Xem mẫu

Làm việc cùng Chương trình Nhân quyền Liên Hợp Quốc: Sổ tay cho Xã hội Dân sự Làm việc cùng Chương trình Nhân quyền Liên Hợp Quốc Sổ tay cho Xã hội Dân sự New York và Geneva, 2008 Thiết kế và hình thức của ấn phẩm này không nhằm biểu đạt bất kỳ quan điểm nào của Ban thư ký Liên Hợp quốc về vị thế pháp lý của bất kỳ quốc gia, lãnh thổ, thành phố hay khu vực nào cũng như chính quyền của những đơn vị đó, hoặc liên quan đến biên giới và lãnh thổ của các đơn vị này. HR/PUB/06/10/Cập nhật lần1 Sổ tay này được thực hiện với sự hỗ trợ tài chính của Rights & Democracy Dịch từ bản tiếng Anh “Working with the United Nations Human Rights Programs: A Handbookfor Civil Society” với sự cho phép của Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về Nhân quyền – Văn phòng Bangkok (bản tiếng Anh và các ngôn ngữ khác của LHQ có tại http://www.ohchr.org/EN/PublicationsResources/Pages/SpecialIssues.aspx) Một số thông tin đƣợc ngƣời dịch cập nhật so với bản tiếng Anh năm 2008. Ngƣời dịch: Nghiêm Hoa, 5/2014. Góp ý về việc sử dụng các thuật ngữ bằng tiếng Việt hoặc các chi tiết trong bản dịch, xin vui lòng liên lạc với nghiemhoa@gmail.com 2 Lời nói đầu Viết lời nói đầu cho cuốn Sổ tay này là một trong những việc đầu tiên tôi làm trên cương vị Cao ủy Nhân quyền. Tôi nghĩ việc này thật phù hợp. Việc này cho tôi một cơ hội sớm để, từ vị trí mới này, nhấn mạnh điều tôi luôn tin tưởng trong suốt sự nghiệp mình. Tôi luôn tin vào năng lực biến đổi của xã hội dân sự. Không ai có thể xem nhẹ những đóng góp của xã hội dân sự với sự phát triển của các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền, việc vận động cho nhân quyền cũng như việc vận hành của các cơ chế nhân quyền được đề cập trong cuốn Sổ tay này. Ngày nay, những quan điểm, kiến thức thực tế và học thuật của xã hội dân sự đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết với phong trào nhân quyền để có thể đạt được công lý và bình đẳng cho tất cả mọi người. Vì vậy, Văn phòng của tôi coi việc hợp tác với xã hội dân sự là một ưu tiên chiến lược, vì việc hợp tác ấy thúc đẩy những mục tiêu chung của chúng ta, giúp giải quyết những quan tâm chung, và hỗ trợ nhiệm vụ của văn phòng cũng như những sáng kiến ở cả các hội sở chính và trên thực địa. Các tổ chức và cá nhân thuộc xã hội dân sự cũng đóng góp tích cực cho các chuyên gia độc lập trong các cơ chế nhân quyền đã có từ lâu, bao gồm các ủy ban công ước và các thủ tục đặc biệt. Quan trọng hơn, sức nặng vai trò và kiến thức của họ cũng đã được đưa vào hoạt động của Hội đồng Nhân quyền, cơ quan liên chính phủ mới thay thế Ủy ban Nhân quyền từ tháng 6/2006. Những người bảo vệ nhân quyền, các tổ chức phi chính phủ và tất cả các bên liên quan khác trong xã hội dân sự tiến hành công việc nhân quyền của họ theo nhiều cách khác nhau: họ chia sẻ thông tin, vận động và giám sát chặt chẽ các quyền con người; báo cáo các vi phạm, hỗ trợ nạn nhân; và thực hiện các chiến dịch xây dựng những tiêu chuẩn nhân quyền mới. Họ làm những việc đó từ cộng đồng của họ và những người họ chịu trách nhiệm. Họ khiến những người không quyền lực có thể lên tiếng ở những nơi mà nếu không có sự đóng góp đó, những nơi như các diễn đàn và các cơ chế quốc tế về nhân quyền, sẽ nằm ngoài tầm với của các nạn nhân. Rõ ràng, cần có sự tham gia các của tác nhân xã hội dân sự để hiểu sâu sắc và làm chủ việc vận hành của các thiết chế nhân quyền trong nước, khu vực và quốc tế. Cuốn Sổ tay này nhằm đóng góp vào nỗ lực ngày càng tăng đó. Cuối cùng, cho phép tôi nhấn mạnh rằng việc giới thiệu cuốn Sổ tay này cũng đồng thời với việc chúng ta cùng kỷ niệm 60 năm Tuyên ngôn Nhân quyền toàn cầu. Những lời hứa về công lý, nhân phẩm và nhân quyền cho tất cả mọi người trong Tuyên ngôn vẫn còn chưa đạt được. Chúng ta phải hết sức kiên trì nỗ lực để những nguyên tắc của Tuyên ngôn Toàn cầu kết quả với những cộng đồng khác nhau mà chúng ta phụng sự. Tôi hy vọng rằng cuốn Sổ tay này sẽ giúp các nhân tố trong xã hội dân sự hiểu và tiếp cận với hệ thống nhân quyền của Liên Hợp Quốc. Đây là một nguồn lực khiêm tốn nhưng đáng kể trong nỗ lực chung của chúng ta để nhân quyền, nhân phẩm và bình đẳng trở thành hiện thực trên toàn cầu. Navanethem Pillay Cao ủy Liên Hợp Quốc về Nhân quyền 3 Mục lục GIỚI THIỆU.................................................................................................................................................6 I. GIỚI THIỆU VĂN PHÒNG CAO ỦY LIÊN HỢP QUỐC VỀ NHÂN QUYỀN....................................9 II. CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỌC BỔNG VÀ ĐÀO TẠO CỦA OHCHR.................................................22 III. CÁC ẤN PHẨM VÀ TÀI LIỆU CỦA OHCHR..................................................................................31 IV. CÁC ỦY BAN CÔNG ƯỚC................................................................................................................36 V. HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN.................................................................................................................76 VI. CÁC THỦ TỤC ĐẶC BIỆT...............................................................................................................108 VII. KIỂM ĐIỂM ĐỊNH KỲ PHỔ QUÁT...............................................................................................134 VIII. GỬI KHIẾU NẠI TỐ GIÁC MỘT VI PHẠM NHÂN QUYỀN.....................................................149 IX CÁC QUỸ VÀ KHOẢN TÀI TRỢ.....................................................................................................169 4 Danh mục chữ viết tắt ACT Dự án hỗ trợ Cộng đồng đồng hành (“Assisting Communities Together”) CAT Công ước chống Tra tấn và các biện pháp trừng phạt hay đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục CEDAW Công ước về Xóa bỏ Mọi hình thức phân biệt đối xử với Phụ nữ CRC Công ước về Quyền Trẻ em ECOSOC Hội đồng Kinh tế và Xã hội ICCPR Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị ICERD Công ước Quốc tế về Xóa bỏ mọi hình thức Phân biệt Chủng tộc ICESCR Công ước Quốc tế về Quyền kinh tế, xã hội và văn hóa ICRMW Công ước Quốc tế về Bảo vệ tất cả lao động di trú và thành viên gia đình họ LDC Các nước chậm phát triển NGO Tổ chức phi chính phủ NHRI Cơ quan Nhân quyền Quốc gia OHCHR Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc OPCAT Nghị định thư tùy chọn bổ sung Công ước Chống Tra tấn và các biện pháp trừng phạt hay đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục UNDEF Quỹ Dân chủ của LHQ UNDP Chương trình Phát triển của LHQ UNESCO Tổ chức LHQ về Giáo dục, Khoa học và Văn hóa UNITAR Viện Đào tạo và Nghiên cứu của LHQ UPR Cơ chế Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn