôi…”
  6. 1. KHÁI NIỆM NHÓM ( TIẾP) “Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
  7. 1. KHÁI NIỆM NHÓM ( TIẾP) Khi con người hợp tác với nhau, chia sẻ và hỗ trợ, bổ sung cho nhau thì có thể hoàn thành được nhiều việc hơn và tốt hơn là khi mỗi người làm việc riêng rẽ.
  8. 2. NĂM CHỮ “P” CHO 1 NHÓM HOẠT ĐỘNG HIỆU QUẢ Mục đích Vị trí Kế hoạch Quyền hạn Con người Purpose Position Plan Power People
  9. 2.1. MỤC ĐÍCH ( PURPOSE) • Tại sao lại sử dụng nhóm? • Bạn mong đợi gì ở nhóm? • Mục đích chung của các nhóm là đưa những người có khả năng thích hợp vào hợp tác trong công việc nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể.
  10. 2.2. VỊ TRÍ ( POSITION) • Ai chọn người tham gia vào từng nhóm? • Các nhóm báo cáo cho ai? • Mối quan hệ giữa các nhóm như thế nào?
  11. 2.3. QUYỀN HẠN (POWER) • Phạm vi công việc của mỗi nhóm là gì? • Nhóm sẽ làm việc về những vấn đề có ảnh hưởng đến toàn thể tổ chức? • Nhóm sẽ tập trung vào một lĩnh vực giới hạn nhất định? • Nhóm có quyền tự quyết định tới đâu?
  12. 2.4. KẾ HOẠCH (PLAN) • Nhóm sẽ đảm nhiệm những trách nhiệm được giao và thực hiện quyền hạn như thế nào? • Ai trong nhóm sẽ làm gì và làm như thế nào? • Bao nhiêu thành viên trong nhóm là phù hợp? • Vị trí lãnh đạo nhóm sẽ cố định hay luân phiên giữa các thành viên? • Người lãnh đạo có trách nhiệm và quyền hạn gì? • Lịch họp nhóm như thế nào? Trong các cuộc họp nhóm, khối lượng công việc làm được là bao nhiêu? • Những thành viên trong nhóm sẽ làm gì ngoài buổi họp? • Các thành viên cống hiến cho nhóm trong bao lâu?
  13. 2.5. CON NGƯỜI ( PEOPLE) • Chính con người tạo ra nhóm – sự thành công hay thất bại của nhóm phụ thuộc vào con người. • Cần biết rõ kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm và khả năng của mỗi người trong nhóm. • Lựa chọn các thành viên của nhóm để tạo ra sự phù hợp với mục đích, vị trí, quyền hạn và kế hoạch đã đặt ra.
  14. 3. NHÓM ĐƯỢC PHÁT TRIỂN NHƯ THẾ NÀO ?
  15. 3. NHÓM ĐƯỢC PHÁT TRIỂN NHƯ THẾ NÀO? Mỗi nhóm đều trải qua một chu trình phát triển: - Giai đoạn hình thành - Giai đoạn biến động - Giai đoạn chuẩn hóa - Giai đoạn hoạt động
  16. 3.1. GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH Đây là giai đoạn mọi người đều phấn chấn, háo hức và có cảm giác về sức mạnh. Các thành viên phải làm quen với nhau trước khi làm những việc quan trọng của nhóm. Hoạt động Chuẩn hoá Biến động Hình thành
  17. 3.2. GIAI ĐOẠN BIẾN ĐỘNG Ở giai đoạn này, những mâu thuẫn về kinh nghiệm, tính cách,… bắt đầu xuất hiện. Sự “khác nhau” giữa các thành viên trong nhóm trở thành điều hiển nhiên. Trong giai đoạn này sẽ có nhiều ý kiến theo những chiều hướng khác nhau được đưa ra. Hoạt động Chuẩn hoá Biến động Hình thành
  18. 3.3. GIAI ĐOẠN CHUẨN HÓA Là giai đoạn phải “xuất phát thực tế”. Các chuẩn mực dần hình thành thông qua sự đồng thuận. Sau khi tranh luận và thể hiện sự khác biệt, các thành viên của nhóm học cách hiểu biết lẫn nhau. Sức mạnh hay sự yếu kém của mỗi thành viên thực sự trở nên rõ ràng và nhóm sẽ bắt đầu hình thành khuôn khổ. Hoạt động Chuẩn hoá Biến động Hình thành
  19. 3.4. GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG Là giai đoạn “hiệp lực”. Nhóm sẽ phát triển và lớn mạnh. Các mối quan hệ rõ ràng và sự đồng thuận được thiết lập theo phương hướng chung của nhóm. Các mục tiêu được định hướng dựa trên nhiệm vụ hơn là các mối quan hệ. Khi đó nhóm có thể đạt kết quả cao. Hoạt động Chuẩn hoá Biến động Hình thành
  20. 4. NHẬN BIẾT CÁC DẤU HIỆU QUA TỪNG GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA NHÓM
nguon tai.lieu . vn