Xem mẫu

  1. Kỹ thuật cắt Amidan. Cắt Amiđan là một phẫu thuật hầu như được tiến hành nhiều nhất trong chuyên ngành tai, mũi, họng, khi nào phải cắt amidan, kỹ thuật ra sao và có biến chứng gì? Amiđan hay khẩu cái được hình thành từ tổ chức Lympho bình thường nằm trong họng phía hai bên lưỡi gà ngay chỗ màn hầu. Cắt Amiđan là cần thiết khi bị viêm Amiđan nhiều lần hoặc Amiđan quá to làm ảnh hưởng đến vấn đề thở và nuốt, hoặc Amiđan là thủ phạm của biến chứng nhiễm khuẩn. Có thể cắt amiđan ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng thường sau 4 tuổi. Tuy nhiên có trường hợp trẻ nhỏ hơn vẫn phải cắt Amiđan khi Amiđan quá to gây những cơn ngưng thở trong lúc ngủ hoặc gây biến chứng. Không được cắt Amiđan ở những bệnh nhân có rối lọan đông cầm máu bẩm sinh hoặc mắc phải ( Hemophilia A, B, C ; suy tủy, xuất huyết giảm tiểu cầu, ung thư máu…). Trì hoãn cắt amiđan khi bệnh nhân đang có nhiễm khuẩn toàn thân hoặc tại chỗ, có bệnh mạn tính điều trị chưa ổn định (tiểu đường, lao,
  2. cường giáp…) hay ở vùng đang có bệnh dịch; phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh… Thực hiện phẫu thuật Bạn cần cho phẫu thuật viên biết những loại thuốc điều trị thường dùng. Ðặc biệt là Aspirin, các thuốc chống đông máu. Báo ngay với bác sĩ nếu bạn có tiền sử dị ứng với một số thuốc nào đó. Phẫu thuật cắt Amiđan nói chung được thực hiện dưới gây mê toàn thân. Thực hiện bằng các thao tác của dụng cụ qua đường miệng. Sau phẫu thuật, mỗi hốc Amiđan sẽ để lại một cái "hố", "hố" này cần 8-15 ngày để liền sẹo. Các "hố" được phủ bởi một màng trắng, thường có mùi hôi. Sau khi cắt bạn sẽ thấy nuốt rất đau, như trong trường hợp viêm họng nặng. Do vậy, cần phải có một chế độ ăn thích hợp để phục hồi lại chức năng nuốt nhanh. Bạn sẽ được kê đơn thuốc giảm đau. Thời gian nằm viện và chăm sóc sau mổ sẽ được quyết định bởi phẫu thuật viên. Những nguy cơ tiên phát Vì sử dụng dụng cụ để thực hiện phẫu thuật nên có thể gây những tổn thương ở vùng lưỡi, môi; ở trẻ có thể lung lay thậm chí rụng răng sữa. Những tổn thương này rất thường gặp và không có gì nguy hiểm, cũng thường có biểu hiện đau lên tai hoặc nhổ nước bọt có lẫn máu sau mổ. Những nguy cơ thứ phát - Chảy máu có thể xuất hiện vào ngày thứ 8 hoặc thứ 10 (rất ít khi xảy ra), nhưng nếu có cần phải xử lý nhanh chóng, dù chảy ít cũng phải báo ngay cho bác sĩ.
  3. - Thay đổi giọng nói do lọt khí lên màn hầu, có thể quan sát thấy sau khi liền sẹo, trong một số trường hợp phải huấn luyện lại giọng nói. - Sót Amiđan đôi khi cũng có thể làm cho tình trạng viêm nhiễm tồn tại. Những biến chứng ngoại lệ Tất cả những can thiệp về y học như xét nghiệm, thăm dò, thủ thuật thực hiện trên cơ thể người, ngay cả khi được thực hiện trong điều kiện hoàn hảo nhất, ở trình độ chuyên môn và thiết bị hiện đại vẫn có thể chứa đựng nguy cơ đe dọa đến tính mạng dù với tỷ lệ cực nhỏ, rất hiếm gặp. Biến chứng nguy hiểm trầm trọng có thể xảy ra khi phẫu thuật Amiđan là chảy máu nhiều trong khi thực hiện thủ thuật, có thể phải đặt ra vấn đề mổ can thiệp ở vùng cổ để cầm máu. Dù chưa cắt amidan, dự định hay sau cắt amidan bạn nên lưu ý giữ gìn vệ sinh, giữ ấm vùng mũi họng , tránh môi trường sống ô nhiễm, tránh dùng những thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, vệ sinh răng miệng sau khi ăn, súc miệng bằng nước muối pha loãng (một muỗng cà phê muối pha với nửa lít nước). Không nên pha quá mặn sẽ làm hư niêm mạc họng
nguon tai.lieu . vn