Xem mẫu

  1. Kỹ thuật trồng, nhân giống và chăm sóc Địa Lan Trồng và chăm sóc cây địa lan là mối quan tâm của nhiều người, nhân giống nó để có nhiều chậu lan đẹp! Xin chia sẻ cách thức cơ bản để tách nhánh địa lan, trồng và chăm sóc theo cách truyền thống. Trồng lan phải tuân thủ theo 02 nguyên tắc: dinh dưỡng, liều lượng và bị chi phối bởi 08 yếu tố: Giống - - Bón phân Nước tưới và độ ẩm - - Thoáng gió - Ánh sáng Nhiệt độ - thể trồng - Giá trị bệnh - Phòng Ánh sáng nghe có vẻ như không liên quan gì đến nguyên tắc dinh dưỡng và liều lượng? Nhưng ánh sáng quyết định sự quang hợp tạo sinh chất cho cây vậy có phải là dinh dưỡng không. Cường độ ánh sáng lớn nhỏ trong ngày và khoảng thời gian chiếu sáng trong ngày. Về thoáng gió nghe có vẻ lại càng không liên quan gì đến dinh dưỡng và liều lượng? Thật ra nói thoáng gió là muốn nói đến lượng gió_cường độ gió. Gió ngoài tác dụng bài khí tù trong vườn làm dảm khả năng sinh nấm mốc gió còn mang hơi ẩm chứa các loại khoáng hoà tan trong không khí đến cho cây-vì lan là loài phụ sinh nên hấp thụ dưỡng chất cả bằng lá. 1. Kỹ thuật trồng địa lan
  2. Trồng lan nói chung và địa lan nói riêng đều phải tuân thủ theo tắc 02 nguyên tắc dinh dưỡng a) Nguyên - Địa lan truyền thống được lưu truyền từ xưa đến nay bằng phương pháp sinh sản vô tính. Vì vậy cây giống khi tách ra phải to khoẻ vẩy giả - củ phải căng tròn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng để phát triển và sinh sản. khi tách lan trước đây các nghệ nhân kiêng lấy dao cắt mà phải lấy tay vặn. Mỗi tay cầm một củ và vặn ngược chiều nhau cho đến khi hai thân đó đứt rời nhau tuyệt đối không được cầm mỗi tay một củ mà bẻ ngang sang hai bên tay. Có như thế thì trong quá trình vặn sẽ làm chỗ tiếp giáp giữa hai cây co thắt chặt lại - thắt chặt các ống mao dẫn để giữ cho cây không mất nước. Khi ra lan cố gắng hạn chế tới mức tối thiểu những tổn thương của rễ, vì rễ lan rất dòn nên dễ gẫy. rửa sạch khóm lan mới tách đó rồi mới cắt bỏ những chỗ lá thối và rễ thối, nhớ là chỉ bỏ lá thối thôi còn lá có già mấy cũng để đấy vì lan hấp thụ dưỡng chất đa phần bằng lá và ở những cây già thì đa phần là rễ đã hỏng.nhiều người sợ cây lan mất nước do thoát hơi ở lá nên cắt bớt lá đi (đó là 1 sai lầm mà nên hạn chế sự thoát hơi nước bằng cách đưa lan vào chỗ râm mát). Rễ lan gẫy ở đâu là cắt ngay ở đó bạn đừng tiếc, một vết gẫy của rễ mà không được cắt đi thì đấy là nơi phát sinh ra nốt thối và phá hỏng hoàn toàn phần rễ còn lại cũng như mầm bệnh tấn công lên cây lan. - Ngày nay ta có thể dùng dao để cắt - tách lan. Vết cắt đứt ngọt các ống mao dẫn khiến cây bị chẩy nhựa ở vết cắt rất nhiều nếu la không vít lại. Không nên lấy que sắt nóng dí vào đây, nhiệt độ cao sẽ làm chết một số mắt ngủ tập trung chủ yếu ở khu vực này. Trước đây người ta hay lấy vôi bôi vào vết cắt ngày nay ta
  3. lấy nhựa thông ngâm tan trong cồn bôi vào vết cắt ở thân cũng như vết cắt ở đầu rễ để chống mất nước. Khi thấy nhựa thông khô là đem trồng được ngay, trước đây họ hay hong cho cây lan một hai ngày về bản chất chỉ là đợi cho các vết cắt khô nhựa rồi mới trồng. - Nên chọn đơn vị tách chiết khoẻ và chọn thời điểm tách chiết vào đầu mùa sinh trưởng nhằm giúp cây không mất nước, đảm bảo vệ sinh khi tách chiết đấy là nguyên tắc về dinh dưỡng.
nguon tai.lieu . vn