Xem mẫu

  1. Kỹ thuật trồng và chăm sóc nhãn, vải
  2. 1. Thời vụ trồng: - vụ xuân: tháng 2, 3 - vụ hè – thu: tháng 9, 10 2. Chuẩn bị đất: - đất phải cao, dễ thoát nước. nếu đất phải lên líp; - trước khi trồng 20 – 30 ngày phải dọn sạch cỏ dại, đào hố và bón lót phân; - lượng phân bón lót cho một hố: 30 – 50 kg phân chuồng hoai mục; 1 – 1,5 kg phân lân lâm thao; 0,2 – 0,5 kg kali đỏ; 0,2 – 0,5 kg vôi bột. - cách bón: trộn đều tất cả số phân trên với đất rồi lấp vào hè. 3. Mật độ trồng: mật độ trồng và kích thước hố
  3. mật độ (m2/1 cây) 60 - 100 50 – 60 đường kính hố (cm) 80 - 100 60 - 100 độ sâu hố (cm) 80 - 100 60 - 100 5. cách trồng: - trồng lúc trời râm mát, buổi sáng hoặc chiều tối là tốt nhất; - dỡ bỏ bầu nilon khỏi gốc cây giống một cách cẩn thận, không đ ược làm bầu vỡ;
  4. - trồng vào giữa hố, dùng đất xới tơi xốp lấp kín gốc; - tưới và giữ đủ ẩm trong tháng đầu. 6. bón thúc cho cây: - cây con ( 1 – 4 năm tuổi). mỗi năm bón 5 – 6 lần bằng cách tưới nước phân chuồng ủ kỹ pha thêm đạm urê (25 – 50 gam/cây/năm ), lân lâm thao và kali đỏ (0,2 – 0,3 kg/cây/năm). lượng phân tăng dần từng năm. - cây to (từ khi bắt đầu cho quả): lượng phân bón cho 1 cây trong một năm: 0,3 – 0,4 kg đạm urê; 0,4 – 0,8 kg lân lâm thao; 0,3 – 0,5 kg kali đỏ; 2 – 3 kg phân vi sinh. lượng phân tăng theo từng năm. - cách bón: chia lượng phân trên bón làm nhiều lần trong năm vào các thời kỳ trước khi ra lộc, trước khi ra hoa, và sau khi thu hoạch. - sau khi thu hoạch quả có thể bón thêm phân chuồng với lượng 50 – 60 kg/cây/năm vào các hố sâu 40 – 50 cm cách đều nhau, thẳng theo đường chiếu của tán cây.
  5. 7.tưới tiêu, làm cỏ: - tưới đủ nước cho cây, đặc biệt trong tháng đầu sau khi trồng, và giai đoạn trước và trong thời kỳ ra hoa, tạo quả; - tiêu úng kịp thời vì nhãn, vải rất dẽ bị chết úng; - thường xuyên xới xáo, làm cỏ. thời gian đầu khi mới trồng có thể trồng xen các cây họ đậu, cây rau, cây gia vị, một số cây thuốc… để che phủ đất, chống xói mòn, hạn chế cỏ dại, tận dụng đất và tăng thu nhập. 8. một số biện pháp làm tăng khả năng ra hoa, đậu quả: - khoanh cành kích thích ra hoa: khoanh ở những cành cấp 1, 2 theo hình xoáy trôn ốc, độ rộng lát khoanh khoảng 2 – 5 mm. khoanh xong dùng nilon quấn kín để tránh bị thối vết khoanh. thời vụ khoanh thích hợp vào đầu tháng 12. - phun kích thích tạo quả, hạn chế rụng hoa và rụng quả: phun chất điều hoà sinh trưởng hoặc dung dịch gồm đạm urê 0,2%, kh2so4 0,2%, a xít
  6. bo ríc (hbo3), mgso4 0,1 – 0,2%, znso4 0,1 – 0,2%. phun 2 – 3 lần vào thời kỳ nở hoa, mỗi lần cách nhau 15 ngày. 9. để phòng trừ sâu bệnh hại cây trong vườn cần lưu ý: - quan sát vườn cây thường xuyên, kịp thời cft bỏ các cành vượt, cành sâu bệnh. vệ sinh đồng ruộng, cắt tỉa cành dập nát sau khi thu hoạch. - chăm sóc cây đúng kỹ thuật, tưới tiêu tốt, bón đủ và cân đối các loại phân; - hạn chế dùng thuốc bảo vệ thực vật; chỉ dùng khi thật cần thiết.
nguon tai.lieu . vn