Xem mẫu

  1. Làm gi khi được chẩn đoán bị ung thư? Có các loại ung thư nào? Các chẩn đoán luôn cần phải có bằng chứng từ mô học ung thư. Đây là bước tối quan trọng và không được phạm sai lầm. Một bác sĩ giải phẫu bệnh học giỏi, có trách nhiệm không chỉ là đưa ra chẩn đoán, mà còn cung cấp thông tin về loại ung thư. Chẳng hạn, trong ung thư vú, cần biết về kích thước khối u và bao gồm cả số lượng các hạch bạch huyết bị xâm lấn để tiên lượng nguy cơ bệnh sẽ tái phát. Nếu chẩn đoán vẫn chưa rõ ràng, thì việc tìm kiếm sự tư vấn của một bác sĩ giải phẫu bệnh học là rất hữu ích. Bệnh nhân (và cả bác sĩ) đã làm đúng khi yêu cầu gởi mẫu bệnh phẩm cho một bác sĩ giải phẫu bệnh học khác để xác định lại chẩn đoán. Ung thư ở giai đoạn nào? Ung thư ở những giai đoạn muộn thì tiên lượng càng không tốt. Khi nghi ngờ bị ung thư, bước kế tiếp rất quan trọng là đánh giá giai đoạn của bệnh, xem bệnh có lan xa hay chưa. Ngày nay, có nhiều phương tiện chẩn đoán hình ảnh rất hữu dụng, như X quang, siêu âm, CT scan, MRI và hình ảnh hạt nhân. Một loại máy hiện đại và tinh vi nhất hiện nay hỗ trợ chẩn đoán và xác định giai đoạn ung thư là PET - CT. Sự khác biệt lớn nhất giữa PET - CT và các thiết bị chẩn đoán hình ảnh khác là sự kết hợp xử lý hình ảnh chuyển hóa và hình ảnh giải phẫu học.
  2. Bệnh nhân sẽ được tiêm một lượng nhỏ chất đường glucose được đánh dấu bằng chất phóng xạ.Các tế bào ung thư "rất thích" đường. Như vậy, glucose sẽ được các tế bào ung thư bắt giữ và chất phóng xạ sẽ sáng lên đánh dấu vị trí, kích thước và tính hoạt động của tế bào ung thư. Phần CT trong PET cho phép xác định chính xác vị trí các tế bào ung thư . PET-CT giúp giảm thiểu những cuộc phẫu thuật không cần thiết, vì nó có thể xác định được ung thư đã di căn, trong khi một số kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác có thể bỏ sót. Có những tài liệu nghiên cứu cho thấy, bệnh nhân ung thư phổi cần phẫu thuật đều phải sử dụng PET-CT. PET-CT giúp tránh được những cuộc phẫu thuật không cần thiết (khi bệnh đã di căn) trong một nửa bệnh nhân mắc ung thư phổi. Điều trị ung thư như thế nào? Có ba phương pháp chính để điều trị ung thư là phẫu thuật, xạ trị và hóa trị. Muốn chữa khỏi ung thư, phải loại bỏ hết ung thư và chắc chắn nó sẽ không bao giờ tái phát. Do đó, chữa khỏi bệnh có nghĩa là không có bất kỳ sự tái phát nào tại chỗ và xung quanh vùng bị ung thư ban đầu, cũng như không tái phát ở những nơi khác trong cơ thể. Phẫu thuật và xạ trị kết hợp nhằm mục đích chắc chắn rằng khu vực đó đã được "tiệt trùng triệt để”. Phẫu thuật tận gốc để chắc chắn tất cả khối ung thư đã được loại bỏ. Xạ trị tiếp theo để tiêu diệt những tế bào ung thư có thể còn sót lại tại vị trí phẫu thuật. Hóa trị thì khác, nó tiêu diệt các tế bào ung thư đã đi đến vị trí khác và "ẩn náu" ở những cơ quan khác của cơ thể như xương, gan và phổi.
  3. Những tế bào rất nhỏ và có thể không tìm ra được bởi các phương tiện chẩn đoán hiện đại. Hóa trị có thể bằng đường uống hoặc tĩnh mạch để tiêu diệt tế bào ung thư, ngăn ngừa sự di căn xa hơn. Những trung tâm ung thư ở Singapore hội tụ các chuyên gia từ nhiều chuyên khoa nhằm đem đến cho bệnh nhân ung thư sự chăm sóc đa chuyên khoa. Chẳng hạn, một bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn 3 có 50 - 75% nguy cơ ung thư tái phát mặc dù ung thư đã được phẫu thuật cắt bỏ thành công. Với sự hỗ trợ của hóa trị và xạ trị, nguy cơ tái phát tại chỗ và tái phát xa giảm xuống còn 25%. Có cần thêm ý kiến khác? Điều này tùy thuộc vào sự tin tưởng của bệnh nhân với bác sĩ điều trị. Nếu bệnh nhân muốn thì nên tìm kiếm ý kiến thứ hai ở những trung tâm ung thư nổi tiếng, có đầy đủ phương tiện hiện đại, có nhiều chuyên gia giỏi ở nhiều chuyên khoa khác nhau.
nguon tai.lieu . vn