Xem mẫu

  1. KỸ THUẬT TẠM THỜI VỀ GIEO ƯƠM, TRỒNG, CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ CÂY XANH, RỪNG PHÒNG HỘ MÔI TRƯỜNG I./ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : Nhằm đảm bảo cho công tác trồng cây, gây rừng phòng hộ bảo vệ môi trường đạt kết quả cao về số lượng và chất lượng. Đối với rừng trồng tập trung, tất cả mọi khâu, giai đoạn của qúa trình thi công, chăm sóc bảo vệ rừng cần phải đảm bảo các quy phạm, quy trình kỹ thuật của các loài cây trồng đã được ban hành. Đối với các hệ thống cây xanh trong TP., trong giai đoạn đầu từ lúc thu hái trái, xử lý hạt, ươm gieo cây... sẽ theo một quy trình giống như cây lâm nghiệp. Tuy nhiên, kể từ lúc cây con có chiều cao từ 0,30 m đến 0,80 m thì đối với cây trồng nhằm mục đích gây rừng sẽ được xuất vườn để trồng rừng, còn cây xanh trồng riêng lẽ sẽ được nuôi dưỡng tiếp trong vườn từ 2 _ 5 năm tùy theo loài cây hoặc tùy theo mục đích trồng như : hệ thống cây xanh dọc theo xa lộ, cây xanh sử dụng hạn chế trên các công trình công cộng, cây xanh phòng hộ theo khu vực ... Do vậy, quy định này tạm thời được đề ra để các vườn ươm, các đơn vị thi công trồng, chăm sóc cây, rừng phòng hộ theo đây mà thực hiện. II./ THU HOẠCH VÀ CHUẨN BỊ HẠT GIỐNG : Thời kỳ thu hoạch thay đổi phụ thuộc từng loài, nhìn chung hầu hết các loài có trái chín vào mùa khô từ tháng 10 đến tháng 06 năm sau. Có rất nhiều phương pháp thu hoạch hạt, việc áp dụng phương pháp nào cần căn cứ vào kích thước hạt lớn hay nhỏ, phương thức và thời gian rơi rụng. II.1./ Thu nhặt dưới đất : Áp dụng với những loại trái chín có thời gian rơi rụng ngắn, hạt to, nặng không bị gió đưa đi xa, hạt rơi xuống đất dễ nhận biết. II.2./ Thu nhặt trên cây : Áp dụng với những loái cây có hạt rất nhỏ, hạt có cánh dể bị gió đưa đi xa, hạt rơi xuống đất khó thu nhặt, hoặc với những loài cây có thời kỳ rơi rụng dài, hạt đã chín rồi nhưng còn treo ở trên cây rất lâu. Phương pháp chủ yếu là dùng sào, kéo, câu liêm để cắt cành có trái hoặc leo lên cây để hái, cần chú ý không làm tổn thương cơ giới nhiều đến cây mẹ . II.3./ Thu nhặt trái trên mặt nước : Áp dụng với một số loài cây sau khi trái chín thì rơi và nổi trên mặt nước (như cây rừng ngập mặn ) do đó có thể đợi trái rơi xuống rồi vớt. Trái sau khi thu hoạch cần phải được tách hạt ra để giữ phẩm chất hạt tránh bị sâu, nấm và giảm sức nẩy mầm của hạt. Phân loại hạt lớn nhỏ, làm sạch hạt ( loại các tạp vật lẫn trong hạt ) bằng cách sàng, quạt hoặc cho vào nước để chọn. Tổ chức bảo quản, cất trử hạt thật tốt. Trước khi gieo cần phải xử lý hạt giống, kích thích hạt giống nẩy mầm bằng các phương pháp hóa học, vật lý ... để kích thích hạt nẩy mầm, công việc này phụ thuộc vào các loài khác nhau như : xử lý bằng nhiệt độ, ngâm vào nước, gây tổn thương cơ giới ở vỏ hạt, dùng các chất hoá học với những nồng độ khác nhau ... để giúp cho quá trình nẩy mầm của hạt được nhanh hơn. III./ CÔNG TÁC TRONG VƯỜN ƯƠM : Vườn ươm là cơ sở vật chất và kỹ thuật chủ yếu của công tác trồng cây, gây rừng phòng hộ. Vườn ươm không chỉ đảm bảo đủ cây trồng hàng năm trên những địa điểm mới mà còn phải cung cấp đủ cây trồng thay thế ở những nơi cây chết hoặc do chặt hạ.
  2. 2 Đi đôi với nhiệm vụ sản xuất, vườn ươm còn đảm nhiệm nhiệm vụ thí nghiệm nhằm tăng thêm giống cây mới, theo dỏi đặc điểm về hình thái, đời sống của từng giống để trên cơ sở đó mà sử dụng và quyết định kỹ thuật chăm sóc thích hợp. Vườn ươm còn là nơi bồi dưỡng cây ở mọi nơi đưa về và là nơi tiến hành thuần hóa cây nhập nội. Để đảm bảo cây có chất lượng tốt, giá thành hạ đồng thời mọi việc trong vườn ươm tiến hành thuận tiện và đồng bộ cần xây dựng một trật tự khoa học, hợp lý giữa các khâu trong gieo ươm thể hiện thành các khu vực chính như : khu gieo hạt, khu sản xuất giống, khu thí nghiệm, khu sản xuất phân bón, hệ thống tưới tiêu nước, hệ thống đường vận chuyển nội bộ trong vườn, kho tàng ... III.1./ Làm đất vườn ươm : Nhằm cải thiện kết cấu của đất, tăng cường tính thấm nước và khả năng giữ nước của đất, diệt trừ cỏ dại và sâu bệnh, tạo điều kiện tốt cho sinh trưởng phát dục của cây ... Yêu cầu đối với làm đất là phải làm sớm và làm kỹ. Làm đất sớm khiến đất cày lên có đủ thời gian để phơi ải, diệt trùng; làm đất kỹ trên cơ sở hợp lý phù hợp với đặc tính kết cấu của từng loại đất. Công tác làm đất bao gồm : cày, bừa, xới đất, trục đất và trang đất. a/ Cày đất : đất dược cày sâu từ 20 _ 30 cm, chia ra làm cày nông từ 10 _ 15 cm để diệt cỏ và cày sâu từ 15 _ 30 cm để chuẩn bị tạo luống gieo, ươm cây con. b/ Bừa đất : xen kẻ trong các lần cày để làm tơi xốp đất, vơ sạch cỏ, san đất, mặt bằng để lên luống gieo, ươm. Kết hợp với bón vôi, phân bón, phun thốc trừ sâu bệnh để trị đất chua, tăng độ phì đất và tiêu diệt mầm sâu bệnh trong đất. III.2./ Tạo luống gieo hạt : Luống gieo bố trí rộng tối thiểu 01 m, chiều dài luống tuỳ theo kích thước vườn ươm ( trung bình dài 10 m ), cự ly giữa các luống từ 35 _ 40 cm, luống làm nổi và cao hơn rãnh từ 02 _ 10 cm ; ở rừng ngập mặn có thể tạo luống chìm mặt luống thấp hơn rãnh ( đường đi ) từ 10 _ 20 cm, đường đi ở trên như kiểu bờ ruộng. Chiều dài luống hướng theo chiều đông _ tây. Hỗn hợp đất trên luống theo tỉ lệ : đất mặt 2/4 , mùn 1/4 , cát 1/4 , có thể bón lót thêm phân trước và sau khi gieo hạt. III.3./ Gieo hạt và chăm sóc luống gieo : Theo một trong 04 phương thức sau : yêu cầu hạt đã được xử lý. •Gieo vãi : rắc đều hạt trên luống, áp dụng với những loại hạt có kích thưóc nhỏ như : bạch đàn , phi lao ... • Gieo hàng ( rạch ) : hàng song song với chiều rộng luống, hàng gieo rộng từ 02 _ 05cm, cự ly giữa các hàng từ 10 _ 20cm ( phụ thuộc kỹ thuật chăm sóc, điều kiện tự nhiên, tốc độ sinh trưởng của cây con, đặc điểm bộ rể ), áp dụng với đa số loài. •Gieo vạt : vạt rộng từ 20 _ 30cm, cự ly giữa các vạt khoảng 20cm, trong mỗi vạt áp dụng phương thức gieo vãi. • Gieo hốc ( hố ): trên luống gieo, cách một cự ly nhất định bố trí một hố, mỗi hố gieo 01 _ 02 hạt, áp dụng với các loại hạt to như : trám , xà cừ , tếch ... Sau khi gieo cần phải lấp đất ngay để giữ độ ẩm và vùi hạt xuống đất; bằng cách phủ một lớp đất dày khoảng gấp 1_2 lần đường kính hạt, sau đó dùng ống lăn để ép đất mặt cho bằng phẳng ; tiếp theo, luống gieo phải được tưới nhẹ và che mát. Hàng ngày 02 lần, lúc sáng sớm và buổi chiều tưới nước bằng vòi hoa sen để đất không dẽ dặt và hạt không bị di chuyển.
  3. 3 Trong khoảng thời gian hạt chưa nẩy mầm cỏ dại có thể mọc lên trước, nước mưa và nước tưới làm cho đất mặt bị đóng váng , không thoáng khí, lượng nước bốc hơi nhiều. Do đó cần tiến hành nhổ cỏ , phá váng ; công việc này cần được tiến hành lúc cỏ mới mọc, làm sau lúc mưa hoặc sau khi tưới nước, chú ý tránh làm lay động hạt hoặc làm tổn thương mầm non. Độ sâu xới đất trên luống gieo phải nông hơn độ sâu lấp đất của hạt, ở giửa các hàng gieo có thể sâu hơn. Đối với đất gieo có vật che phủ, khi nhổ cỏ xới đất tạm dở bỏ, sau khi làm xong xếp vật che phủ trở lại như trước. Công việc này cần được tiến hành thường xuyên , kết hợp với phòng trừ sâu bệnh hại , bón phân. III.4./ Cấy cây : Nhằm mục đích tăng diện tích dinh dưỡng, cải thiện điều kiện ánh sáng và thông gió cho cây, xúc tiến sự phát triển của hệ rễ, tạo cây ươm lớn, chất lượng cao để sau khi mang trồng cây có sức đề kháng tốt với hoàn cảnh không thuận lợi, có tỉ lệ sống cao. a/ Công tác chuẩn bị trước lúc cấy cây : cây con đưọc đem cấy khi cây cao từ 03 _08cm, rễ dài từ 08_15cm ( tuỳ theo loài cây). Bứng cây đem cấy cần tiến hành sau khi tưới nước ( hoặc sau khi mưa ) ; vào lúc sáng sớm hoặc buổi chiều, vào những ngày râm mát, lặng gió. Đất phải được tưói nước trước khi bứng cây, sau đó dùng bay hay nĩa xắn xuống đất cách gốc cây khoảng vài cm, phải bứng lần lượt từ ngoài vào trong tránh làm tổn thương đến bộ rễ, và tuyệt đối không được nhổ mạnh. Cây con có dạng xấu hoặc bị sâu bệnh phải được loại bỏ. Những loài cây có rễ cọc dài, rễ ngang ít có thể xén bớt rễ cọc. Xén rễ nhằm kích thích rễ con phát triển, giảm công bứng và cấây, nâng cao chất lượng cây ươm ; tiến hành xén rễ trước thời kỳ cây bắt đầu sinh trưởng hoặc kết hợp trong lúc bứng, không nên để bứng rồi mới xén dể làm tổn thương và khô héo bộ rễ. Cây sau khi bứng lên không rủ sạch đất bám ở rễ, lập tức xếp cây vào các dụng cụ như thùng, sọt ... trên có phủ rơm rạ ướt để tránh hệ rễ bị khô ảnh hưởng đến tỉ lệ sống và sinh trưởng cây ươm ; tiến hành cấy ngay càng nhanh càng tốt, không được để quá lâu, có thể hồ phân rễ cây mạ trước khi cấy. Nước hồ gồm : 0,5% phân N + 1,0% phân P + 0,1% thuốc trừ sâu bệnh( DDT,666 ) + nước phân hưữ cơ đã hoai và đất bùn ao . b/ Kỹ thuật cấy cây và chăm sóc cây con : Cây con có thể được cấy trên luống đất hoặc trong bầu nylon. Luống đất để cấy được chuẩn bị như luống gieo ; cây được cấy vơí cự ly từ • 20_60cm. Phương pháp cấy cây chủ yếu là cấy theo hốc, theo rãnh. Dùng cuốc hoặc dùi cấy để tạo hốc hoặc để rạch thành những rãnh theo cự ly đã định, chiều sâu bằng chiều dài rễ cây mang đi cấy. Khi cấy phải giũ cho bộ rễ ở trạng thái tự nhiên không để cho rễ cọc bị cong lên hoặc bộ rễ bị ép vo chụm lại, cổ rễ phải ngang mặt đất, xong lấp đất và nén chặt xung quanh gốc cây. • Cấy cây vào bầu nylon : kích thước bầu có D từ 12 _ 15cm, cao từ 20 _ 25cm và được đục lỗ theo hai hàng, mỗi hàng 03 lỗ đễ thoát nước. Đất vào bầu phải đầy mí bao. Thành phần đất trong bầu được trộn theo tỷ lệ sau : đất mặt ( cát pha , thịt nhẹ ) 65_70% , phân hữu cơ ( có trộn thêm phân vô cơ) 20% và cát 10_15%. Cấy cây vào bầu như cấy trên luống đất. Bầu đã cấy cây xong được di chuyển xếp vào luống ươm và che mát ngay. Sau vài tuần lễ cần phải kiểm tra và cấy dặm lại những cây chết. Biện pháp chăm sóc tương tự như chăm sóc cây gieo, bao gồm : sới đất, nhổ cỏ, tưới và tiêu nước, bón thúc, phòng trừ sâu bệnh hại và cắt tỉa để tạo cây có thân, tán theo mục đích đã định.
  4. 4 Cây còn nhỏ phải tưới nước mỗi ngày 02 lần, lượng nước tưới ít với vòi phun nhẹ ; khi cây lớn ngày tưới 01 lần với lượng nước tưới nhiều. Nếu thấy cây sinh trưởng không được xanh tốt thì tiến hành bón thúc phân hổn hợp gồm : phân hữu cơ hoai 80%+ P 10%+ N 2%+ K 3_4% hòa với nước tưới từ 2_3 lit/m2 . III.5./ Trồng dãn cây :(áp dụng với cây ươm trong vườn từ 3 năm trở lên) Khi cây cao từ 50_80cm sẽ được mang đi trồng dãn cho đến khi đủ tiêu chuẩn kích thước đem trồng. Mùa trồng dãn thường từ tháng 06_10. Khu trồng dãn sẽ được quy hoạch và phóng lô cho cây được thẳng hàng, xếp loài theo lô để dể theo dỏi và chăm sóc. Cự ly hàng cách hàng 01m đủ để cây tăng trưởng và phát triển trong thời gian nuôi dưỡng. Tùy tình hình ở nơi trong dãn có thể mở thêm mương dẫn nước tưới cho cây vào mùa khô. Lỗ trồng dãn có kích thưóc 40x40x40cm, được đào trước khi trồng dãn từ 07_10ngày. Đất đào lên, lớp đất mặt để một bên, lớp đất dưới để một bên ; sau đó bón phân hữu cơ vào lỗ đào ( 3_5Kg/lỗ ). - Đối với cây con cấy thẳng trên luống đất thì khi bứng phải cẩn thận tránh làm bễ bầu đất và đứt rễ cái. Cây sẽ được bứng trước khi trồng từ 10_15ngày, đường kính bầu đất bằng đường kính tán cây (khoảng từ 20_25cm) và sâu từ 25cm trở lên cho đến khi lấy hết rễ cái. Những rễ quá dài có thể được cắt bớt bằng dao hoặc kéo thật bén trưóc khi đặt vào giỏ tre. Giỏ tre có đường kính khoảng 30 cm ,được lót bằng lá chuối hoặc cỏ khô. Đặt bầu đất vào giỏ sau đó thêm đất đen, ép đất cho cây được chặt, tỉa bớt lá tránh thoát hơi nước cho cây ; đặt cây nơi mát và kín gío, tưới nước mỗi ngày cho đến khi mang đi trồng dãn. Khi di chuyển cây cần cẩn thận tránh làm hư cây, đặt nguyên giỏ và cây xuống hố trồng sao cho cổ rễ ngang với mặt đất xong lấp đất lại, lớp đất mặt bỏ xuống trước, lớp đất dưới bỏ xuống sau. - Đối với cây con cấy trong bầu nylon, trước khi mang trồng dãn cũng phải cắt bỏ những rễ dài ló ra khỏi bầu. Dùng dao rọc bỏ bao nylon và đặt cây xuống lổ trồng, xong lấp đất lại. Lá cũng phải được tỉa bớt để tránh thoát hơi nước cho cây. - Cây trồng dãn cần phải được xén tỉa cành lá cẩn thận trong 06 tháng mưa để cây được thẳng, ít cành nhánh và cây không bị cong queo. Những nhánh bên của thân chính được cắt sát thân, chỉ giữ lại 2_3 nhánh, những phần ngọn của nhánh lá non cuối cành cũng đều được cắt. Để tạo hệ thống rễ cây trong một khối gọn và khi bứng cây đi trồng sẽ được phần lớn rễ mà không phải cắt, hàng năm vào mùa mưa tiến hành đào 02 rãnh ở hai bên gốc cây, cách gốc cây khoảng 30cm, sâu từ 20_30cm ; lấy hết đất trong rãnh ra và xắn đứt rễ cây trong rãnh, sau đó thay đất đã bị lấy đi. Sau 01 tháng, khi cây đã tạo những rễ mới, tiếp tục xữ lý tương tự với phần đất còn lại hai bên gốc cây. Công tác này sẽ được thực hiện mỗi năm một lần cho đến khi cây đủ tiêu chuẩn mang đi trồng. III.6./ Bứng cây đem trồng : a/ Điều tra cây con : Trưóc khi mang cây đi trồng 01_02 tháng, tiến hành điều tra cây con nhằm xác định số và chất lượng cây con đủ tiêu chuẩn, đảm bảo cho kế hoạch trồng. Diện tích điều tra từ 2_4% tổng diện tích gieo ươm. Về phẩm chất, khi điều tra căn cứ vào chiều cao, đường kính cổ rễ, chia làm ba loại : _ Loại cây đủ tiêu chuẩn trồng. _ Loại cây chưa đủ tiêu chuẩn trồng, cần phải chăm sóc thêm một thời gian. _ Loại cây kém giá trị, bỏ đi không cần chăm sóc thêm.
  5. 5 Tiêu chuẩn phẩm chất tốt cần đạt yêu cầu sau : - Tình hình phát dục cân đối giữa thân và bộ rễ ; đảm bảo tỷ lệ trọng lượng giữa bộ phận trên đất và bộ phận dưới đất từ 1/1_3/1. - Đường kính cổ rễ bẩm khoẻ. - Bộ rễ phát triển cân đối đầy đủ, nhiều rễ bàng, rễ cám. - Đối với cây lá kim phải có đầy đủ mầm ngọn. - Không bị xây xát, sâu bệnh khi bứng. Tiêu chuẩn kích thước cây đem trồng :( theo phương thức trồng ) PHƯƠNG THỨC TUỔI CÂY CHIỀU CAO ĐƯỜNG KÍNH TRỒNG (cm) CỔ RỄ(cm) _Rừng tập trung 06thg_01năm 20_100 0,5_1,0 _Dãy cây phòng hộ 01_03 năm 80_150 1,6_2,5 _Đường phố,công 03_06 năm 200_350 6,0_10,0 trình công cộng b/ Kỹ thuật bứng cây đem trồng : • Đối với cây có bầu nylon : Trước mùa trồng khoảng hai tháng phải giảm dần rồi bỏ hẳn không tưới nước, nhổ cỏ ; nếu còn 1_2 tháng tới vụ trồng mà cây vẫn sinh trưởng khá mạnh thì phải thực hiện vài biện pháp hảm cây lại để khi đem trồng cây tương đối cứng chắc. Dùng kéo hoặc dao thật bén để cắt bỏ 1/3 cành phía dưới, ngưng hẳn việc tưói nước, nhấc chuyển bầu ra khỏi luống, nện cho mặt luống hơi chặt rồi xếp bầu trở lại với cự ly như củ hoặc thưa hơn cũng được. Cần làm thận trọng không để rách võ bầu sau này khó di chuyển đi trồng. Đây là cách hảm cây nhằm làm cắt đứt các rễ ăn ra ngoài bầu, khi cây chớm mọc rễ non mới đem đi trồng, nhờ vậy vừa dễ bứng, cây vừa mau phục hồi sau khi trồng. • Đối với cây trồng dãn : Quy định kích cỡ bầu đất tùy theo sự phát triển của rễ ngang và rễ cọc mà định. Thông thường đường kính bầu từ 20_40 cm , cao từ 30_40 cm ; nếu muốn bứng bầu nhỏ để đỡ tốn kém chi phí vận chuyển thì cũng có thể làm được nhưng phải moi bới lấy được càng nhiều rễ và rễ càng dài càng tốt, nhất là rễ cọc ; những rễ này nằm ngoài đất phải được quấn lại xung quanh bầu để khỏi bị gãy hoặc xây xát trong lúc vận chuyển. Cách bứng bầu như sau : Khoảng 2_3 tháng trước khi cây được bứng đem trồng, tiến hành đào 02 rãnh hai bên gốc cây tương tự như chuẩn bị trồng dãn cây con. Sau độ một tháng, đào tiếp 02 rãnh hai bên còn lại, dùng lá chằm ( dừa nước) bao xung quanh bầu đất lại, dùng dây cột thật chặt ở dưới gốc và xung quanh bầu để tránh làm vỡ bầu khi di chuyển, có thể dùng thêm rơm quấn xung quanh cây để giữ nước cho cây. Sau đó đào lổ rộng ra về một phía và xắn sâu xuống đất xung quanh bầu, dùng dây và cây mang bầu lên, đặt cây ở nơi mát và kín gió, tưới nước hàng ngày, tỉa bớt từ 50%_70% tổng số lá của cây để hạn chế sự thoát hơi nước qua lá. Ngoài ra, thay vì dùng lá chằm có thể dùng gỉo tre lớn ; dùng lá hoặc rơm lót đáy giỏ. Đặt cây đã bứng xong vào giỏ, thêm đất đen vào chèn cây thật chặt. Nhìn chung khi bứng bầu cần thực hiện 05 không sau : _ Không cắt ngắn hoặc làm tổn thương bộ rễ, thân và mầm ngọn cây con. _ Không dùng tay nhổ cây con khi chưa đào đất hết bộ rễ. _ Không dùng tay cầm nắm bộ rễ.
  6. 6 _ Không để đất bê bề1 lên cây con. _ Không để bộ rễ bị phơi nắng, phơi gió. c/ Phân cấp và thống kê cây con : Sau khi bứng cây, cần tiến hành phân loại phẩm chất và thống kê số lượng cây con dựa trên những tiêu chuẩn đã nêu trên. IV./ KỸ THUẬT TRỒNG : IV.1./ Địa điểm trồng : Địa điểm trồng phải được thiết kế đầy đủ trước theo qui hoạch và kế hoạch hàng năm. IV.2./ Xử lý thực bì trước khi trồng : Cần tiến hành dọn sạch cây bụi, cỏ dại, dây leo sinh trưởng rậm rạp trên đất trồng nhằm tạo điều kiện cho công tác làm đất, trồng và chăm sóc. Công tác này phải tuỳ theo trạng thái hoàn cảnh của đất trồng, tổ thành thực bì và tình hình sinh trưởng của nó, mặt khác phải căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật trồng mà quyết định. IV.3./ Làm đất : Bao gồm cày, bừøa, cuốc xới đất... ; có thể sử dụng một trong hai phương thức : làm đất toàn diện và làm đất cục bộ cho các điều kiện hoàn cảnh khác nhau. Độ sâu làm đất cần đảm bảo cho bộ rễ cây con khi trồng được bình thường, không bị uốn cong, sâu hơn độ sâu của rễ cây bụi, cỏ dại và tuỳ từng đặc tính loài cây, tiêu chuẩn cây trồng mà định độ sâu thích hợp. Nếu cày toàn diện, thì lần cày đầu lật đất sâu khoảng 10cm, như vậy cỏ dại được phơi trên mặt đất, chóng khô chết ; sau 1_2 tuần cày lần thứ hai, độ sâu từ 25_30cm, làm cho đất dưới sâu được lật lên phơi ãi, cỏ dại được vùi sâu sẽ chóng mục, đến khi trồng lại tiến hành làm đất (đào và lấp hố). Nếu làm đất cục bộ theo hố, lúc đào cần để riêng lớp đất mặt ; khi lấp hố cho lớp đất mặt xuống trước, nhặt bỏ đá cục, sỏi to, gốc cây... Nên làm đất trước khi trồng từ 2_3 tháng, không được để đến thời vụ trồng mới làm đất, vì như thế đất sẽ không được phơi ãi thuần thục, kết cấu đất to ; lúc trồng không nện kỹ sẽ làm đất dễ bị hỏng, đất bên dưới rễ khô cứng, rễ cây không bám được vào đất nên dễ chết khô. IV.4./ Đào lấp hố : Xác định vị trí hố đào theo đúng khoảng cách , mật độ đã qui định trong bản đồ thiết kế kỹ thuật , cắm cọc làm dấu . Kích thước hố đào tùy theo kích thưóc của bầu cây , yêu cầu phải lớn hơn từ 2_3 lần của bầu cây . Khi đào để lớp đất mặt một bên, lớp đất dưới một bên, để khi trồng cho lớp đất mặt nhiều màu mỡ xuống trước, lớp đất dưới lấp lên trên. Đất đào lỗ thường lẫn đá, sỏi hoặc mảnh vụn khác cần được nhặt sạch. Cần chuẩn bị phân hữu cơ, phân chuồng hoặc đất bùn cho mỗi hố trộn với lớp đất mặt. 5-/ Trồng cây: Là khâu quan trọng cần làm đúng kỹ thuật mới đảm bảo tỷ lệ cây sống cao, hồi sức nhanh và phát triển tốt. Cần tranh thủ trồng tập trung vào đầu mùa mưa, khi nước mưa đã thấm vào đất tới độ sâu từ 30 - 40cm, độ ẩm không khí đã tăng lên khá. Muộn nhất cũng phải hoàn thành công tác trồng vào giữa mùa mưa để có thời gian thích nghi cho việc sinh trưởng nhiều ngày trong năm đầu làm cho cây phát triển được tốt có khả năng chống chọi với mùa khô hoặc với các hiện tượng xì phèn và mặn độc hại tới cây. Mùa trồng thích hợp nhất là tháng 6 - 7.
  7. 7 Tùy theo địa điểm trồng: cao, nước dễ thoát hay thấp trũng, nước dễ bị ứ đọng mà đặt bầu cây. Ở nơi đất cao đặt bầu cây thấp so với mặt đất từ 10 - 20cm để dần dần lấp đất trong quá trình chăm sóc, làm như vậy cây sẽ được vững chắc. Ở nơi đất thấp nên đặt bầu cây ngang mặt đất. Ở nơi đất có mực nước ngầm cao thì mặt bầu cây phải được đặt nổi lên trên khỏi mặt đất, nổi lên bao nhiêu phụ thuộc vào mực nước ngầm cao hay thấp. Khi trồng cây có bầu bằng túi nylon cần xé bỏ túi bầu trước khi đặt cây con xuống lỗ trồng. Lấp đất đầy quá nửa hố, dừng lại nện chặt rồi lấp đất tiếp tục ( có thể tưới đẫm sau khi nện ). Tạo bờ nhỏ xung quanh gốc để giữ nước tưới trong thời gian đầu. Mỗi cây đặt từ 1 - 3 cọc chống đỡ đảm bảo cây không xiêu vẹo, không bị lay gốc rễ khi bị gió lớn. Đối với cây trồng lục hóa Thành Phố sau khi trồng xong phải tưới ngay nhằm làm cho đất bám sát vào rễ cây, cây chóng hồi lại sức và phát triển nhanh. Sau ngày trồng, tưới thường xuyên một lần/ngày trong 10 ngày đầu và cứ 5 - 7 ngày tưới một lần trong ba tháng, và sau đó cứ 12 - 15 ngày tưới một lần suốt trong 6 tháng đầu. V./ CÔNG TÁC CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ CÂY TRỒNG: Vấn đề chăm sóc và bảo vệ cây trồng phải đặt thành nhiệm vụ ngang hàng với nhiệm vụ trồng và phải đầu tư đầy đủ vào việc này. 1-/ Chăm sóc cây mới trồng trong thời kỳ đầu : Cây mới trồng trong năm đầu cần phải làm cỏ, xới đất hai lần kết hợp bón phân, đối với cây trồng ở các công trình công cộng cần tưới nước thường kỳ. Phải chăm sóc và trồng dặm trong ba năm đầu. Thực hiện đầy đủ các khâu này không những xúc tiến cây lớn nhanh, xanh tốt mà còn tăng khả năng chống chịu của cây. Cắm cọc buộc thân cây bảo đảm cây thân thẳng không xiêu vẹo, đổ ngã. Trong thời kỳ cây con cần ra sức bảo vệ không để súc vật ăn lá, đọt ngọn hoặc đạp đổ cây, theo dõi phòng chống cháy kịp thời. Từ năm thứ tư cây đã nảy chồi mạnh, đối với cây trồng riêng lẻ cần cắt sửa để bắt đầu tạo hình cho cây, coìn đối với rừng tập trung thì rừng bắt đầu khép tán từ năm thứ 6 trở đi, khi có hiện tượng rụng cành tự nhiên chiếm tỷ lệ cao trên lâm phần thì bắt đầu thực hiện biện pháp tỉa thưa chăm sóc rừng ( theo quy trình kỹ thuật lâm sinh ). 2-/ Tỉa cành tạo dáng cây: • Đối với rừng tập trung tiến hành các biện pháp tỉa thưa tuân thủ theo quy trình kỹ thuật lâm sinh. • Đối với cây trồng lục hóa, công việc tỉa cành, tạo dáng khi cây đã lớn nhằm mục tiêu chính là hạn chế cây đỗ, cành gẫy bất thường gây tai nạn cho người và tài sản của dân, đồng thời tạo dáng cho cây góp phần tạo những cảnh đẹp và còn kết hợp cung cấp một phần chất đốt. Thời gian cắt tốt nhất là vào mùa khô ( tháng 1 - 4 ) lúc sinh trưởng cây gần như tạm ngừng lại, không những ít gây tổn thương cho cây mà còn kịp thời cho những mầm non phát sinh trên những cành đã dự định cắt sửa. Đối với tất cả cây trồng cần phải nghiên cứu tạo hình ngay từ khi cây còn nhỏ độ 3-4 năm tuổi, cắt sửa tạo hình cây càng sớm càng tốt vì không những dễ đảm bảo hình dáng đúng theo yêu cầu mà còn tạo điều kiện cho cành non phát sinh nhiều, tán rộng, nhiều bóng mát. Điều cần chú ý trước hết là mỗi khi cắt cần phải quan sát kỹ toàn bộ tán cây và các công trình xung quanh để quyết định số cành cần phải cắt và biện pháp cắt cành sao cho không ảnh hưởng đến các công trình, cây xung quanh, có thể tiến hành cắt từ trên xuống ( kể cả chặt hạ những cây chết). Mức độ cắt sửa cành cây nặng hay nhẹ ( ít hay nhiều ) còn phụ thuộc vào khả năng nảy chồi của từng loài cây. Các vết cắt cần bôi hắc ín, sơn hoặc thuốc sát trùng để đề phòng nấm hại xâm nhập phá hoại cây. Cần chú ý bảo hộ lao động cho công nhân.
nguon tai.lieu . vn