Xem mẫu

  1. Làm thế nào để ôn thi cho hiệu quả Ôn thi là thời gian khó khăn và "khổ sở" nhất. Bởi vì, trong một giai đoạn ngắn học sinh phải tiếp thu, sắp xếp với một khối lượng kiến thức lớn, nhiều môn. Vậy, làm thế nào để ôn thi có hiệu quả nhất trong thời gian nước rút? Xin chia sẻ với các bạn vài kinh nghiệm nhỏ sau đây: Tự ôn thi: Tự ôn thi không những rèn luyện tư duy độc lập mà còn nâng cao hiệu quả học tập, làm giàu tri thức cho mình. Thực tế đã chứng minh, hầu hết những bạn học sinh đậu đại học thậm chí là thủ khoa trong các kì thi đều xuất phát từ con đường tự học, tự ôn thi. Không phải cứ ngồi vào bàn học nhiều là tốt, mà điều quan trọng ở đây là phải biết tập trung vào việc học, phân chia thời gian học các môn trong ngày hợp lý. Cần xen kẽ việc học với thời gian thư giãn, giải trí. Bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng và sách giáo khoa: Chuẩn kiến thức, kỹ năng được xem như một yêu cầu cụ thể để hướng dẫn học sinh triển khai đề cương ôn tập kiến thức, rèn luyện kỹ năng đúng với trọng tâm, không lan man, ôm đồm, quá tải. Còn sách giáo khoa được coi là tài liệu phục vụ ôn thi tốt nhất. Sách giáo khoa có nhiều nội dung kiến thức, vì vậy trong quá trình ôn tập, các bạn cần chú ý đến việc hệ thống lại phần kiến thức đã học sao cho “ôn đến đâu chắc đến đó”.
  2. Luyện đề năm trước: Đề thi chứa các nội dung kiến thức đầy đủ và tổng quát nhất. Khi luyện đề thi các bạn không những nắm được các kiến thức đã học, bổ sung những kiến thức còn thiếu mà còn giúp các bạn nắm bắt được các thủ thuật làm bài thi, sao cho nhanh và chính xác nhất, là cách để các bạn rèn luyện sự tự tin trước mỗi kì thi. Muốn luyện đề thi, nhất thiết các bạn đã nắm được những kiến thức cơ bản, đã học. Rà soát trí óc như xem triển lãm: Điều phiền toái nhất khi học bài là hình như đầu có mình đã kín mít, không còn chỗ để nhồi nhét thêm chữ nào nữa. Dĩ nhiên teen không thể trải cả “mớ” kiến thức ra sàn rồi xem còn thiếu sót chỗ nào được. Khi rà soát lại quá trình học, cố gắng hình dung trong đầu “bức tranh” kiến thức của mình, không chỉ xem mình đã học được những gì, mà còn cả những chỗ chưa động đến nữa. Dùng giấy khổ lớn: Mua sẵn một vài tờ giấy khổ lớn, như A3 chẳng hạn. Đầu tiên kẻ lịch thi của bạn lên một mặt và dán lên tường. Sau đó viết lên một chủ đề bạn sẽ thi, ví dụ như học về nhân vật văn học, bạn phân ra 2 cột là điểm tốt và điểm xấu, hoặc về lịch sử thì ghi 2 cột về diễn biến và ý nghĩa lịch sử. Không nên viết dài dòng mà chỉ gạch những ý chính. Những trang giấy đó dán quanh phòng học sẽ giúp bạn nhẩm lại kiến thức dễ hơn là mở sách. Học bằng tay: Khi học bài không nên chỉ đọc ra rả như vẹt, mà hãy tự tay làm bộ ôn tập cho riêng mình. Đọc qua phần bài cần học để nắm ý chính, ghi lại những ý chính quan trọng, gạch chân những chỗ cần thiết. Có thể “trang trí” tờ ôn tập của bạn bằng một số cụm từ viết tắt hay ngôn ngữ teen mà bạn thích cho đỡ khô khan. Nhớ rằng lúc làm bài đừng bê nguyên xi mấy từ này vào nhé. Tô màu cho ý chính: Màu sắc là công cụ hữu hiệu để ghi nhớ những thứ phức tạp một cách hệ thống. Khi học lịch sử, hãy dùng màu xanh cho tên các địa danh, màu vàng cho tên người và đỏ cho ngày tháng. Vừa bắt mắt vừa biết ngay mình đang nhớ dữ liệu loại nào, phải không?
  3. Thư giãn: Hãy cho bản thân được thả lỏng sau khi học hành căng thẳng. Ít nhất là 10 phút mỗi giờ. Không nên học một mạch 3 giờ một lúc, bộ não sẽ khó mà nhớ hết được. Có thể “tranh thủ” uống cốc cà phê, nghe nhạc, ăn mì tôm… Để bộ óc tách hoàn toàn khỏi sách vở cho thư thái. Lên kế hoạch số giờ học trong 1 tuần (ví dụ 60 giờ), và bao nhiêu giờ cho mỗi môn học. Tham khảo chương trình học khác: Hiện tại có rất nhiều chương trình ôn tập cho teen lựa chọn: truyền hình, trực tuyến... Nếu rảnh bạn nên dạo qua những trang có bài ôn tập hay, hoặc nghe giảng trực tuyến xem liệu có học lỏm được kiến thức nào mới lạ không. Mỗi thầy cô có phong cách dạy khác nhau và cách bổ trợ kiến thức khác nhau. Nhưng không nên cái nào cũng vào xem, sẽ làm teen rối tung lên vì không biết nên theo cái nào. Ngủ đủ giấc: Những giấc ngủ gật bên bàn học không được tính đâu nhé. Đây là ngủ đúng nghĩa trên giường và đúng giờ ấy. Không thức quá khuya, nên ngủ sớm một chút rồi sáng dậy sớm học tiếp. Cố gắng bảo đảm một ngày ngủ được ít nhất 6 tiếng nếu bạn muốn trụ đến ngày thi. “Tám” ít thôi: Trước kỳ thi nên tập trung nghĩ lại những gì mình đã học, đừng mải mê “tám” với lũ bạn xem cuối tuần đi chơi đâu hay mốt nào đang hot… Làm bài thi xong không đứng túm năm tụm ba so sánh kết quả với nhau, vì còn những môn sau nữa, và nếu thấy mình không giống với tụi bạn (mà chưa chắc số đông đã đúng), teen sẽ cuống lên và thế là quên béng những thứ sẽ thi tiếp đó. Thở thật sâu: Đừng ru rú học trong nhà. Trước giờ cơm hãy đi dạo một chút, hoặc ra ban công thưởng thức không khí trong lành. Trước khi bắt đầu bài thi, sẽ ngồi thẳng, hít thật sâu 6 hơi bằng mũi và thở ra bằng mồm. Tưởng tượng qua những kiến thức bạn cần khi làm bài, và gạt bỏ nỗi lo lắng đi. Hãy cầm bút lên và khiến cha mẹ tự hào về bạn. Nhẩm lại kiến thức vừa ôn: Trước lúc đi ngủ hay buổi sớm thức dậy các bạn nên tập thói quen nhẩm đi nhẩm lại kiến thức mà mình đã vừa học trong đầu để xem
  4. thử mình đã học được bao nhiêu phần trăm. Cố gắng ghi nhớ những chi tiết chính đừng nên vụn vặt, nên vạch ra các ý lớn để ôn tập như nội dung các chương trong chương trình học. Không còn bao lâu nữa, kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011 sẽ đến. Chúc các bạn học sinh lớp 12 vận dụng những bí quyết trên một cách hiệu quả để ôn tập cho tốt, vượt qua kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ.
nguon tai.lieu . vn