Xem mẫu

1

MỤC LỤC
1. Bài học từ các chính sách truy cập mở trên thế giới ...................................................... 3
2. Đảm bảo toàn vẹn dữ liệu trong hoạt động thư viện điện tử ........................................ 16
3. Đánh giá trình độ kiến thức thông tin của học sinh trung học phổ thông tại VN ........ 25
4. Hoạt động quảng bá và hướng dẫn sử dụng các nguồn tài nguyên thông tin mở tại Thư
viện Trung tâm ĐHQG-HCM ...................................................................................... 35
5. Đào tạo kiến thức số cho sinh viên trong thư viện đại học .......................................... 41
6. Hợp tác giữa cán bộ thư viện với giáo viên và việc xây dựng nguồn học liệu trong
trường phổ thông .......................................................................................................... 49
7. Khai thác nguồn tài liệu điện tử phục vụ nghiên cứu khoa học trong TVĐH.............. 55
8. Khóa học đại trà trực tuyến mở xu hướng phát triển giáo dục đại học ........................ 61
9. Không gian dữ liệu mở, một xu hướng xây dựng thư viện số...................................... 71
10. Quản lý, chia sẻ và truy cập dữ liệu nghiên cứu .......................................................... 81
11. Thư viện số và văn hóa xã hội...................................................................................... 88
12. Tìm hiểu các công cụ chia sẻ và phổ biến tri thức trong chu trình quản trị tri thức tích
hợp ................................................................................................................................ 95
13. Truy cập mở phục vụ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học trong TVĐH .......... 100
14. Ứng dụng và xu hướng phát triển của khai thác dữ liệu ............................................ 106
15. Vai trò của truy cập mở trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở VN ...... 111
16. Xây dựng bộ sưu tập số phục vụ hoạt động giảng dạy và học tập của cán bộ, giảng

viên, học viên trường Đại học An ninh Nhân dân ...................................................... 118

2

BÀI HỌC TỪ CÁC CHÍNH SÁCH TRUY CẬP MỞ TRÊN THẾ GIỚI
Lê Trung Nghĩa, letrungnghia.foss@gmail.com
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Quốc gia về Công nghệ Mở,
Bộ Khoa học và Công nghệ (RDOT)
Đặt vấn đề
Ngày 27/05/2016, Ủy ban châu Âu đã ra thông cáo báo chí [8] về việc “Tất cả các bài
báo khoa học sẽ được truy cập tự do tới năm 2020”. Thông cáo báo chí còn nêu: “Truy cập
mở ngụ ý rằng các xuất bản phẩm khoa học về các kết quả nghiên cứu được các khoản vốn
công - tư và nhà nước hỗ trợ phải được truy cập tự do bởi tất cả mọi người”.
Đi ngược lại thời gian mấy năm về trước để tìm kiếm các chính sách có liên quan tới
truy cập mở của một số tổ chức, quốc gia để học hỏi về các khái niệm, các cách thức chuẩn
bị và triển khai truy cập mở và quan trọng hơn là để trả lời cho câu hỏi “vì sao lại là truy
cập mở”, từ đó rút ra được những bài học nhằm đưa ra các gợi ý cho Việt Nam, là mục đích
chính của bài viết này.
1. Định nghĩa về Truy cập Mở - OA (Open Access)
Chính sách truy cập mở của Tổ chức Liên hiệp quốc về Giáo dục, Khoa học và Văn
hóa (UNESCO) [5], đã nêu khái niệm 'truy cập công bằng' như sau:
“Truy cập công bằng tới khoa học không chỉ là một yêu cầu có tính xã hội và đạo đức
đối với sự phát triển của loài người, mà còn là cơ bản cho việc hiện thực hóa tiềm năng
đầy đủ của các cộng đồng khoa học toàn thế giới và cho việc định hướng sự tiến bộ khoa
học hướng tới việc đáp ứng các nhu cầu của loài người”.
Tại Hội nghị Khoa học Thế giới, 1999, do UNESCO và ICSU tổ chức, khái niệm 'truy
cập mở' lần đầu tiên được nêu trong một tài liệu như sau:
Có nhiều mức và dạng truy cập rộng hơn và dễ dàng hơn tới tài liệu này. Bằng việc
'truy cập mở' tới tài liệu này, chúng tôi ngụ ý tính sẵn sàng tự do trên Internet công khai,
cho phép người sử dụng bất kỳ đọc, tải về, sao chép, phân phối, in ấn, tìm kiếm, hoặc liên
kết tới toàn văn các bài báo, xem chúng để đánh chỉ mục, truyền chúng như là các dữ liệu
tới các phần mềm, hoặc sử dụng chúng vì bất kỳ mục đích hợp pháp nào khác, không có
các rào cản về tài chính, pháp lý, hoặc kỹ thuật khác ngoài những rào cản không thể tách
rời khỏi sự truy cập tới Internet. Ràng buộc duy nhất về tái sản xuất và phân phối, và vai
trò duy nhất về bản quyền trong lĩnh vực này, là nên trao cho các tác giả sự kiểm soát đối
với tính toàn vẹn của tác phẩm và quyền được hiểu và trích dẫn chính xác của họ [11].
Dù là theo định nghĩa nào, thì khái niệm truy cập mở cũng đều có nghĩa là loại bỏ mọi
rào cản để bất kỳ ai cũng được truy cập tự do tới tất cả các kết quả đầu ra của các công trình
nghiên cứu được Nhà nước cấp vốn.
Khái niệm truy cập mở khẳng định một nguyên tắc bất di bất dịch như sau:
'Nguyên tắc theo đó các kết quả nghiên cứu từng được nhà nước cấp tiền sẽ được truy
cập tự do trong phạm vi công cộng là nguyên tắc đầy sức thuyết phục, về cơ bản không cãi
lại được' [2].
3

2. Các dạng và mức truy cập mở
Ngay cả trong định nghĩa đầu tiên về truy cập mở của Sáng kiến Truy cập Mở
Budapest, chúng ta đã thấy có gợi ý rằng đối với một tài liệu, dù là truy cập mở, cũng có
nhiều mức và dạng truy cập mở khác nhau, như được chi tiết hóa bên dưới đây.
Có 2 cơ chế, còn được gọi là 2 con đường, cho truy cập mở:
Truy cập mở 'Vàng' (Gold OA): việc xuất bản theo cách thức cho phép truy cập tức
thì tới bất kỳ ai bằng điện tử và không mất tiền. Các nhà xuất bản có thể bù đắp các chi phí
của họ thông qua một số cơ chế, như thông qua các khoản thanh toán từ các tác giả được
gọi là các khoản tiền xử lý bài báo - APCs (Article Processing Charges), hoặc thông qua
quảng cáo, tài trợ hoặc các khoản bao cấp khác.
Truy cập mở 'Xanh' (Green OA): ngụ ý việc ký gửi kết quả nghiên cứu đã được thẩm
định ngang hàng vào kho lưu trữ điện tử. Các kho có thể được cơ sở của nhà nghiên cứu
quản lý, nhưng các kho được chia sẻ hoặc theo chủ đề cũng được sử dụng chung. Sự truy
cập tới kết quả nghiên cứu có thể được trao hoặc tức thì hoặc sau một khoảng thời gian cấm
vận được đồng thuận.

Hình 1. Các cơ chế - con đường truy cập mở
Bên cạnh các cơ chế - con đường, còn có 2 mức truy cập mở có thể phân biệt được:
Truy cập mở không mất tiền (Gratis OA): truy cập không mất tiền trên trực tuyến.
Truy cập mở tự do (Libre OA): truy cập không mất tiền trên trực tuyến cộng thêm
với các quyền sử dụng bổ sung khác nhau. Các quyền sử dụng bổ sung đó thường được trao
qua việc sử dụng các giấy phép Creative Commons nhất định khác nhau. Truy cập mở tự
do là tương đương với định nghĩa về truy cập mở trong Sáng kiến Truy cập Mở Budapest,
Tuyên bố Bethesda về Xuất bản Truy cập Mở và Tuyên bố Berlin về Truy cập Mở tới Tri
thức trong các khoa học và nhân văn.
3. Khác biệt giữa truy cập mở và tài nguyên giáo dục mở
Hiện nay chúng ta đang nói nhiều về tài nguyên giáo dục mở - OER (Open Educational
Resources). Vì vậy câu hỏi thường gặp là truy cập mở (OA) và tài nguyên giáo dục mở
4

(OER) khác nhau như thế nào? Câu trả lời có trong tài liệu 'Chỉ dẫn cơ bản về tài nguyên
giáo dục mở (OER)' [10].
Xuất bản truy cập mở là khái niệm quan trọng, nó rõ ràng có liên quan tới - nhưng
khác biệt với - khái niệm OER.
Wikipedia lưu ý rằng 'truy cập mở' thường được dùng để chỉ : (1) '(xuất bản) truy cập
mở'; hoặc (2) 'truy cập tới tư liệu (chủ yếu các xuất bản phẩm khoa học) thông qua Internet
theo một cách thức sao cho tư liệu đó là tự do cho tất cả mọi người để đọc, và sử dụng (hoặc
sử dụng lại) ở các mức độ khác nhau'; hoặc (3) 'tạp chí truy cập mở, các tạp chí trao sự truy
cập mở cho tất cả mọi người hoặc một phần đáng kể các bài báo của chúng'. “Xuất bản truy
cập mở” thường được dùng để chỉ các xuất bản phẩm nghiên cứu khoa học được phát hành
theo một giấy phép mở. OER là các tư liệu dạy và học được phát hành theo một giấy phép
mở. Rõ ràng, đặc biệt trong giáo dục đại học, có một sự chồng lấn, khi các xuất bản phẩm
nghiên cứu khoa học thường tạo thành một phần quan trọng của toàn bộ tập hợp tư liệu mà
sinh viên cần truy cập để hoàn thành việc học tập, nghiên cứu của họ một cách thành công,
đặc biệt ở bậc sau đại học.
Truy cập mở, tài nguyên giáo dục mở hay dữ liệu mở có những phần giống nhau, có
sự chồng lấn nhau nhưng là những khái niệm khác nhau và có khả năng phân biệt được. Dù
vậy, nên áp dụng sự khác biệt vì nó cho phép thảo luận và lên kế hoạch có nhiều sắc thái
hơn về các dạng giấy phép mở thích hợp nhất cho các dạng tài nguyên khác nhau.
4. Chính sách truy cập mở của một số tổ chức
Bài viết này xem xét chính sách truy cập mở của một số tổ chức được nêu bên dưới.
4.1. Chính sách truy cập mở của Ngân hàng Thế giới
Ngày 02/04/2012, Ngân hàng Thế giới - WB (World Bank) đã xuất bản tài liệu 'Chính
sách truy cập mở của Ngân hàng Thế giới cho các xuất bản phẩm chính thức' [1]. Ngoài các
nội dung quy định trách nhiệm và quyền hạn cho các nhân viên của WB và các bên đối tác
khi tạo ra các xuất bản phẩm được áp dụng chính sách có hiệu lực từ ngày 01/07/2012, điều
đáng lưu ý nhất là chính sách đề cập tới các giấy phép Creative Commons cụ thể cho các
xuất bản phẩm truy cập mở được ký gửi vào Kho Tri thức Mở của WB như sau:
1. Giấy phép CC BY-NC-ND (Creative Commons Attribution Non-Commercial NoDerivative) là giấy phép Creative Commons “ghi công, phi thương mại, không có
phái sinh” - phù hợp với truy cập mở không mất tiền (Gratis OA) - cho phép các
bên thứ 3 phân phối tác phẩm không cần sự cho phép rõ ràng từ người nắm giữ bản
quyền, nhưng không vì các mục đích thương mại và không xây dựng dựa vào tác
phẩm đó được, miễn là bên thứ 3 thừa nhận tác phẩm đó theo cách được người cấp
phép chỉ định (nhưng không theo bất kỳ cách gì gợi ý rằng người cấp phép thừa
nhận cho bên thứ 3 hoặc sử dụng tác phẩm của bên thứ 3)
2. Giấy phép CC BY (Creative Commons Attribution) là giấy phép “ghi công” của
Creative Commons - phù hợp với truy cập mở tự do (Libre OA) - nó cho phép các
bên thứ 3 phân phối, sử dụng lại, và xây dựng dựa vào tác phẩm đó, bao gồm cả
5

nguon tai.lieu . vn