Xem mẫu

BỘ Y TẾ
TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE TRUNG ƯƠNG

KỶ YẾU
CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CỦA HỆ TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE
NĂM 2014

Hà Nội, 2015

1

CHỦ BIÊN
ThS.BS. Trần Quang Mai - Phó Giám đốc Phụ trách quản lý, điều hành
Trung tâm Truyền thông GDSK Trung ương

BIÊN TẬP
ThS.BS. Trịnh Ngọc Quang - Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông GDSK Trung ương
ThS.BS. Lý Thu Hiền - Trưởng phòng Đào tạo và Nghiên cứu khoa học
Ths.BS. Đào Thị Tuyết - Phó trưởng phòng Đào tạo và Nghiên cứu khoa học
ThS. Phùng Thị Thảo - Cán bộ phòng Đào tạo và Nghiên cứu khoa học
CN. Nguyễn Thị Lý - Cán bộ phòng Đào tạo và Nghiên cứu khoa học

TRÌNH BÀY
HS. Vũ Bảo Ngọc - Cán bộ phòng Đào tạo và Nghiên cứu khoa học
CN.Đặng Ngọc Bình - Cán bộ phòng Đào tạo và Nghiên cứu khoa học

2

MỤC LỤC
NỘI DUNG

1.

2.
3.

4.

5.
6.
7.

8.

9.
10.
11.

12.
13.
14.

15.

Nghiên cứu tình hình nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của
các bà mẹ có con từ 6-24 tháng tuổi và một số yếu tố liên quan tại
huyện Phú Tân, tỉnh An Giang năm 2012
Thực trạng sử dụng và kiến thức, thái độ của người uống rượu, bia
ở thị trấn Chợ Rã, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn năm 2014
Đánh giá hiệu quả truyền thông giáo dục sức khỏe trong thay đổi
kiến thức, thái độ thực hành phòng chống tác hại thuốc lá của sinh
viên, giáo viên, nhân viên trường Đại học Thủ Dầu Một tỉnh Bình
Dương năm 2014
Thăm hộ gia đình kết hợp với tầm soát nguy cơ tiền đái tháo đường
và đái tháo đường type 2 ở đối tượng trên 45 tuổi tại phường Trần
Hưng Đạo, thành phố Quy Nhơn
Kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan về phòng
chống lao của người dân thành phố Cà Mau năm 2013
Sáng kiến cải tiến kỹ thuật hướng dẫn tra cứu các mốc thời gian chăm
sóc sức khỏe bà bầu và trẻ em < 1 tuổi bằng tờ rơi
Nghiên cứu kiến thức, thái độ và hành vi của phụ nữ và nam giới
trong độ tuổi sinh đẻ về chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai tại
thành phố Đà Nẵng
Đánh giá kiến thức, thực hành của người dân về chăm sóc mắt đúng
cách trước và sau truyền thông tại một số huyện thị của tỉnh Hà
Giang trong 2 năm 2012-2014
Đánh giá kỹ năng truyền thông giáo dục sức khỏe của cộng tác viên
y tế cơ sở huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh năm 2014
Nghiên cứu thực trạng sử dụng thuốc lá tại 4 quận huyện thành
phố Hải Phòng
Khảo sát hiểu biết, thái độ, hành vi của cộng đồng về phòng chống
tác hại của thuốc lá và luật luật phòng chống tác hại của thuốc lá tại
Hải Phòng năm 2014
Thực trạng hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe hệ thống y tế
thôn bản tỉnh Hòa Bình năm 2014
Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống Rubella của phụ nữ trong
độ tuổi sinh đẻ tại thành phố Huế năm 2013 và các yếu tố liên quan
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống bệnh cúm
A/H5N1 ở người của người dân tại 3 huyện Nam Đông, A Lưới và
Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống HIV/AIDS của nam
quan hệ tình dục đồng giới tại thành phố Nha Trang, Khánh Hòa

3

TRANG

5

14
26

35

43
50
54

64

65
66
73

80
90
96

107

16.

17.

18.

19.
20.

21.

22.

Đánh giá thực trạng kiến thức và thái độ thực hành về phòng chống
suy dinh dưỡng trẻ em ở phụ nữ nuôi con dưới 5 tuổi tại xã Vân
Khánh, huyện An Minh
Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về kỹ năng truyền thông
giáo dục sức khỏe của cán bộ y tế các xã, thị trấn huyện Tam
Đường 2013
Kiến thức, thực hành phòng chống bệnh tay chân miệng của bà mẹ
có con dưới 10 tuổi tại thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm
Đồng năm 2014
Khảo sát thực trạng hoạt động phòng tư vấn các đơn vị y tế tuyến
huyện năm 2014
Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan về
phòng chống cúm gia cầm trên người của người dân huyện Châu
Thành, tỉnh Long An năm 2014
Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống sốt xuất huyết
của người dân hai xã, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận
năm 2013
Đ iều tra kiến thức, thái độ, hành vi về kết quả thực hiện vệ
sinh tổng thể do cộng đồng làm chủ huyện T huậ n B ắc, tỉnh

116

126

132

137
142

148

157

Ninh Thuận
23.

24.
25.
26.
27.

28.

Thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi phòng chống cúm A của học
sinh trường THCS Phù Đổng và THCS Sào Nam huyện Duy Xuyên
- tỉnh Quảng Nam
Nghiên cứu tình hình thừa cân, béo phì của học sinh từ 6-10 tuổi tại
một số trường tiểu học thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
Khảo sát tỷ lệ hộ gia đình có nguồn nước sinh hoạt và nhà tiêu hợp
vệ sinh tại huyện Nông Cống, Thanh Hóa năm 2013
Nghiên cứu kiến thức, thực hành về làm mẹ an toàn của bà mẹ có
con dưới 24 tháng tuổi tại tỉnh Trà Vinh năm 2014
Thực trạng sức khỏe tâm thần và một số yếu tố liên quan của
học sinh trường Trung học cơ sở Tam Khương, Đống Đa, Hà
Nội năm 2014
Thực trạng hoạt động truyền thông về sức khỏe tâm thần tại các
tỉnh/thành phố trong cả nước năm 2014

4

158

167
181
190
201

210

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH
NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ TRONG 6 THÁNG ĐẦU CỦA CÁC BÀ MẸ
CÓ CON TỪ 6-24 THÁNG TUỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
TẠI HUYỆN PHÚ TÂN, TỈNH AN GIANG NĂM 2012
Nguyễn Thị Tâm, Văn Hiển Tài
Trung tâm Truyền thông GDSK tỉnh An Giang
Tóm tắt nghiên cứu
Nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) hoàn toàn trong 6 tháng đầu góp phần làm
giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em. Có nhiều yếu tố liên quan đến thực hành nuôi
con bằng sữa mẹ. Việc nghiên cứu tình hình NCBSM và một số yếu tố liên quan
là cần thiết nhằm xác định tỉ lệ bà mẹ có kiến thức, thái độ và thực hành đúng về
NCBSM và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành
về NCBSM. Nghiên cứu thực hiện trên 300 bà mẹ tại huyện Phú Tân, trong thời
gian từ tháng 11/2012 đến tháng 8/2013.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ bà mẹ có kiến thức về NCBSM tốt là 59%,
thái độ tích cực/ tốt về NCBSM là 76,7%. Tỉ lệ các bà mẹ cho trẻ bú sớm sau sinh
(BSSS) trong vòng 1 giờ đầu là 75,7%, tỉ lệ bà mẹ NCBSM hoàn toàn là 25,3%.
Nơi cư ngụ, trình độ học vấn, kiến thức chung về NCBSM có liên quan đến thái độ
NCBSM của các bà mẹ. Thái độ cho trẻ bú sớm sau sinh liên quan đến thực hành
cho trẻ bú sớm sau sinh. Trình độ học vấn, qui mô gia đình, kinh tế gia đình và kiến
thức chung về NCBSM liên quan đến thực hành NCBSM hoàn toàn của các bà mẹ.
1. Đặt vấn đề
Một trong những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến tình trạng suy dinh
dưỡng trẻ em là thực hành NCBSM, nhất là việc cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6
tháng đầu. Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng, cả nước có 61,7% trẻ bú mẹ
trong vòng 1 giờ đầu sau sinh; 19,6% trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu [10].
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khuyến cáo các bà mẹ cho trẻ bú mẹ sớm trong
vòng 1 giờ đầu sau sinh, cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục
cho trẻ bú mẹ kéo dài đến 24 tháng hoặc lâu hơn [5], [6], [8], [10].
Các công trình nghiên cứu đều cho rằng sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự
phát triển của trẻ. Tuy nhiên, hiện nay các chương trình quảng cáo, tiếp thị về sữa
công thức đang được đẩy mạnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, làm ảnh
hưởng đến nhận thức và thực hành của các bà mẹ về NCBSM. Do vậy nghiên cứu
tình hình NCBSM trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con từ 6-24 tháng tuổi và

5

nguon tai.lieu . vn