Xem mẫu

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH “HỘI NGHỊ - HỘI THẢO TẬP HUẤN VỀ CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2013” _____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ DANH MỤC THAM LUẬN STT Tên bài 1. TS. Đặng Thị Bích Liên, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Định hướng nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và sử dụng kết quả nghiên cứu. 2. GS. TSKH. Lưu Trần Tiêu, Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia. Hướng dẫn phương pháp xây dựng Thuyết minh nghiên cứu khoa học - công nghệ cấp Bộ. 3. GS.TS. Lê Thị Quý, Viện trưởng Viện nghiên cứu Giới và phát triển. Cơ sở lý luận và thực tiễn của nghiên cứu khoa học về gia đình hiện nay. 4. PGS. TS. Lâm Quang Thành, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao. Định hướng ứng dụng khoa học công nghệ trong đào tạo vận động viên cấp cao chuẩn bị cho ASIAD và OLYMPIC. 5. ThS. Hồ Việt Hà, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính. Huy động các nguồn lực cho nghiên cứu khoa học của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 6. PGS.TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa. Vấn đề cần ưu tiên nghiên cứu khoa học trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa hiện nay. 7. ThS. Trần Tuyết Ánh, Vụ trưởng Vụ Gia đình. Gắn việc nghiên cứu khoa học với việc thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam. 8. TS. Nguyễn Văn Lưu, Vụ Đào tạo.Gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực du lịch với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ trong sự nghiệp phát triển du lịch nước nhà. 9. PGS.TS. Phạm Trung Lương, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch. Giải pháp ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ quốc tế phục vụ phát triển du lịch ở Việt Nam. 10. TS. Vũ Dương Thúy Ngà, Phó Vụ trưởng Vụ Thư viện. Đổi mới quản lý, hoạt động thư viện Việt Nam và những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu khoa học thời gian tới. 11. TS. Từ Thị Loan, Phó Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam. Nghiên cứu khoa học gắn với thực hiện các Chiến lược, Quy hoạch phát triển Ngành. Trang 3 9 21 38 45 49 55 59 73 84 91 BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH “HỘI NGHỊ - HỘI THẢO TẬP HUẤN VỀ CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2013” _____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ 12. PGS.TS. Trương Quốc Bình, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam -Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia. Về hoạt động của Hội đồng khoa học các cấp ở các đơn vị nghiên cứu khoa học của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hiện nay. 13. TS. Đỗ Ngọc Anh, Hiệu trưởng Đại học Văn hóa TP.HCM. - TS. Lâm Nhân, Trưởng khoa Văn hoá dân tộc, Đại học Văn hoá TP.HCM. Nghiên cứu khoa học với đào tạo nguồn nhân lực văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình khu vực phía Nam. 14. TS. Đinh Quang Ngọc, Phó Giám đốc Trung tâm KHKT TDTT Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh. Mô hình Viện nghiên cứu khoa học trong trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh thực trạng và giải pháp. 15. TS. Nguyễn Danh Hoàng Việt, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Thể dục thể thao. Nghiên cứu khoa học gắn với đào tạo đội ngũ trí thức ngành Thể dục thể thao 16. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch. Định hướng nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Du lịch những vấn đề cấp bách đặt ra cần giải quyết. 17. ThS. Nguyễn Hoàng Anh, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường. Giới thiệu Trang tin điện tử quản lý nghiên cứu khoa học, công nghệ và môi trường - Ngân hàng dữ liệu công trình nghiên cứu KHCNMT. 18. TS. Từ Mạnh Lương, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Giới thiệu Thông tư 03/2012/TT-BVHTTDL ngày 30/3/2012 quy định việc quản lý nhiệm vụ KHCN của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các văn bản có liên quan. 100 109 119 135 140 152 163 2 BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH “HỘI NGHỊ - HỘI THẢO TẬP HUẤN VỀ CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2013” _____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ ĐỊNH HƯỚNG NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ SỬ DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TS. Đặng Thị Bích Liên Kính thưa các vị đại biểu, thưa toàn thể Hội nghị! Hôm nay chúng ta tổ chức Hội nghị - Hội thảo về công tác nghiên cứu khoa học trong bối cảnh Trung ương vừa ra Nghị quyết về phát triển khoa học và công nghệ, đồng thời Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị quyết số 46/NQ-CP ban hành Chương trình hành động về Phát triển Khoa học và Công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Theo đó: “Trung ương yêu cầu phải đổi mới, nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng và chính quyền về vai trò của khoa học và công nghệ, coi phát huy ứng dụng và phát triển khoa học và công nghệ là một bộ phận không thể thiếu của quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành và địa phương, đồng thời phải có chính sách, cơ chế đặc biệt trọng dụng và đãi ngộ đối với cán bộ khoa học đầu ngành; cán bộ được giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ quốc gia; cán bộ trẻ tài năng. Đồng thời, phải vận dụng đúng đắn cơ chế thị trường để đổi mới, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước; cơ chế, chính sách; xây dựng và thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Trong đó, đổi mới công tác quản lý nhà nước, đổi mới tổ chức, hoạt động và cơ chế chính sách là khâu đột phá. Tập trung ưu tiên tháo gỡ các vướng mắc trong công tác kế hoạch đầu tư, tài chính, đặc biệt là cơ chế cấp phát, thanh quyết toán kinh phí cho các hoạt động khoa học và công nghệ”. Cũng tại Hội nghị này, Đảng đã ghi nhận sự nỗ lực, tâm huyết của đội ngũ các nhà khoa học, sự cố gắng của các doanh nghiệp và nhân dân trong việc đóng góp vào sự nghiệp khoa học và công nghệ của quốc gia, đạt nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mặt khác cũng chỉ ra rằng khoa học công nghệ vẫn chưa phát triển chưa xứng tầm, hoạt động khoa học và công nghệ nhìn chung còn trầm lắng, chưa thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế-xã hội. Nguyên nhân tồn tại nằm ở nhiều mặt, từ đầu tư tới đào tạo, sử dụng cán bộ; cơ chế hoạt động chậm đổi mới; công tác quy hoạch, kế hoạch chưa gắn với yêu cầu phát triển Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH “HỘI NGHỊ - HỘI THẢO TẬP HUẤN VỀ CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2013” _____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ kinh tế-xã hội; cơ chế tài chính còn chưa hợp lý. Thị trường khoa học và công nghệ phát triển chậm, chưa gắn kết chặt chẽ kết quả nghiên cứu, ứng dụng và đào tạo với nhu cầu sản xuất, kinh doanh và quản lý. Hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ còn thiếu định hướng chiến lược, hiệu quả thấp. Nghị quyết cũng đã chỉ rõ các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, tồn tại này. Với mục tiêu đến năm 2020, khoa học và công nghệ Việt Nam đạt trình độ phát triển của nhóm các nước dẫn đầu ASEAN; đến năm 2030, có một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến thế giới. Riêng đối với ngành văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch của chúng ta, hoạt động khoa học và công nghệ trong những năm qua đã đạt được kết quả đáng khích lệ ở một số mặt sau đây: Một là: Về cơ bản các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đều tập trung hướng nghiên cứu làm rõ cả về lý luận và thực tiễn những vấn đề về phát triển văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình đã được ghi trong các Nghị quyết của Đảng, các Luật, Nghị định, Thông tư và các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành; những vấn đề thực tiễn đặt ra trong quá trình tổ chức thực hiện và đề xuất hệ thống các giải pháp cho từng ngành, lĩnh vực. Hai là: kết quả nghiên cứu của một số công trình khoa học là tài liệu tham khảo có giá trị cho cơ quan quản lý nhà nước trong việc hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, hoạch định các chính sách, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực; bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc, văn hóa các dân tộc thiểu số, phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật, phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc; xây dựng nhân cách, lối sống của con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế và là tài liệu hữu ích phục vụ đào tạo đại học và sau đại học cho các trường, viện nghiên cứu trong và ngoài Bộ. Ba là: chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học, giảng viên được nâng cao, sự gắn kết giữa đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học được tăng cường. Đội ngũ cán bộ, giảng viên trẻ tham gia vào nghiên cứu khoa học ngày càng nhiều. Đây chính là tiền đề quan trọng cho việc đào tạo đội ngũ kế cận trong nghiên cứu khoa học của các đơn vị. Cuối cùng cũng phải khẳng định: Công tác quản lý nhà nước về nghiên cứu khoa học được củng cố, kiện toàn cả về bộ máy tổ chức và cán bộ từ Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho đến các đơn vị trực thuộc Bộ Văn 4 BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH “HỘI NGHỊ - HỘI THẢO TẬP HUẤN VỀ CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2013” _____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ hóa, Thể thao và Du lịch. Hệ thống văn bản quản lý công tác nghiên cứu khoa học của Bộ được chú trọng nghiên cứu ban hành và dần hoàn thiện. Tuy nhiên, ngoài những kết quả đạt được trên đây, do nhiều nguyên nhân khác nhau vẫn còn một số tồn tại hạn chế, khoa học công nghệ chưa thật sự trở thành động lực thúc đẩy; chưa tạo sự gắn kết có hiệu quả giữa nghiên cứu với ứng dụng phục vụ công tác quản lý nhà nước và với tổ chức hoạt động thực tiễn. Cụ thể ở những vấn đề sau: Thứ nhất: Các Tổng cục, Cục, Vụ chưa đề xuất được những nhiệm vụ khoa học và công nghệ mang tính đột phá nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách cả về lý luận và thực tiễn trong quản lý và hoạt động. Vị trí, vai trò của khoa học công nghệ chưa được đánh giá là khâu then chốt của quá trình phát triển, do đó việc đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ của các đơn vị, trường học chưa sát với thực tiễn, hàm lượng khoa học chưa cao. Cụ thể trong năm 2012 Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch nhận được tổng số 82 đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ của 07 lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, tuy nhiên chỉ có 18 nhiệm vụ được tuyển chọn phê duyệt đưa vào thực hiện trong năm 2013-2014 (kể cả nhiệm vụ đột phá do Bộ đặt hàng); Năm 2013 có 52 đề xuất và có 19 nhiệm vụ được phê duyệt đưa vào thực hiện trong năm 2014-2015. Thứ hai: Công tác xây dựng hồ sơ thuyết minh nhiệm vụ khoa học và công nghệ còn nhiều hạn chế. Chưa bám sát mục tiêu, nội dung của nhiệm vụ nghiên cứu; hồ sơ chưa đảm bảo đúng theo mẫu đã quy định; sản phẩm nghiên cứu chưa đáp ứng yêu cầu, xác định các chuyên đề nghiên cứu còn chưa chuẩn xác. Chưa định lượng được khối lượng công việc cần thực đối với một công trình nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Bộ, việc xây dựng các định mức kinh phí cụ thể chưa thực hiện theo những quy định tại Thông tư liên tịch của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ. Thứ ba: Việc thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ tại nhiều đơn vị chưa được quan tâm đúng mức, vẫn còn những công trình nghiên cứu không đảm bảo chất lượng, tiến độ thực hiện quá chậm so với hợp đồng đã ký kết. Một số công trình nghiên cứu sau khi đã tiến hành nghiệm thu cấp Bộ việc chỉnh sửa, hoàn thiện theo ý kiến thành viên Hội đồng còn quá chậm. Nhiều đề tài đưa vào thực hiện từ khi chưa sáp nhập Bộ dù được đôn đốc thường xuyên nhưng đến nay vẫn chưa thể tiến hành nghiệm thu. 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn