Xem mẫu

  1. Kỹ năng giao tiếp-Bí kíp của thành công. Người thành công là người có thể nhìn bông hồng để yêu mến, nhìn gai nhọn để tránh chảy máu. Hay nói rộng hơn, điều tiên quyết để đến đỉnh vinh quang là cần phải có sự quan sát khách quan và kỹ năng giao tiếp tốt. Từ một cậu bé nhỏ tuổi cho đến một ông chủ giàu có đều cần giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày, đó chỉ đơn giản là một câu chào, một lời cảm ơn chân thành. Nhưng điều làm nên sự khác biệt để bước đến thành công là nằm ở “thái độ”. Một thái độ tốt như một “đôi giày tốt” sẽ dẫn bạn đi đến mọi con đường trải đầy hoa tươi sắc. NHỮNG NGUYÊN TẮC ỨNG XỬ CHUNG Đầu tiên, hãy tiếp cận mọi người bằng thái độ khách quan. Là tâm lý cố hữu mà con người thường mắc phải trong giao tiếp. Vậy nên để trở thành một “chuyên gia” trong lĩnh vực giao tiếp, nguyên tắc cơ bản nhất cần nhớ: “Không có ai tốt hoàn toàn, không có ai xấu tuyệt
  2. đối”. Mỗi người đều có những ưu điểm, cũng như khuyết điểm riêng. Nhìn cái tốt để tạo sự đồng cảm, và nhìn cái xấu để chia sẻ, bù đắp. Những nguyên tắc cơ bản sau đây có thể phần nào giúp bạn “hợp cạ” và hòa hợp trước đám đông. 1. Nguyên tắc về HÌNH THỨC: Trang phục lịch sự, gọn gàng, phù hợp hoàn cảnh. Ấn tượng từ cái nhìn đầu tiên sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp xúc với đối tượng bạn đang quan tâm hơn. Tránh lòe loẹt, quần áo nhăn nhó. Dù bạn có là một giáo sư, một chuyên gia diễn thuyết lừng lẫy, nhưng khi xuất hiện với bộ cánh lượm thượm, lỗi thời, cốt cách của bạn sẽ khó mà bộc phát ra khỏi lớp vỏ ngoài sù sì ấy.Tránh xịt nước hoa quá nồng, dễ gây phản ứng ngược. Một chút mùi
  3. hương sẽ khiến cho bạn thêm đặc biệt, cá tính. Nhưng nếu quá lạm dụng, điều ấy có thể "giết chết" bạn ngay từ giây phút đầu tiên. 2. Nguyên tắc về THÁI ĐỘ: Nhìn thẳng vào mắt khi nói chuyện. Nhìn chằm chằm bạn sẽ bị xem là một kẻ khiếm nhã. Nhưng nếu quá e ngại mà ánh mắt cúi gằm, hay liên tục xoay sang hướng khác, sẽ khiến những người khó tính cảm thấy bị mất tôn trọng, và với những người dễ hòa nhập, họ sẽ không còn hứng thú để tiếp tục câu chuyện với bạn. Biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến. Phát ngôn và tranh luận là điều cần thiết để những cuộc giao tiếp thêm sôi nổi, hào hứng. Nhưng biết cách im lặng đúng lúc, thái độ chăm chú thành khẩn khi tiếp nhận thông điệp từ đối phương sẽ khiến bạn trở nên ấn tượng và khó quên. Vui vẻ, hòa đồng. Góp nhặt những câu chuyện hài hước. Có thể bạn nghĩ điều này không thật sự cần thiết. Nhưng theo sự khảo sát chung,
  4. một câu chuyện cười đúng lúc, cũng như bước vào một căn phòng có máy điều hòa giữa trưa hè oi bức vậy. Sự lạc quan, vui vẻ, yêu đời sẽ "kích thích" đối tượng giao tiếp một cách mau chóng theo chiều hướng tích cực. Tự tin, phóng khoáng. Bất kỳ là trong lĩnh vực kinh doanh nào, sự tự tin, phóng khoáng luôn là điều tiên quyết giúp cho sự thành công của bạn trong giao tiếp. 3. Làm thế nào khi đối tác là “ người trầm lặng”? Cũng khó nhằn lắm nếu “cô ấy” cứ ngó lơ mãi trong khi mình lại rất muốn tiếp cận làm quen. Phải hành xử thế nào để tạo ấn tượng tốt để “cô ấy” chú ý đây? Gợi trí tò mò. Tò mò là bản tính vốn sẵn có của mỗi con người. Đánh được vào tâm lý này, bạn sẽ khiến đối tượng giao tiếp phải "chú ý" đến những gì bạn muốn truyền đạt.
  5. Tìm chủ đề chung. Biết họ muốn gì, cần gì, điều đó sẽ dễ dàng giúp bạn bắt "đài" đối phương nhanh chóng hơn. Gây thiện cảm, và tạo sự tin tưởng. Một vẻ ngoài tự tin, cách nói chuyện đĩnh đạc, phong thái hòa nhã sẽ khiến đối phương cảm thấy được thiện ý của bạn. Khi đã tạo được sự tin tưởng thì sự truyền tải cũng đến tốt hơn. KỸ NĂNG trong TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT A, Tại hội nghị, bữa tiệc trang trọng: Trang phục. Một người thông minh, tinh tế sẽ được thể hiện qua cách họ chọn lựa trang phục khi xuất hiện. Cá tính nằm ở những gì nhỏ nhặt nhất bạn có để thu hút người khác. Ngôn ngữ trang trọng. Trong những bữa tiệc ngoại giao, công việc...dù là đi cùng bạn bè hay đồng nghiệp công ty, thì cũng cần cẩn trọng trong cách sử dụng ngôn từ lẫn sắc thái biểu hiện. Một sự ôn hòa, "an toàn"
  6. sẽ khiến bảo có đủ điểm vừa vặn trong mắt mọi người. Tránh dùng từ lóng, từ địa phương, khẩu ngữ quá nhiều. Cử chỉ khi ăn uống. Một số người thường "vô thức" quên rằng mình đang ngồi trong một bàn tiệc, thay vì ngồi cùng bạn bè hay mâm cơm tại nhà nên không "chủ động" với hành động của bản thân. Vì vậy, để thành công trong giao tiếp ứng xử, không đơn thuần là "thích nghi" mà cần phải "rèn luyện". B, Giao tiếp qua điện thoại:Âm sắc giọng nói. Không trực tiếp nhìn thấy đối tượng nên mọi truyền đạt, thái độ đều thể hiện rõ rệt qua nốt thăng- trầm của âm thanh. Một sắc tiết vừa vặn, nhịp điệu đều, phát âm tròn trịa, không lê thê sẽ làm hài lòng người nghe. Ghi chú. Là điều không thể thiếu khi giao tiếp qua điện thoại. Việc lập đi lập lại các câu hỏi sẽ khiến người nghe khó chịu. Và thiếu sót trong việc thực hiện các yêu cầu của khách hàng khi chỉ ghi nhớ công việc bằng bộ não sẽ dẫn bạn đến con đường thất bại nhanh chóng.
  7. C, Nơi công sở: Ngoài việc thực hiện những "nguyên tắc ứng xử chung". Tại nơi công sở, để thực hành tốt các kỹ năng giao tiếp, cần phải:Chú ý cấp bậc trong giao tiếp. "Khi ở nhà, tôi là vợ. Khi lên cơ quan, tôi là giám đốc". Nói một cách dí dỏm như vậy, để dễ hình dung rằng khi ở nơi làm việc, cẩn trọng trong cách xưng hô, thái độ đối với "cấp trên" là điều hết sức cần thiết. Viết, cũng là một ngôn ngữ giao tiếp. Trong một công ty mà số nhiều là nữ giới, thì "viết" trở thành một công cụ rất cần thiết. Tâm lý một số bạn ngại trao đổi trực tiếp, hoặc ngần ngừ trước những điểm bất đồng, khó chịu đối với đồng nghiệp. Thì một tờ giấy, với những chữ viết gọn gàng, nắn nót, câu chữ đơn giản, ngắn gọn là chiếc cầu ngắn nhất để sự giao tiếp ứng xử trong công ty trở nên nhẹ nhàng, vui vẻ. D, Giao tiếp phi ngôn ngữ:Phi ngôn ngữ là những biểu cảm, hình tượng
  8. cơ thể khi giao tiếp, nói chuyện. Ngôn ngữ giao tiếp chỉ thật sự phong phú khi chúng ta kết hợp nhuần nhuyễn, tự nhiên giao tiếp phi ngôn ngữ. Một bài diễn thuyết, hay một cuộc nói chuyện sẽ hấp dẫn hơn rất nhiều nếu diễn giả, người phát ngôn sử dụng các động tác cử chỉ, âm lượng giọng nói đúng lúc và phù hợp. Suy xét trên tổng thể. Đôi khi những biểu hiện, hành động, phản xạ tức thời trước sự việc khiến mọi người "dễ dàng" hiểu lầm thái độ cũng như cảm xúc của bạn ngay lúc đó. Ví dụ như, bạn bắt tay đối tác một cách hời hợt, rụt rè. Thông thường, họ sẽ hiểu là bạn không đủ tin cẩn, lòng nhiệt huyết lẫn sự tôn trọng. Khó để họ hiểu rằng hôm nay xương cơ tay bạn đang gặp một số trục trặc nhỏ. Nói ngược lại, đôi lúc bạn bắt gặp ánh mắt lơ là, cử chỉ mâu thuẫn của một đối tượng giao tiếp nào đó. Đừng vội vàng đánh giá, phán xét tính cách con người họ, hãy nhìn và cảm nhận chậm và sâu hơn, để những giao tiếp ứng xử của bản thân làm hài lòng được mọi người và chính mình. Thay cho lời kết, giao tiếp ứng xử là tấm vé tàu nhanh dẫn bạn đến
  9. những miền đất hứa. Do vậy, để trở thành một người thành đạt thật sự, vốn liếng giao tiếp phải luôn phong phú, mở rộng và được trau dồi thường xuyên. Đối với một số ít người, dường như họ có năng khiếu bản năng trong việc đối đáp với người khác, họ luôn gây cảm tình bằng tất cả những động thái mà họ thể hiện. Nhưng bạn cũng đừng lo lắng quá, một sự trui rèn tốt, ham học hỏi, đúc kết kinh nghiệm sẽ giúp bạn trở thành một nhà giao tiếp tài ba-một con người thành công của tương lai. (Sưu tầm) Read more: http://www.tranphuht.com/for@um/showthread.php?t=10279#ixzz1IYU rKVqU
nguon tai.lieu . vn