Xem mẫu

  1. Kĩ thuật quân sự Đại Việt Tổng hợp bởi zDragonFlyz – www.hoangsa.org www.gamevn.com Quân đội Đại Việt chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là một quân đội trang bị lạc hậu … Trong nhiều thời kì quân Đại Việt còn vượt trội các nước trong khu vực. Qua bài tổng hợp này, tôi dự định đập tan mọi suy nghĩ về một đội quân nông dân trang bị lạc hậu, tay cung tay kiếm, yêu hòa bình, ghét chiến tranh. Đại Việt thần thánh! -1-
  2. Kĩ thuật quân sự Đại Việt Tổng hợp bởi zDragonFlyz – www.hoangsa.org www.gamevn.com MỤC LỤC A. Những điều ít được biết đến trong sử Việt: ......................................... 4 1. Cổ đại:....................................................................................................................4 2. Tiền Lê: ..................................................................................................................4 3. Lý – Trần – Hồ: .....................................................................................................5 4. Lê Sơ: .....................................................................................................................6 5. Trịnh - Nguyễn phân tranh:..................................................................................8 6. Tây Sơn:...............................................................................................................10 7. Nhà Nguyễn: ........................................................................................................13 B. Sơ lược về tổ chức, phiên chế quân đội ...............................................14 1. Nhà Lý..................................................................................................................14 2. Nhà Trần ..............................................................................................................14 3. Nhà Lê Sơ.............................................................................................................14 4. Nhà Nguyễn..........................................................................................................14 C. Quân phục, giáp trụ:............................................................................15 1. Giáp trụ................................................................................................................15 2. Giày dép ...............................................................................................................32 3. Khiên....................................................................................................................33 4. Nón .......................................................................................................................40 D. Vũ khí: ..................................................................................................48 I. Bộ binh .................................................................................................................48 1. Cận chiến...........................................................................................................48 2. Vũ khí tầm xa ....................................................................................................66 3. Hỏa khí (súng, pháo)..........................................................................................70 II. Kỵ Binh, tượng binh ...........................................................................................90 1. Kỵ Binh .............................................................................................................90 2. Tượng binh ........................................................................................................91 III. Thủy binh ..........................................................................................................92 1. Lịch sử của Thủy quân Đại Việt:........................................................................92 2. Một số loại thuyền chiến nổi tiếng nhất:.............................................................95 E. Binh pháp: ............................................................................................99 I. Trận pháp:............................................................................................................99 II. Cơ yếu binh pháp.............................................................................................. 117 1. Thiên Hỏa Công............................................................................................... 117 2. Thiên Thủy Chiến ............................................................................................ 120 3. Thiên Bộ Chiến................................................................................................ 125 4. Thiên Giữ Trại................................................................................................. 132 III. Quân cơ ........................................................................................................... 137 Update bản mới Cảnh báo: Các cụ lớn tuổi không nên đọc bài này nhé, cháu sợ ngôn ngữ không phù hợp. Các cao thủ cũng không cần đọc vì chả có gì mới đâu. -2-
  3. Kĩ thuật quân sự Đại Việt Tổng hợp bởi zDragonFlyz – www.hoangsa.org www.gamevn.com Lời nói đầu Trước tiên, phải khẳng định rằng, những suy nghĩ kiểu như “Dân tộc VN là 1 dân tộc yêu hòa bình, chán ghét chiến tranh”, “trang bị nghèo nàn, lạc hậu, tay cung tay kiếm”, “vũ khí duy nhất là tinh thần chiến đấu” … blah blah blah … là sai bét. Đại Việt trong lịch sử là 1 quốc gia có nền kĩ thuật quân sự tiên tiến, nhiều triều đại còn vượt trội cả Tây lẫn Tàu, đánh chiếm xâm lược tùm lum (đánh sang cả Thái và Miến rồi đấy). Bọn Tàu hay thích xâm lược Đại Việt không phải vì Đại Việt yếu, mà là vì chúng nó mù thông tin và lười đọc sử. Có vài thằng idiot hay kêu Việt thắng vì thằng Tàu “nhường” thôi, chưa đem đầy đủ quân xịn đến, rồi ở xa thủy thổ không quen -> dính dịch bệnh, không thì Việt toi lâu rồi. Khổ quá, đâu có đơn giản thế. Nhìn lại những thằng tướng Tàu đến Việt chơi nhé: Đồ Thư, Mã Viện, Quách Quỳ, Ngột Lương Hợp Thai, Toa Đô, Ô Mã Nhi, Mộc Thạnh, Tôn Sĩ Nghị … toàn danh tướng thế kia không biết các đồng chí ý còn đòi gì nữa, chắc đòi Khổng Minh đích thâm cầm quân. Còn vụ dịch bệnh, thực ra có được mấy vụ thực sự dính dịch bệnh? Cái vùng Quảng Đông thời tiết có khác qué gì miền Bắc VN đâu mà “thủy thổ không quen”? Cũng phải nói thêm, qua các tài liệu phương Tây mới biết rõ được trình độ quân sự của Việt Nam. Thời Trịnh – Nguyễn phân tranh cho đến thời Minh Mạng nhà Nguyễn, vũ khí chính là súng tay và pháo chứ không phải gươm giáo như sách sử bây giờ nói. Thuyền chiến cũng toàn các loại tàu lớn trọng tải 500 -> 1000 tấn chứ không phải ghe đánh cá như thầy cô bây giờ giảng dạy. Với chút kiến thức lịch sử còn ít ỏi, tôi định tập hợp lại về nền kĩ thuật quân sự Đại Việt. Rất mong nhận được các phản hồi và bổ sung của các bạn. zDragonFlyz P/S: Đây chỉ là 1 bài tổng hợp để tham khảo (cho dân nghịch sử đọc chơi), đừng coi nó như 1 cuốn sách. Không nên trích dẫn nguồn từ bài này như tài liệu, nếu cần trích dẫn thông tin thì hãy ghi nguồn là những nguồn xa hơn mà tôi đã ghi dưới mỗi phần. VD: nguồn: Binh thư yếu lược -3-
  4. Kĩ thuật quân sự Đại Việt Tổng hợp bởi zDragonFlyz – www.hoangsa.org www.gamevn.com A. Những điều ít được biết đến trong sử Việt: Nhiều người cứ hay bảo sử VN chán hơn sử TQ -> đọc sử TQ. Môn sử phổ thông từ lớp 1 -> lớp 12 toàn dạy người ta “VN là 1 dân tộc yêu hòa bình, chỉ đánh giặc tự vệ”, “vũ khí thô sơ”, bao nhiêu cuộc chiến tưng bừng khói lửa (đi xâm lược), các cụ ý giấu nhẹm đi cả, làm gì chả chán. “Yêu hòa bình” rồi thì đọc sử làm cái gì nữa. Nếu đã chịu khó đầu tư tìm hiểu sâu thì thấy sử VN hay ra phết. (tạm thời không nói đến Bách Việt vì cái thời đại hoàng kim này còn nhiều tranh cãi) P/S: cảm ơn bác nhinho bên gamevn.com :D 1. Cổ đại: Tần Thủy Hoàng sai Đồ Thư mang 50 vạn quân xuống bình Việt, khổ nỗi 50 vạn này không đọ được với chiến thuật du kích của vài vạn dân Bách Việt, nhất là dân Tây Âu dưới quyền Thục Phán, và thế là anh Đồ Thư một thời ngang dọc đất Tàu đang khốn đốn chưa biết làm gì thì đã bị người Việt úp trại giết chết. Đây là 1 trong những lần hiếm hoi VN sử dụng chiến thuật du kích như là quốc sách. 2. Tiền Lê: Cắt Cao-Bắc-Lạng khỏi TQ, 3 lần đánh bại người Nùng và chiếm 2/3 đất đai của xứ này. Vua Lê Đại Hành còn là người mở đầu phong trào tỏ ra hổ báo với vua TQ. Lê Hoàn nhiều lần xúc phạm vua Tống. Sứ Tống Cảo về mô tả Lê Hoàn là “mắt lé”, “hung hãn”, rõ ràng rất ngứa mắt vì ông vua Việt này. Lê Hoàn còn công khai đe dọa nhà Tống qua việc nói chuyện với sứ Nhược Chuyết năm 996: Khi Nhược Chuyết đến, vua ra đón ngoài giao, có ý ngạo mạn không làm lễ để tỏ ra cao quý khác thường, bảo Nhược Chuyết rằng: "Việc cướp trấn Như Hồng là do bọn giặc biển ở ngoài, Hoàng đế có biết đó không phải là quân của Giao Châu không? Nếu Giao Châu có làm phản thì đầu tiên dánh vào Phiên Ngung, thứ đến đánh Mân Việt, há chỉ dừng ở trấn Như Hồng mà thôi?". (Đại Việt Sử kí Toàn thư) Tuy Lê Hoàn hổ báo thế mà vua Tống vẫn không dám làm liều với nước Việt kể cả khi Lê Hoàn đã mất: 1006: Mùa hạ, tháng 6, trí Quảng Châu là Lãng Sách dâng thư nói: "Này nhân Giao Chỉ có loạn, xin cho thần và Duyên biên an phủ sứ Thiệu Việp cùng nhau bàn tính công việc tâu lên. Bọn thần dựa theo -4-
  5. Kĩ thuật quân sự Đại Việt Tổng hợp bởi zDragonFlyz – www.hoangsa.org www.gamevn.com lời của bọn Hoàng Khánh Tập hơn nghìn người ở Giao Chỉ, do Liêm Châu đưa đến, nói rằng các con của Nam Bình Vương đều đặt trại sách phân tán các nơi, quan thuộc lìa tan, nhân dân lo sợ, xin đem quân sang đánh dẹp, bọn Khánh Tập nguyện làm tiên phong, có thể hẹn ngày lấy được. Nếu triều đình chuẩn lời thỉnh cầu, thì xin lấy binh đóng đồn ở các châu tuộc Quảng Nam và cho thêm 5 nghìn quân mạnh ở Kinh Hồ, thủy bộ cùng tiến, có thể bình định được ngay". Vua Tống nói: "Họ Lê thường sai con vào chầu, góc biển yên tĩnh, không mất trung thuận, nay nghe tin mới chết, chưa có lễ tham viếng, đã vội đánh kẻ có tang, há phải là việc làm của bậc vương giả?". Xuống chiếu cho bọn Sách vỗ yên như trước, cốt được êm lặng. (chú ý đoạn bôi đậm: Rõ ràng là vua chả cung thuận gì vua Tống cả, còn xúc phạm ra mặt. Thế mà vua Tống đều vờ mắt nhắm mắt cho qua) 3. Lý – Trần – Hồ: Nhà Lý bắc phạt Tống, nam bình Chiêm. Vụ phạt Tống hiệu quả không cao lắm, để hạ thành Ung Châu, Lý Thường Kiệt phải mất đến 40 ngày trong khi quân số áp đảo hoàn toàn, 10 vạn so với 3000, thiệt hại cũng nhiều hơn. Ngay sau khi hạ thành, Lý Thường Kiệt ra lệnh san bằng thành Ung Châu, dân Khựa trong thành bị “xử lí” mất 5 vạn người. Nhà Trần ngoài việc tiếp tục “truyền thống” đánh và đốt trụi kinh đô Champa còn lập công lao vang dội trời đất, lưu danh sử sách mà nghìn đời sau con cháu còn đội ơn: 3 lần đánh gục tổng cộng 83 vạn quân Mongol. Trên thế giới có mấy thằng đánh nổi quân Mông Cổ, trong khi quân Nguyên Mông còn khủng hơn nhiều vì ngoài kỵ cung Mông Cổ còn có thuốc súng, khí cụ công thành, giáp trụ, nhân lực tài lực của vùng Ả Rập và Trung Quốc. Thời Trần bắt đầu xuất hiện súng ống các loại (Hỏa Thương, Hỏa Hổ, Thần Cơ …), nổi tiếng nhất là vụ năm 1390 Trần Khát Chân cho phục quân dùng hỏa súng (súng loại gì thì không sách nào ghi rõ, ĐVSKTT thì chú thích là súng nòng kim loại) bắn chết Chế Bồng Nga (vua huyền thoại của Champa). Nhận thấy được uy lực của hỏa khí, thời kì nhà Hồ quân đội Đại Việt bắt đầu được hiện đại hóa cực kì hoành tráng, binh lính súng ống tận răng. Sau khi đoạt quyền từ nhà Trần, nhà Hồ lập tức đem quân đánh Champa để … ra oai (kết quả không được khả quan như mong đợi). Liền sau đó, Trần Thiêm Bình chạy sang cầu viện quân Minh. Nhân cớ đó, nhà Minh đưa 5000 quân vào VN với lí do “hộ tống Trần Thiêm Bình”. Thoạt đầu, quân nhà Hồ thua -5-
  6. Kĩ thuật quân sự Đại Việt Tổng hợp bởi zDragonFlyz – www.hoangsa.org www.gamevn.com trận do chủ quan khinh địch. Nhưng quân Minh vào đến Bắc Giang thì bị đánh úp, chống không nổi, đến đêm đem quân rút về. Số trời xui rủi cho quân Minh, ải Chi Lăng đã bị quân nhà Hồ … đóng chặn. Quá hoảng vì mất đường về, quân Minh phải nộp Trần Thiêm Bình và dâng thư hàng. Trong thư có đoạn: "Quan tổng binh Hoàng sai tiểu nhân tới đây trình bày ngài biết việc này: Trước vì Thiêm Bình chạy sang triều đình tâu rằng hắn chính là con của quốc vương An Nam, vì thế mới sai đại binh sang chiêu dụ. Không ngờ trăm họ xứ này đều không phục, rõ ràng là hắn nói bậy =)). Nay lui quan quân về tâu với triều đình thì bị quan ải dọc đường ngăn giữ, nghẽn lối không qua được. Nay đem Thiêm Bình tới nộp, xin thả cho đi thì may lắm". Quân nhà Hồ bằng lòng, thả cho quân Minh về nước. Những tưởng quân Minh rút về thì an phận, ai dè máu tham lại nổi lên, nhà Minh tổ chức đánh nhà Hồ lần 2. Dự đoán trước điều này, nhà Hồ tổ chức phòng bị khá kĩ. Trong chiến tranh Minh – Hồ lần 2 (1407) này, nhà Minh lần này rút kinh nghiệm trận thua lần 1, hô hào “phù Trần diệt Hồ”, viết chiếu kể tội nhà Hồ, mang đông quân nhiều kỵ, mang cả quân bắn súng (gần 30.000 khẩu), và lần này quân Minh đã đánh bại nhà Hồ không biết sử dụng chiến tranh nhân dân (dân không phục, quân tướng thì toàn phản bội). Chiến tranh Minh – Hồ là 2 bên dàn quân đấu súng, đạn bắn như sao sa. Sau chiến thắng trước nhà Hồ, nhà Minh thừa nhận là đã học hỏi được kĩ thuật thần thương lợi hại của Đại Việt. (Công nghệ quân sự của TQ và Đại Việt, Sun Laichen) Minh Sử viết: "Thành Tổ bình Giao Chỉ, lấy được Thần cơ thương pháo Pháp, đặt thần cơ doanh". Hồ Nguyên Trừng vốn là người đầu tiên chế ra súng thần cơ ở VN. Sau khi bị nhà Minh bắt sang TQ ông còn chế và cải tiến cho họ nhiều loại súng nữa (trong đó có loại hỏa thằng câu thương). Hồ Nguyên Trừng còn được coi là "ông tổ nghề đúc súng của TQ". Mỗi lần đúc xong 1 mẻ súng nhà Minh đều phải làm lễ tế Trừng. 4. Lê Sơ: Đầu tiên là việc nhà Lê Sơ đánh đuổi quân Minh xâm lược. Cuộc kháng chiến này vô cùng quan trọng, vì nó đánh dấu sự kiện thu hồi lại công nghệ của Đại Việt. Mấu chốt ở đây chính là thằng cha Liễu Thăng, Liễu Thăng cùng Mộc Thạnh chia 2 đường đem quân tiếp viện đến cho lũ quân Minh -6-
  7. Kĩ thuật quân sự Đại Việt Tổng hợp bởi zDragonFlyz – www.hoangsa.org www.gamevn.com đang bị vây tứ phía ở Đông Quan – nay là Hà Nội. Như đã nói ở trên, quân Minh sau khi thu được kĩ thuật đúc súng Việt đã thiết lập Thần cơ doanh, lực lượng trang bị súng hiện đại nhất thời bấy giờ, và chỉ huy lực lượng này chính là Liễu Thăng. Thằng cha này cùng với binh đoàn súng của mình từng lập nhiều chiến công khá hiển hách bên Tàu, từ đó hắn trở thành 1 trong những tướng quan trọng bậc nhất trong cái triều đình nhà Minh. Do mất Liễu Thăng cùng cái binh đoàn súng hiện đại nên nhà Minh mới nản, không thì cũng còn lằng nhằng lâu đấy. Mà khi diệt được đạo quân của Liễu Thăng thì con cáo già Mộc Thạnh cũng khắc tự biết đường mà chạy, khỏi phải tốn quân đánh. Chính vì lẽ đó nên quân Lê mới chọn đánh Liễu Thăng chứ không đánh Mộc Thạnh. Như đã đề cập ở phần trên, cái Thần Cơ Doanh này chính là binh đoàn sử dụng súng loại súng mới do Hồ Nguyên Trừng cùng các thợ VN đúc. Chính vì vậy, súng của Liễu Thăng khác hoàn toàn với mấy món đồ địa phương tự chế của Vương Thông (tổng chỉ huy quân Minh xâm lược). Chẳng hiểu quá tự tin (tự kiêu) về sức mạnh của binh đoàn súng hiện đại hay do ngu si mà Liễu Thăng bỏ cả binh đoàn, cùng vài trăm kị chạy trước do thám, kết quả là chết cả lũ dưới cơn mưa phiêu (lao) của quân Việt, chỗ bộ binh còn lại như rắn mất đầu, rối loạn hàng ngũ, thế là số phận cũng chả khác gì ông tướng ngu si cùng đội kị binh do thám. Sau khi bị đánh cho bầm dập, chỗ tàn quân còn lại cố lết đến Xương Giang, và đây cũng chính là mồ chôn của bọn tàn quân Thần Cơ doanh. Qua trận đại thắng này, công nghệ đúc súng Việt của Hồ Nguyên Trừng lại quay về với Đại Việt, đồng thời nhà Minh cũng hết tinh tướng. Nghe tin Thần Cơ doanh bị ngỏm củ tỏi, số quân Minh còn lại đều phát hoảng, lão già Mộc Thạnh cũng vội rút chạy về nước, (ngu gì mà ở lại, có mà chết cả nút), các lực lượng còn bị vây hãm cô lập trên đất Việt cũng vội xin hàng. Với công nghệ đúc súng của Hồ Nguyên Trừng, nhà Lê Sơ liên tục tiến lên trên con đường chinh phạt mở rộng bờ cõi. 2 lần san bằng Champa. Chia Champa ra làm nhiều nước để làm yếu nó đi, như ai cũng biết có câu nói nổi tiếng: "như tằm ăn rỗi" (lấn là phải lấn từ từ). Sau đó tiêu diệt gần như hoàn toàn Champa năm 1471. Xem thêm http://tinyurl.com/chientranhViet-Cham (Wikipedia) Sau khi Đại Việt đánh hạ Chiêm Thành, nhiều vương quốc láng giềng phía Tây bắt đầu cử sứ thần đến ra mắt và đưa cống phẩm. Nhà Minh cũng dè dặt -7-
  8. Kĩ thuật quân sự Đại Việt Tổng hợp bởi zDragonFlyz – www.hoangsa.org www.gamevn.com phản đối việc làm của Lê Thánh Tông. Vào năm 1479, Đại Việt lại tấn công thêm Bồn Man, Lan Xang Lào), Ayutthaya, Chiang Mai (Thái Lan). Đến năm 1480, quân đội của Lê Thánh Tông lấn chiếm Nan, khu vực khi đó thuộc Lan Na (thuộc phía Bắc Thái Lan ngày nay). Cuối cùng, quân Đại Việt tiến xa lên đến sông Ayeyarwady (Irrawaddy) của vương quốc Ava (thuộc vùng trung tâm Miến Điện ngày nay). Năm 1485, Đại Việt đưa thêm Melaka (thuộc Malaysia ngày nay) vào danh sách các nước chư hầu có nghĩa vụ cống phẩm cho Đại Việt, cùng Chiêm Thành, Chân Lạp, Lan Xang, Chiang Mai, Ayutthaya và Java (thuộc Indonesia ngày nay). (Công nghệ quân sự của TQ và Đại Việt, Sun Laichen) À quên, cái này không nói thì quả là thiếu sót. Nước bị nhà Lê tấn công đầu tiên không phải Lào hay Champa mà là … Trung Quốc! Điều đó thể hiện qua sự kiện năm Mậu Ngọ (1438) quân ta đánh hai châu An Bình và Tư Lăng (nay thuộc Quảng Tây, Trung Quốc), hay như tháng 6 năm Canh Tý (1480) quân ta tấn công Cảm Quả, chiếm ải Thông Quang (thuộc Quang Lang, Ôn Châu, Trung Quốc) rồi tiến vào xứ Ban Động dựng rào chắn. Thực sự là ở Việt Nam, công thần cứu nước thì nhiều, chứ công thần mở nước thì có lẽ chỉ có mình Hoàng đế Lê Thánh Tông. Những cuộc trường chinh vĩ đại của Lê Thánh Tông đã khiến diện tích nước Việt tăng nhanh đến không ngờ, kéo dài từ sông Irrawady ở phía tây đến Hoàng Sa ở phía Đông, từ Ôn Châu ở phía Bắc đến Bình Thuận ở phía Nam, chiếm được Ai Lao, Bồn Man, Lanna, Sukhothai, Champa, 1 phần Khmer. Ước tính diện tích không dưới 1 triệu km2. Qua đó, ngài trở thành vị hoàng đế vĩ đại nhất trong lịch sử Đại Việt. Nhưng cũng giống như Hammurabi của Lưỡng Hà, các triều đại sau không thể duy trì nổi đế chế do ông bỏ công sức gây dựng. 5. Trịnh - Nguyễn phân tranh: Chúa Nguyễn đánh nuốt gọn Champa (mấy triều trước đã phá đường mở lối cho rồi, giờ chỉ còn ăn thôi). Đánh chìm chiến hạm phương Tây, làm bọn Tây nó nghe tiếng phải vỡ mật, bọn Tàu phải khiếp sợ (vì chính TQ lại đang bị bắt nạt). Hạ nhục Công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC) - những kẻ đã đánh bại BDN và chinh phục Indo, Mã Lai (hải quân Indo nổi tiếng thế mà cũng bị xịt cho tan tành). Thông tin chi tiết về vụ Đàng Trong vs VOC. Nói chung lả khởi đầu bằng việc quân Nam...cướp hàng, bắt người của VOC! Hà Lan trả đũa, cho quân đánh phá ven biển, bắt người Đàng Trong làm con tin, nhưng bắt chẳng được bao nhiêu. Năm 1642, Jacob Van Liesvelt dẫn 150 quân đến Cù lao -8-
  9. Kĩ thuật quân sự Đại Việt Tổng hợp bởi zDragonFlyz – www.hoangsa.org www.gamevn.com Chàm thì bị quân chúa Nguyễn tấn công và rồi cả bọn quân tướng Hà Lan đều bị hạ sát cả. Chưa dừng lại ở đó, Hà Lan còn phải chịu thêm món nhục “quyết định”. Nguyên nhân sâu xa đầu tiên là thế này: Năm 1643, 1 hạm đội Hà Lan dưới quyền chỉ huy của đô đốc Johanes Lamotius tiến vào Đàng Trong để bắt người càng nhiều càng tốt. Quân Đàng Trong phát hiện và báo về triều đình, chúa Thượng (Nguyễn Phúc Lan) bèn hỏi một người Hà Lan đang giúp việc về hải quân Hà Lan thì người này trả lời: "Tàu Hà Lan chỉ sợ mãnh lực và quân đội nhà trời thôi". Điều này khiến chúa cảm thấy bị xúc phạm nên Nguyễn Phúc Lan và Thế tử Nguyễn Phúc Tần tự mình thân hành đến Eo, ra lệnh cho thuỷ quân chèo thuyền ra đánh thẳng vào 3 chiếc tàu của Hà Lan. Kết quả của việc cảm thấy bị xúc phạm: Trận Eo 1643 (còn gọi là Bờm Lò Xo). Cái này là phải xem nhá http://tinyurl.com/traneo1643 (trận Eo 1643 – Wikipedia) http://tinyurl.com/xungdotVOC-VN (xung đột VOC - Đàng Trong – Wikipedia) Soái hạm Hà Lan chìm tại trận, đô đốc hạm đội cũng xuống biển chơi với cá. 2 con còn lại rút chạy, 1 con hoảng quá lao thẳng vào cồn. À, theo sử sách Việt Nam thì Hà Lan có đến 5 tàu, chứ không phải 3. Chú ý: Đối với Phương Tây thời kì này việc không đánh thắng tàu bản địa đã là sự sỉ nhục chứ chưa cần bị đánh đắm cả chiến hạm (nhất là soái hạm). Hà Lan dễ dàng chiếm đóng Indonesia và Batavia nhưng lại … toàn thua trước quân Đàng Trong, như vậy chứng tỏ quân Đàng Trong dưới quyền chúa Nguyễn không hề yếu kém chút nào. Kết quả của cuộc xung đột: “Sau cuộc xung đột với Đàng Trong, uy tín của Công ty Đông Ấn Hà Lan tại Viễn Đông có phần suy giảm. Sau khi nghe người Trung Hoa và dân địa phương buôn bán ở Nhật kể lại cuộc chiến, người Nhật bắt đầu cảm thấy coi thường Công ty Đông Ấn Hà Lan và uy tín của Hà Lan ở đây bị mất mát lớn.” Cũng phải nói thêm, theo như SGK thì nội chiến Trịnh – Nguyễn chứng tỏ VN khi đó bắt đầu suy sụp và rạn nứt, nhưng thực ra SGK sai bét, cuộc nội chiến Trịnh – Nguyễn chính là nguyên nhân kích thích phát triển. Chưa bao giờ mà nước Việt phát triển nhanh như thời kì này. Chiến tranh liên miên nên cả 2 phe đều tích cực giao thương với phương Tây với mong muốn phát triển hơn phe còn lại, do đó văn minh phương Tây trong mọi lĩnh vực nhanh chóng du nhập vào VN. Ví dụ như từ thế kỉ 17, ở Huế có người thợ bạc đã làm được đồng hồ. Vũ khí không là ngoại lệ. Chưa bao giờ trang bị quân đội -9-
  10. Kĩ thuật quân sự Đại Việt Tổng hợp bởi zDragonFlyz – www.hoangsa.org www.gamevn.com Việt lại khủng đến thế. Theo các sách cổ phương Tây ghi chép về Đàng Trong và Đàng Ngoài thì vũ khí chủ yếu là súng! Chẳng hạn theo quyển Modern geography: A description of the empires, kingdoms, states, and colonies with the oceans, seas, and isles (volume 2) thì súng tay là vũ khí chính của Đàng Trong. Có báo cáo rằng lực lượng quân đồn trú ở Hue-fo (có lẽ là Thuận Hóa) không dưới 3 vạn người, được trang bị súng hỏa mai, cùng với voi chiến. Ngoài ra, đao và giáo cũng được sử dụng. Theo quyển Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài từ 1627 tới năm 1646 của Alexandre de Rhodes thì quân Đàng Ngoài bắn súng tay giỏi hơi lính Bồ. Về súng tay và súng hỏa mai, họ bắn rất thiện nghệ. Do đó có người kể lại câu chuyện một lính Bồ rất giỏi bắn súng bị một lính Đàng Ngoài thách bắn đạn giả. Người Đàng Ngoài bắn thâu qua vòng giữa đích. Còn người Bồ sợ mình thua cuộc và để cứu danh dự liền lập mưu bắn không đạn: khi tìm xem đạn có bắn trúng vòng giữa hay không, thì chẳng thấy vết tích gì. Người Bồ liền đáp, là vì đã bắn trúng điểm và lọt vào đúng cái lỗ hòn đạn người kia. Về pháo binh, riêng cái lũy Nhật Lệ dài 12km có đến 3000 khẩu pháo (theo cuốn Nguyen Cochinchina của Li Tana). Trận Waterloo, Napoleon chỉ huy động được có 60 khẩu, thế mà cụ Nguyễn Phúc Nguyên đắp 1 cái lũy thôi mà cũng lắp luôn 3000 khẩu. 6. Tây Sơn: Quang Trung đi trước thời đại với chiến thuật tập trung hỏa lực thành cụm. Ai đọc về thời Napoleon thấy quân lính xếp hàng thành đơn vị, đi đều rồi bắn ấy 1 loạt đạn, rồi nạp đạn thông nòng, rồi lại bắn ấy, quân Tây Sơn cũng gần gần thế. Vừa tăng sát thương vừa gây hoang mang cho địch. Nổi tiếng nhất là vụ hơn 200 voi chiến gắn đại bác (dân nghịch sử gọi vui là … pháo tự hành :D) cùng 100.000 quân trong chưa đầy 1 tuần đánh bại 29 vạn quân Thanh, phá 7 đồn. Kết quả: “Sĩ Nghị cùng Nguyên Nhiếp đi lạc lối, quanh co nhiều chỗ, bị đói khát 7 ngày đêm mới tới ải Nam Quan” (theo Trần Nguyên Nhiếp - bí thư dưới quyền Tôn Sĩ Nghị) “Số quân Thanh kịp theo Nghị qua bên kia biên giới chỉ có khoảng 50 người” (theo giáo sĩ De la Bissachere ở Việt Nam khi đó) “dân Trung Quốc ở biên giới dắt nhau chạy làm cho suốt vài chục dặm không có người.”(Hoàng Lê Nhất thống chí) - 10 -
  11. Kĩ thuật quân sự Đại Việt Tổng hợp bởi zDragonFlyz – www.hoangsa.org www.gamevn.com Trận Rạch Gầm – Xoài Mút, Tây Sơn với lớp chiến hạm Đại Hiệu huyền thoại (trọng tải 1000 tấn, chở được voi trận, trang bị 60 khẩu pháo) diệt gọn 3 vạn quân Xiêm, không thèm bắt tù binh (điều nhà Nguyễn sau này làm không nổi). Thống kê về hải quân Tây Sơn chủ yếu dựa vào các ghi chép, thư từ của các giáo sĩ và sĩ quan Phương Tây, tuyệt nhiên không có nguồn VN nào. Trong bức thư đề ngày 11-4-1801, Barridy – một người Pháp, cố vấn của Nguyễn Ánh – bấy giờ đang ở Gia Định, gởi cho Letondal, viết về trận hải chiến trên vùng biển Bình Định – Phú Yên xảy ra trước đó hai tháng đã thống kê khá chi tiết về lực lượng quân Tây Sơn do đô đốc Võ Văn Dũng chỉ huy: “Quân địch do đô đốc thiếu phó chỉ huy gồm: - 9 tàu (vaisseaux) loại 66 đại bác (canons) cỡ 24 livres (cân Anh), mỗi tàu 700 thủy binh. - 5 tàu loại 50 đại bác, cỡ 24 livres, mỗi tàu 600 thủy binh - 40 tàu loại 50 đại bác, cỡ 12 livres, mỗi tàu 200 thủy binh. - 93 thuyền chiến (galères), loại 1 đại bác, cỡ 36 livres, mỗi thuyền 150 thủy binh. - 300 xuồng gắn pháo (chaloupes canonniéres), loại 50 thủy binh. - 100 tàu buồm kiểu Đàng Trong, loại 70 thủy binh”. Năm 1791, quân Tây Sơn do Trần Quang Diệu chỉ huy đánh phá Vạn Tượng (Lào), do vương quốc này hỗ trợ quân Lê và Nguyễn Ánh. Quân của Trần Quang Diệu thắng lớn, truy quét quân Vạn Tượng đến tận biên giới với Xiêm. Triều nhà Thanh huy hoàng của TQ với anh vua “lỗi lạc” “Kiền Long” (lão Càn), bá chủ cõi phương Đông thế mà còn phải sợ Quang Trung. Quang Trung còn định sau khi ổn định tình hình đất nước sẽ mang quân sang hỏi thăm nhà Thanh, vẽ lại bản đồ Hoa – Việt, nhưng ông mất sớm quá. Một đoạn nhận xét về trang bị quân Tây Sơn của Nguyễn Duy Chính Như chúng ta đã biết, quân Tây Sơn kế thừa tất cả những kỹ thuật của xứ Đàng Trong, bao gồm cả chế tạo và sử dụng nhiều loại súng. Theo nhận xét của các giáo sĩ và thương nhân Âu Tây, trong suốt hai trăm năm phải giữ miếng với nhau, cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài đầu hết sức canh tân về quân sự. Chúa Trịnh đã được đặt cho cái biệt danh là thủy vương (lord of water) vì có một lực lượng hải quân khá hùng hậu trong khi Chúa Nguyễn được gọi là hỏa vương (lord of fire) vì quân đội miền nam được trang bị khí - 11 -
  12. Kĩ thuật quân sự Đại Việt Tổng hợp bởi zDragonFlyz – www.hoangsa.org www.gamevn.com giới đầy đủ và tân tiến hơn. Đó cũng là lý do tại sao Đàng Trong tuy kém thế hơn nhưng vẫn cầm cự được mà không bị đánh bại. Ngoài súng đại bác để bắn từ xa, các loại súng điểu thương và súng tay cũng được sử dụng rộng rãi. Vào thế kỷ thứ 17, súng điểu thương (flintlock) là loại súng bắt nguồn từ Âu Châu đã được dùng khắp nơi kể cả Mỹ Châu và Á Châu. Về kỹ thuật, người Việt ở Đàng Trong cũng nổi tiếng là thiện xạ và thuần thục trong việc sử dụng các loại súng tay cũng như đại pháo. Người Đàng Trong hiện giờ đã hết sức chuyên môn trong việc dùng súng lớn và súng nhỏ vượt xa cả Âu Châu; vì dường như suốt ngày họ chẳng làm gì khác ngoài việc tập bắn. Họ giỏi đến nỗi họ có thể dùng súng lớn bắn trúng còn hơn người ta bắn bằng súng nhỏ. Súng hoả mai họ bắn cũng tài lắm vì ngày nào cũng ra đồng để thực tập. Một trong những chi tiết rất quan trọng là vì địa thế chật hẹp, gập ghềnh nên quân đội của ta thời đó rất ít dùng đại pháo nhưng lại có rất nhiều súng đại bác loại nhỏ (small cannon). Những khẩu đại bác đó có thể mang trên lưng và bắn một loại đạn nặng chừng hơn 100 gr (4 ounces). Một người lính cõng cái nòng súng (barrel), dài chừng 2 thước, trong khi một người lính khác mang cái giá là một khúc gỗ tròn dài cũng chừng cái nòng súng. Khi tác xạ, cái giá được dựng lên bằng hai cái càng hay một cái chạc cao khỏi mặt đất chừng một mét, nòng súng sau đó để lên trên giá trong một cái ngàm sắt. Người lính có thể điều chỉnh độ nhắm và kiểm soát bằng một cái báng tì lên trên vai. Các loại súng này rất tiện lợi cho việc di chuyển và phục kích quân địch. Quân Tây Sơn cũng được huấn luyện để tự pha chế lấy thuốc nổ và người Âu châu đã kinh ngạc vì họ nạp đạn nhanh hơn bất cứ quốc gia nào khác. Trong khi người Anh phải thực hiện đến 20 động tác cho mỗi lần nạp đạn thì người Việt chỉ cần có 4 động tác. Súng thời đó vẫn nạp tiền nghĩa là nạp thuốc và đạn từ đằng trước và thường đúc bằng đồng cho dễ, ít bị nứt vỡ. Đại bác thời đó đủ cỡ và dài ngắn khác nhau tùy theo mỗi nước, mỗi thời kỳ. Muốn bắn được xa thì nòng phải dài, việc đợi cho thuốc cháy hết cũng lâu hơn. Thoạt tiên, những súng trường được gọi dưới các tên matchlock, arquebus hay musket là những súng cá nhân trang bị cho bộ binh. Những súng đó dài và nặng nề nhưng về sau nòng súng (barrel) đã có khương tuyến (grooves) để khi viên đạn bắn ra sẽ xoay tròn và vì thế đi được xa hơn. Đạn là đạn chì hình tròn, vừa khít với nòng súng, phải nhồi từ trước bằng môït cây thông nòng (ramrod) và một cái búa gỗ (mallet). Khi viên đạn bắn ra, đạn đạo sẽ bay thẳng và không bị lệch hướng như đạn súng trường thuở trước. - 12 -
  13. Kĩ thuật quân sự Đại Việt Tổng hợp bởi zDragonFlyz – www.hoangsa.org www.gamevn.com Súng trường dài từ 1.5 đến 1.6 mét, hơn chiều cao trung bình của người Việt Nam, có báng và gỗ đỡ nòng, được trang trí bằng những hoa văn kim loại. Dùng trong chiến trận, viên đạn có thể đúc nhỏ hơn một chút cho tự động chạy vào trong nòng súng. Loại súng điểu thương được mồi bằng đá lửa (flint) bằng một cái cần mổ hình như mỏ gà (pecking hen). Mỏ gà được kéo ngược ra sau bằng tay cho mắc vào khớp và sẽ giữ tại đó. Khi người lính bóp cò, mỏ gà sẽ bật ra, mổ viên đá vào một thanh sắt cho xẹt ra tia lửa, đồng thời buồng thuốc súng sẽ mở ra để lửa bén vào. Súng quân lính thời Tây Sơn dùng chính là loại điểu thương này, cộng thêm việc sử dụng rộng rãi các loại hỏa long, hỏa hổ, các loại bình chứa miểng như một loại bom sơ khai đã khiến cho họ có nhiều ưu thế về sức mạnh, việc huấn luyện cũng mau hơn, hiệu năng lại cao hơn lối đánh dùng các loại cung nỏ, gươm giáo. Nói chung là cả hai bên thời đó đã dùng nhiều loại vũ khí dùng thuốc nổ. Có điều vì thuốc súng còn sơ khai, nhất là thuốc súng của nhà Thanh bắt lửa kém, nhiều khói nên họ thường đốt để làm màn khói che cho trận đánh hơn là dùng để tác xạ. Chính vì thế mà sử sách đã ghi là vua Quang Trung áo bào đen như mực vì ám khói. 7. Nhà Nguyễn: Thời kì này là bệ rạc nhất lịch sử phong kiến. Thời Minh Mạng (ánh hào quang nhen nhóm cuối cùng rồi vụt tắt) quân update trang bị (10 lính thì có 4 súng tay) oánh nhau ỏm cả tỏi với thằng Thái tranh đất Lào, Campuchia. Chiến tranh tổng lực giữa Đại Nam Empire và Siam Empire diễn ra trong 20-30 năm. Quân Đại Nam đóng 70 pháo đài, xây thành Nam Vang càn đi quét lại xới tung đất Campuchia (hỏi xem tại sao dân Cam nó ghét dân VN). Kết quả 2 thằng Việt - Thái kí hiệp định đình chiến rồi cắp súng về cả thể. (theo Annam-Siam War: War Between the Thai, Laotian, Khmer and Vietnamese - Phrae Phitthaya) Tuy nhiên vì cuộc chiến tổng lực khủng khiếp làm cả 2 triều đại ở Siam và Đại Nam thoái trào (nhà Nguyễn kinh tế đã yếu rồi, sau cái trận đánh Cam chả còn cái cóc khô gì), các vua nhà Nguyễn hình như không biết làm kinh tế. Sau thời Minh Mạng, Đại Nam tụt dốc không phanh. Khi Pháp vào VN, 10 lính chỉ còn 1 súng, vài trăm lính mới có 1 pháo, súng thì 1 năm bắn 1 lần, 1 lần bắn 6 phát. Quân nhà Nguyễn mà có quay ngược lịch sử đi đánh với quân Tống thì cũng chắc chắn thua, chứ đừng nói đến Thanh hay Pháp. - 13 -
  14. Kĩ thuật quân sự Đại Việt Tổng hợp bởi zDragonFlyz – www.hoangsa.org www.gamevn.com B. Sơ lược về tổ chức, phiên chế quân đội 1. Nhà Lý a. Cấm quân: Đóng ở kinh thành, tuyển chọn từ những thanh niên trai tráng khỏe mạnh trong nước. Nhiệm vụ: Bảo vệ vua và kinh thành. b. Quân địa phương: Tuyển chọn trong số thanh niên trai tráng ở các làng xã đến tuổi thành đinh (18 tuổi), có nhiệm vụ canh phòng các lộ,phủ. c. Dân binh: Lực lượng vũ trang được điều động khi đất nước có chiến tranh lớn. 2. Nhà Trần a. Cấm quân (Quân túc vệ): Gồm Thiên Thuộc, Thiên Cương, Chương Thánh, Củng Thần, Thánh Dực, Thần Sách. Cấm quân là lực lượng nòng cốt trong chiến tranh và bảo vệ kinh thành. b. Lộ quân: Nhiệm vụ là phòng giữ ở các lộ. c. Quân Vương hầu: Quân riêng của các vương hầu quý tộc, thường là các gia đinh. Thường được trang bị và huấn luyện khá tốt, cực kì trung thành, đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống Mông – Nguyên. Quân của Trần Quốc Toản chính là quân vương hầu đấy. 3. Nhà Lê Sơ a. Cấm binh: Bảo vệ kinh thành. Gồm 2 vệ Kim ngô và Cẩm y, 4 vệ Hiệu lực, 4 vệ Thần vũ, 6 vệ Điện tiền, 4 vệ Thuần tượng, 4 vệ Mã bế. b. Ngoại binh: Đặt quân Ngũ phủ, mỗi phủ gồm 6 vệ, mỗi vệ có 5-6 sở. Trung quân phủ: lãnh các xứ Thanh Hóa, Nghệ An  Đông quân phủ: lãnh các xứ Hải Dương, Yên Bang  Nam quân phủ: lãnh các xứ Sơn Nam, Thuận Hóa, Quảng Nam  Tây quân phủ: lãnh các xứ Tam Giang, Hưng Hóa  Bắc quân phủ: lãnh các xứ Kinh Bắc, Lạng Sơn.  Riêng Thái Nguyên và Tuyên Quang thì thuộc vào quân Phụng  Trực 4. Nhà Nguyễn a. Thân binh: gồm các vệ Cẩm Y, vệ Kim Ngô, vệ Tuyển Phong và doanH Vũ Lâm. Nhiệm vụ: Bảo vệ vua. b. Cấm binh: gồm các doanh Thần Cơ, doanh Thần Phong, doanh Long Vũ, doanh Hổ Uy, doanh Hùng Nhuệ, vệ Kỳ Vũ, vệ Kinh Tượng (tượng binh), - 14 -
  15. Kĩ thuật quân sự Đại Việt Tổng hợp bởi zDragonFlyz – www.hoangsa.org www.gamevn.com vệ Thượng Tứ (kỵ binh), vệ Long Thuyền (chuyên chở thuyền vua), viện Vũ Bị (lính dùng súng), đội Tư Pháo (chế thuốc súng), đội Phụng Thiện. Nhiệm vụ: bảo vệ kinh thành. c. Tinh binh: gồm có ba doanh của Kinh kỳ thủy sư, vệ Giám Thành, vệ Thủ Hộ, vệ Dực. Nhiệm vụ: Trấn giữ khu vực ngoài kinh thành. C. Quân phục, giáp trụ: (bản quyền của bác yevon – lichsuvn.info) Giáp trụ 1. Hộ tâm phiến: 1 miếng hình vuông (có thể bằng kim loại hoặc gỗ. Trần Phu đời Nguyên đi sứ ghi nhận là Trần Quang Khải mặc hộ tâm gỗ hình vuông, thếp vàng 4 cạnh) được buộc vào trước ngực, có thể dùng 1 lúc 1 mảnh trước ngực, 1 mảnh sau lưng, buộc lại với nhau bằng dây. Hộ tâm VN ta thường thấy là làm ở thời Hùng Vương, kích thước thường nhỏ chỉ bằng...2/3 cái trong hình dưới. Tôi cũng không rõ về sau kích cỡ hộ tâm VN có tăng lên không. Nhắc luôn, đây là loại giáp thuộc loại cổ đại nhất, vì muốn bảo vệ tốt thì mảnh giáp phải to, mà càng to thì mặc nó rất khó cử động: Trên thế giới thì hộ tâm có đủ cỡ từ nhỏ như hộ tâm thời Hùng Vương đến lớn như trong bức hình phim VN kia - 15 -
  16. Kĩ thuật quân sự Đại Việt Tổng hợp bởi zDragonFlyz – www.hoangsa.org www.gamevn.com 2. Giáp giấy: Nhiều lớp giấy bồi dán lên nhau, tạo thành 1 cái áo dài, không tay, xẻ ngực. Cái này rất rẻ, dễ chế tạo và chống chém lẫn đâm khá tốt. Nguyễn Tuân từng nhắc đến nó: http://tinyurl.com/consutu1namquysuu Một cái hồi loạn Văn Thân, bọn ta đã bị cái nạn ấy rồi. Bao nhiêu sách giấy bản là đem ra làm áo giáp hết... Bác không tin lời tôi nói thì hôm nào thử lấy một mũi mác đâm xem có thể thấu qua được một cuốn Tính Lý này không. Hết làm áo giáp trấn thủ đỡ mũi nhọn đánh nhau lại đến làm cốt bồi đầu sư tử múa chơi, cái công tiền nhân đeo một cái bồ "Kính tích tự chỉ" sau lưng những lúc lượm giấy rơi ngoài đường, nghĩ mà lại tiếc quá bác ạ. - 16 -
  17. Kĩ thuật quân sự Đại Việt Tổng hợp bởi zDragonFlyz – www.hoangsa.org www.gamevn.com Chú ý những anh lính Việt trong cả 2 bức tranh Đông Hồ. Trước kia tui cũng tưởng họ đang mặc cái áo lính standard (vừa đề cập ở bài trên) nhưng sau khi biết về giáp giấy, nhìn kỹ lại, các ông để ý là tay áo anh nào cũng không hề tô cùng màu với cái áo anh ta mặc cả. Điều đó chứng tỏ các anh ấy thực ra đang tròng thêm lên người 1 cái áo khoác dài không tay, buộc hông lại bằng 1 sợi vải. Cái áo khoác không tay này, khả năng rất cao chính là giáp giấy. 3. Giáp vải: Tương tự giáp giấy thôi, 1 loại giáp rẻ, chống chém và đâm khá tốt. Khác biệt là giáp này gồm nhiều lớp vải may chồng độn lên nhau. Đại khái nó cực kỳ giống cái áo trấn thủ các bác Việt Minh mặc hồi đánh Pháp: Dưới đây là áo Trấn thủ: - 17 -
  18. Kĩ thuật quân sự Đại Việt Tổng hợp bởi zDragonFlyz – www.hoangsa.org www.gamevn.com Chú ý cái kiểu may hình chữ nhật chéo. Có thể đây là 1 đặc trưng kiểu giáp này do ta chế tạo. Mới đầu tôi cũng cảm thấy kiểu may chéo này may be bị ảnh hưởng từ Tây hay Tàu, nhưng đến giáp của Champa mà cũng may chéo thế thì rất có thể cái này mang đặc trưng của ta. ****Ở trên đã trình bày xong những loại giáp rẻ tiền của ta. Giờ đến giáp thứ thiệt, cũng là thứ cho đến giờ ta hoàn toàn mù tịt. Tất cả thông tin còn lại chỉ là mấy bức tượng và tranh vẽ muốn mang tính ước lệ và ảnh hưởng nặng nghệ thuật tạo hình của TQ. Đầu tiên nói về chất liệu  Tháng 3/ 1214 ( Đại Việt Sử Lược): Đoàn Nhuyễn vốn là người mạnh mẽ mà hung hăng nên khi thắng được lại càng sinh kêu ngạo. Rồi thì đốt phá nhà cửa, giết hại sinh vật, bắt cướp gà, gần hết. Sau đó lại cởi áo giáp lên chùa trên núi đánh chuông làm vui. Lúc bấy giờ những lính thú ở nơi chùa đều đánh chuông. Nguyễn Nộn nghe tiếng chuông đem binh đón đánh, giết chết bọn Đoàn Nhuyễn. Nguyễn Nộn thừa thắng đuổi theo đến Pháp Kiều (cầu Pháp) thì bị người - 18 -
  19. Kĩ thuật quân sự Đại Việt Tổng hợp bởi zDragonFlyz – www.hoangsa.org www.gamevn.com Hồng là Đoàn Nghi núp ở dưới cầu cầm cái mác đâm thủng cái áo giáp sắt, Nguyễn Nộn bị thương ở lưng dẫn binh rút lui. == > giáp sắt bọc kín cả đến sau lưng.  1401 ( Đại Việt Sử Ký Toàn Thư) Hồ Tùng đi đánh Chiêm Thành, nghe lời Đình Đại Trung, cho quân bộ đi đường núi, tách xa hẳn quân thủy, gặp khi nước lũ, tướng sĩ ở giữa đường hết lượng đến 3 ngày, phải nướng cả áo giáp bằng da để ăn. == > có giáp da. Nhấn mạnh luôn 1 ý rất cần chú ý: đặc trưng của giáp ta thời Lý là đính đầy tua vải hoặc nhạc rủ xuống dọc khắp các viền giáp (theo "Hỏi đáp về trang phục truyền thống VN" của Phạm Anh Trang). Tôi nghĩ đây là 1 điểm rất đặc biệt, nên thêm vào dù cho cậu chọn bất cứ loại giáp nào trong những phong tượng, hình ảnh dưới đây (trừ cái hộ tâm phiến nhá): Giáp Kỵ Binh thời Nguyễn (90% là giả giáp, nhưng là giáp duy nhất còn có hình ảnh đầy đủ, chính xác -> cho đứng đầu tiên): cấu trúc của bộ này tóm gọn lại là có 2 mảnh giáp vai và 2 mảnh giáp hông, tất cả đều may dính liền vô áo: - 19 -
  20. Kĩ thuật quân sự Đại Việt Tổng hợp bởi zDragonFlyz – www.hoangsa.org www.gamevn.com 4. Giáp tượng Kim Cương thời Lý Căn bản bộ giáp này là phỏng theo Minh Quang giáp của nhà Đường (MQG là 1 loại giáp, nhận biết qua việc nó thường mặc kèm 2 mảnh hộ tâm 2 bên ngực): - 20 -
nguon tai.lieu . vn