Xem mẫu

  1. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN NẤM ĂN
  2. Chương 2: NẤM LÀ GÌ ?
  3. ĐẶC ĐIỂM CHUNG - Sinh vật nhân thật - Sinh sản theo kiểu bào tử - Cấu tạo của nấm có cả đơn bào và dạng sợi, gồm 02 phần: + Hệ sợi tơ: được xem như “rễ, thân, lá” của cây trồng. + Quả thể : là “trái”, có “hạt” là các bào tử. - Nấm lớn: có tai nấm hay quả thể có kích thước lớn, gồm 03 loại chính: nấm ăn được và ăn ngon (nấm ăn), nấm không ăn được hay ăn không ngon (nấm dược liệu), nấm độc (nấm có chứa độc tố).
  4. ĐẶC ĐIỂM TẾ BÀO HỌC Nấm lớn có cấu tạo cơ thể là một tản (bộ máy sinh dưỡng chưa phân hoá thành các cơ quan khác nhau), thường có dạng sợi và được gọi là sợi nấm. Có 2 dạng sợi : - Sợi sơ cấp: sinh bào tử (tế bào có một nhân) - Sợi thứ cấp: là sự kết hợp của 2 sợi sơ cấp, tế bào có hai nhân
  5. ĐẶC ĐIỂM TẾ BÀO HỌC Cấu tạo sợi nấm: Hình ống trụ dài có kích thước khác nhau, có vách ngăn không hoàn chỉnh (có những lỗ nhỏ, nhân và tế bào chất có thể thông thương). Đường kính: 3-5 µm, chiều dài: vài chục cm. Các sợi nấm phát triển theo chiều dài ngọn, có thể tạo thành các nhánh ngang. Các nhánh lại có thể tiếp tục phân nhánh liên tiếp. Ở một số nấm, các sợi nấm có nhánh quấn chặt nhau theo chiều dọc tạo thành: thể đệm, hạch nấm, chụp nấm, rễ giả,…
  6. Sợi bò Sợi hút Quả thể Rễ giả Hạch nấm Hệ sợi nấm
  7. CÁC BÀO QUAN TRONG TẾ BÀO NẤM Chitin Cấu tạo tế bào nấm tương tự tế bào các nhóm sinh vật nhân thật, bao gồm: vách tế bào, Glucan chất nguyên sinh, nhân tế bào, không bào,… Vách tế bào: cấu tạo chính là chitin và glucan, có cấu trúc sợi xếp trên một bản mỏng đồng nhất, có thể có chứa các sắc tố
  8. CÁC BÀO QUAN TRONG TẾ BÀO NẤM Màng nguyên sinh chất: dày khoảng 0,007µm, cấu tạo gồm phospholipid chiếm 40% và protein chiếm 38% trọng lượng khô của màng. Chất nguyên sinh: là một dịch keo trong suốt, luôn chuyển động. Nhân: đường kính 2-3µm, hình cầu, có vai trò mang thông tin di truyền và điều khiển việc sinh tổng hợp protein, enzym cho các hoạt động sống. Màng nhân có ba lớp và có rất nhiều lỗ nhân.
  9. CÁC BÀO QUAN TRONG TẾ BÀO NẤM Các bào quan khác: mạng lưới nội chất, bộ máy Golgi, ti thể có cấu tạo và chức năng tương tự các loài sinh vật có nhân thực khác. Không bào: hình cầu, có thể dài và thon nhỏ lại khi qua các lỗ thông trên vách ngang sợi nấm. Không bào và chất nguyên sinh nấm có chứa rất nhiều các thể nhỏ, có kích thước khác nhau (hạt glycogen, lipid hay một số muối vô cơ).
  10. ĐẶC ĐIỂM DINH DƯỠNG - Nấm là sinh vật dị dưỡng, hô hấp hiếu khí - Lấy dinh dưỡng qua màng tế bào hệ sợi (hệ enzym phân giải ngoại bào (protease, cellulase, amylase, chitinase,…)) - Gồm 03 nhóm chính: + Hoại sinh: phân hủy xác bã thực vật, động vật thành các chất đơn giản hấp thụ được. + Ký sinh: sống bám vào cơ thể sinh vật khác, làm suy yếu, tổn thương cơ thể chủ. + Cộng sinh: quan hệ hỗ trợ cùng phát triển (cộng sinh nấm - rễ thực vật,…).
  11. ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Nấm sinh sản bằng bào tử, gồm Nang bào tử kín bào tử vô tính và bào tử hữu tính. Bào tử vô tính: gồm: Bào tử kín (bào tử nang): phát sinh trong các nang, phóng thích ra bên ngoài khi vỏ nang nứt vỡ hoặc bị phân huỷ. Bào tử kín thoát ra ngoài Nang bào tử kín được tạo thành từ đỉnh một sợi nấm (cuống nang) có chứa nhiều nhân, làm nhiệm vụ sinh sản. Bào tử kín ở nấm roi có khả năng di động nhờ có roi và được gọi là động bào tử. Động bào tử
  12. Nang mọc lên từ bào tử tiếp hợp Nang mọc lên từ sợi nấm Nang mọc lên từ sợi nấm
  13. ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Bào tử vô tính: Bào tử trần: phát sinh bên ngoài các tế bào sinh bào tử hoặc ở bên trong các tế bào sinh bào tử nhưng sẽ bị đẩy ra ngoài các tế bào. Bào tử trần nảy chồi Bào tử áo: là một đoạn sợi nấm tích luỹ chất dinh dưỡng và dày lên, thích ứng với điều kiện sống tiềm sinh. Bào tử trần đứt đoạn
  14. ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Bào tử hữu tính: Bào tử noãn: do noãn cầu sau khi được thụ tinh biến đổi theo hướng thích ứng với điều kiện nghỉ, trước khi nảy sợi thành cá thể trưởng thành. Quá trình hình thành bào tử noãn Bào tử tiếp hợp: do các hợp tử tiếp hợp trực tiếp biến đổi hoặc nảy chồi tạo thành. Quá trình hình thành bào tử tiếp hợp
  15. ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Bào tử hữu tính: Bào tử túi: tạo thành trong tế bào sinh bào tử, tế bào này phát triển từ một thể sinh túi được gọi là túi bào tử. Bào tử túi chỉ phát tán ra ngoài khi túi đã già và mở ở đỉnh hoặc khi vỏ túi đã bị phân huỷ.
  16. ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Bào tử hữu tính: Bào tử đảm: đặc trưng của ngành nấm đảm, có 3 cấp sợi nấm: - Sợi nấm cấp I: giai đoạn đầu không có vách ngăn và có nhiều nhân. Giai đoạn phát triển về cuối tạo vách ngăn và phân thành những tế bào đơn nhân. - Sợi nấm cấp II: tạo thành do sự kết hợp của hai sợi nấm cấp I. Sau quá trình phối chất hai nhân vẫn tách rời nhau hình thành sợi song nhân. - Sợi nấm cấp III: do sợi nấm cấp II phát triển thành. Các sợi nấm liên kết lại tạo thành nụ nấm, quả đảm, phiến nấm và mũ nấm. Trên đảm xuất hiện 4 mấu lồi. Nhân phân cắt để tạo thành 4 nhân. Mỗi nhân chui vào 1 mấu lồi và phát triển lên thành một đảm bào tử.
  17. Qúa trình hình thành đảm bào tử
  18. ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở các loài nấm lớn, cơ quan sinh sản có cấu trúc đặc biệt bằng hệ sợi nấm, gồm Mũ nấm 03 phần chính: Mũ nấm: che chở tai nấm, mặt trên có sắc tố, mặt dưới mang thụ tầng Phiến nấm (nơi các sợi nấm 02 nhân liên kết, phát triển). Cuống nấm Phiến nấm: thường có dạng lá, chứa các đảm bào tử. ở một số loài nấm. Phiến nấm có màng che, khi trưởng thành Bao gốc sẽ rách thành vòng cổ ở cuống nấm. Cuống nấm: đưa mũ nấm lên cao, Tơ nấm giúp phát tán bào tử ra xa.
  19. CHU TRÌNH SỐNG Khởi đầu bằng sự nẩy mầm Bào tử nẩy mầm của bào tử, tạo ống mầm. Bào tử Sợi sơ cấp Ống mầm phát triển thành sợi nấm sơ cấp. Đảm mang Hai sợi sơ cấp kết hợp tạo bốn bào Sợi thứ cấp tử đảm sợi thứ cấp. Dạng kết hạch Các sợi thứ cấp kết hợp thành hệ sợi (khuẩn ty nấm) Mầm quả thể hay mạng sợi nấm. Tạo đảm Khi gặp điều kiện thuận lợi, (nhiệt độ hạ, ẩm độ tăng,…) hệ Quả thể sợi kết thành hạch nấm và hình thành quả thể. Nấm trưởng thành
  20. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN NẤM ĂN
nguon tai.lieu . vn