Xem mẫu

  1. Kỹ thuật canh tác trên đất dốc Canh tác lâu, bền trên đất dốc là phương thức lựa chọn và bố trí các loài cây trồng sao cho hiệu quả kinh tế thu được từ mô hình là cao nhất và ổn định qua nhiều năm. Khái niệm về canh tác trên đất dốc lâu, bền: Canh tác lâu, bền trên đất dốc là phương thức lựa chọn và bố trí các loài cây trồng sao cho hiệu quả kinh tế thu được từ mô hình là cao nhất và ổn định qua nhiều năm. Thành phần cây trồng và phương pháp thiết kế: Thành phần cây trồng chủ yếu của mô hình gồm có cây lâm nghiệp, cây băng xanh, cây lương thực và cây ăn quả và được thiết kế trồng cụ thể như sau: Cây băng xanh: có tác dụng cản đất chống xói mòn, tăng độ phì cho đất, làm phân xanh và có thể làm thức ăn cho gia súc. Thiết kế băng xanh: Dùng thước chữ A để xác định các hàng băng xanh sao cho chúng · theo đường đồng mức (thước chữ A được làm bằng 3 thanh tre hoặc gỗ với kích thước 2 thanh dọc dài 2m và 1 thanh ngang dài 1-1,2m được buộc vào giữa 2 thanh dọc (theo kiểu chữ A) cùng với 1 quả và dây dọi sao cho khi ở vị trí thăng bằng quả dọi ở vị trí giữa thanh ngang. Khoảng cách giữa băng: Các băng được làm từ giáp phần đất trồng · cây lâm nghiệp từ trên xuống dưới và khoảng cách giữa các băng tuỳ theo độ dốc thường từ 5-7m.
  2. Ở mỗi băng đất được cuốc toàn bộ rộng 1m theo đường đồng mức, · mỗi băng được trồng hai hàng băng xanh mỗi hàng cách nhau 0,3-0,5m. Khoảng cách các hạt được tra trong hàng cách nhau 3-5cm. · Những loài cây được chọn chủ yếu: Cây cốt khí trồng vào tháng 2-4 hàng năm với 10-15kg/ha sau khi tra · hạt khoảng 7-8 ngày hạt nẩy mầm, đối với loài cây này nên trồng ở những vùng thấp… Cây đậu công trồng vào tháng 2-4 hàng năm với 5kg/ha, đối với loài · cây này nên trồng ở những vùng cao… Ngoài ra còn trồng 1 số loài cây như đậu gen, keo dâu… · Thiết kế trồng cây lâm nghiệp: Cây lâm nghiệp được bố trí trồng ở phần đỉnh đồi theo hàng quanh đường đồng mức kiểu nanh sấu bằng các loài cây mọc nhanh, bộ rễ ăn sâu vững chắc,… với diện tích đất khoảng 30-60% tổng diện tích mô hình (tuỳ theo độ dốc mà xác định) Thiết kế trồng cây ăn quả: Cây ăn quả được bố trí trồng ở giữa các băng xanh xen với các cây lương thực để khi cắt thân và lá cây băng xanh thì bón cả cho cây ăn quả. Thường được bố trí theo hàng, không nên trồng 1 loại cây còn chủng loại cây trồng tuỳ theo từng địa phương. Thiết kế trồng cây lương thực: Cây lương thực được trồng ở khoảng cách giữa các băng xanh được trồng ngay sau khi trồng cây băng xanh.
  3. Cây ngắn ngày thấp được trồng phía dưới, cây cao và dài ngày trồng phía trên. Ở mỗi băng xanh nên trồng 1 loài cây, hàng năm luân chuyển giữa các loài cây của các băng.
nguon tai.lieu . vn