Xem mẫu

  1. Làm gì để việc cai sữa không phải là “một cuộc chiến”? Cai sữa là mốc quan trọng giúp bé chuyển sang một giai đoạn mới trong quá trình phát triển. Việc cai sữa thực ra không quá khó và đáng sợ như “ một cuộc chiến” nếu như bạn biết hiểu và biết áp dụng đúng cách. Khi nào có thể cai sữa cho bé?
  2. Khó có thể nói chính xác được độ tuổi nên cai sữa cho bé yêu, tuy nhiên bạn có thể dựa vào những dấu hiệu sau để quyết định xem có nên cai sữa cho bé không. - Có thể tự kiểm soát được những hoạt động của đầu. Khi bế trẻ đầu đã cứng cáp, không còn ngật ngưỡng và không cần dùng tay đỡ sau gáy. - Trẻ có thể tự ngồi vững, mà không cần phải đỡ. - Có sự vận động cơ hàm (nhai), có thể ăn được những đồ ăn mềm hay đã hầm, ninh nhừ. - Cân nặng của bé phải tăng ít nhất gấp đôi trọng lượng của bé khi mới sinh ra. - Đôi khi trẻ thể hiện những biểu hiện không muốn bú mẹ nữa. - Thời gian bú mẹ của trẻ ngày càng dài hơn so với bình thường. - Khi cầm bất cứ vật gì bé thường cho miệng. - Trẻ ngủ không yên giấc, thường tỉnh giữa chừng hay quấy khóc, khó đi vào giấc ngủ. - Liếm môi, tỏ ra muốn được ăn khi trông thấy người khác đang ăn.
  3. Cách cai sữa cho bé yêu Việc cai sữa cho bé yêu sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, nếu như bạn hiểu và biết áp dụng đúng cách. - Các chuyên gia khuyên bạn nên tiến hành cai sữa một cách từ từ để tránh những sang chấn đối với tâm lý của trẻ sau này, đừng nóng vội và quá sốt sắng muốn đạt kết quả nhanh. Mà thay vào đó bạn hãy học cách kiên nhẫn và chờ đợi. - Phương pháp thứ nhất là hãy ngưng từ từ ngưng không cho trẻ bú sữa. Nhưng bên cạnh đó, để đảm bảo cung cấp đủ lượng dưỡng chất và calo cần thiết cho bé, bạn phải biết kết hợp cho trẻ ăn ngoài ( hay còn gọi là ăn dặm), bằng cách cho trẻ ăn thêm các loại sữa thay thế thông thường như sữa bột, sữa hộp, hay sữa bò (chỉ nên áp dụng phương pháp này sau khi trẻ đã lớn trên 1 tuổi). Bạn cần nhớ rằng, khi cai sữa, chế độ ăn dặm của bé phải cần được “lập trình” một cách thật hoàn hảo, để vẫn có thể cung cấp đủ dưỡng chất cơ thể bé cần, tránh nguy cơ bị còi xương. Có thể khi mới bắt đầu cai sữa, do trẻ chưa quen nên bé có thể sinh ra quấy khóc, đòi bú. Đây là những biểu hiện rất bình thường, không đáng lo ngại, nhưng rất cần sự vững tâm của người mẹ để không cho trẻ bú lại. Sau dần tự trẻ sẽ tìm lại được sự “cân bằng” cho mình.
  4. Với người mẹ, nếu ngưng không cho con bú, bạn có thể sẽ phải chịu đựng hiện tượng tức sữa hay ứ sữa, thậm chí là sưng và viêm đầu vú. Thêm vào đó, trong thời gian này lượng sữa của người mẹ cũng giảm đi rõ rệt. - Ngoai ra, bạn cũng có thể cai sữa cho trẻ bằng cách giảm dần ngắn thời gian cho bú. Phương pháp này có nghĩa là người mẹ sẽ chủ động cắt giảm thời gian cho bé tiếp cận với ti. Ví dụ như trước đây bé thường bú mẹ trong 5 phút/lần thì bây giờ cần phải rút xuống còn 3 phút/lần, dần dần cai hẳn sữa cho bé. - Trì hoãn việc cho trẻ bú cũng là một trong những cách cai sữa cho trẻ hữu hiệu. Bạn nên rút ngắn số lần cho trẻ bú xuống chỉ nên còn khoảng 2 lần/ngày. Nếu bé đòi bú bạn phải bằng nhiều cách khác nhau hãy làm cho trẻ quên đi việc thèm sữa. Kiên quyết không cho trẻ bú lại, nếu không mọi cố gắng nỗ lực của bạn trước đó đều trở thành con số 0, và bạn cũng nên nhớ rằng, lần đầu cai sữa không thành, thì khó khăn sẽ nhân lên gấp nhiều lần cho những lần cai sữa sau. Lưu ý: Nếu bạn đã kiên trì áp dụng mọi biện pháp cai sữa cho trẻ mà vẫn không ích gì, thì đó có thể là do việc lựa chọn thời điểm không thích hợp. Trong trường hợp này bạn nên kiên nhẫn đợi một thời gian nữa rồi hãy cai sữa cho con.
  5. Để việc cai sữa diễn ra nhanh chóng và thành công thì bạn không nên cai sữa cho trẻ khi đang bị ốm sẽ khiến cho trẻ khó thích nghi với những thay đổi mới, gây ra biếng ăn, còi xương. Xin nhắc lại, chế độ ăn dặm của bé khi cai sữa phải thật hoàn hảo, hơn nữa cần chế biến những món ăn thật mềm, nhỏ như cháo loãng hay bột, vừa tốt cho tiêu hóa và sự phát triển răng của trẻ vừa loại trừ những nguy cơ bị hóc, nghẹn. Các bà mẹ cũng nên thường xuyên đổi bữa cho con trẻ để trẻ không bị nhàm chán khi ăn.
nguon tai.lieu . vn