Xem mẫu

  1. Làm sếp tốt với 6 bí quyết Những người giỏi chuyên môn không hẳn đã quản lý tốt. Cần rất nhiều kỹ năng và kiến thức để khuyến khích, đánh giá và điều hành một tập thể. Một nhà lãnh đạo không chỉ nắm rõ về công việc mà còn phải giao tiếp tốt - một kỹ năng không phải đến một cách tự nhiên. Có những nguyên tắc cơ bản để trở thành một nhà quản lý hiệu quả, Rich Moore, chuyên gia cấp cao tại Hiệp hội Quản lý AAIM ở Mỹ, nói. "Nhà quản lý hiệu quả nhất là người biết được tài năng của từng đối tượng và dành thời gian để tìm hiểu nhân viên của mình". Sau đây là 6 cách để nâng cao kỹ năng quản lý. 1. Kiểm tra kiến thức bản thân Đôi khi, biết được điều gì mình chưa biết là điểm tốt nhất để khởi hành. Kiểm tra lại những gì mình biết và không biết về việc quản lý. Xem xét lại những kinh nghiệm của mình và của những ông chủ trước đây. Điều gì là có lợi và điều gì cần thay đổi? Bạn có thể sẽ tìm ra được những tính cách tốt và xấu từ những ông chủ cũ và tận dụng kiến thức đó cho mình. 2. Tìm một người cố vấn dày dặn kinh nghiệm Một bước quan trọng khác là tìm một người lãnh đạo có uy tín trong chỗ làm của mình. Theo dõi và cố gắng học hỏi những thói quen tốt từ người này. 3. Đi học trở lại Rất nhiều tổ chức cung cấp các khóa phát triển kỹ năng quản lý. Ngoài ra, có thể tham dự các hội thảo về quản lý với nhiều chủ đề như: Vai trò thay đổi thế nào khi trở thành nhà lãnh đạo? Làm thế nào để đàm phán? Làm sao để huy động nhân viên? 4. Đọc sách Một cách khác để đưa việc phát triển kỹ năng quản lý vào trong tay mình là đọc các cuốn sách về kỹ năng điều hành. Có một số cuốn tham khảo như: First Break All the Rules: What the World's Greatest Managers Do Differently, tác giả Marcus Buckingham và Curt Coffman, Good to Great, tác giả Jim Collins, It's Your Ship: Management Techniques from the Best Damn Ship in the Navy, tác giả D. Michael Abrashoff, và One Minute Manager của Kenneth Blanchard. 5. Học cách lắng nghe và hiểu người khác Bí quyết để thành công trong vai trò lãnh đạo là biết cách giao tiếp và đánh giá chính xác nhân viên của mình. Đó là phần thách thức nhất trong việc quản lý của nhiều nhà chuyên nghiệp khi ở trong tình thế chuyển từ một người bạn sang vị trí điều khiển. Khi thiết lập mối quan hệ với một tập thể mới, điều quan trọng là phải thẳng thắn và trung thực. Ngoài ra, đánh giá thực tế về khả năng làm việc của nhân viên và nói chuyện với họ về chất lượng công việc. Điều đó có nghĩa là không chỉ chấp nhận công việc đã được thực hiện mà yêu cầu nó phải được thực hiện tốt. 6. Đặt nhân viên của mình lên trên hết Điều cuối cùng ở một nhà quản lý: nếu nhân viên của mình làm việc không hiệu quả, tức là bạn làm việc không hiệu quả. Một người lãnh đạo tốt là phải biết cách đào tạo, hỗ trợ và khích lệ
  2. nhân viên mình. Nếu bạn không dành thời gian hỗ trợ nhân viên và đảm bảo rằng mọi nhu cầu của họ được đáp ứng, tất cả công việc khác của bạn sẽ trở thành vô ích. "Nếu bạn không phát triển được nhân viên của mình, bạn chẳng có gì cả", Moore nói. Nguồn : Theo VnExpress
nguon tai.lieu . vn