Xem mẫu

  1. Kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng Tự tin, hồ sơ hoàn hảo, trả lời tất cả các câu hỏi của nhà tuyển dụng…Tất cả cũng vẫn chưa đủ để có một cuộc phỏng vấn thành công. Trong khi đó, yếu tố quan trọng để các nhà tuyển dụng đánh giá cao các ứng viên chính là khả năng phản ứng và đặt câu hỏi ngược trở lại cho họ. Hiện nay, hầu hết các ứng viên sau khi trả lời tất cả các câu hỏi của nhà tuyển dụng thường có khuynh hướng rất ngại hỏi lại các nhà tuyển dụng một phần vì sợ như thế là “thách thức” nhà tuyển dụng và như vậy là không hay phần là để đảm bảo độ an toàn cho chính bản thân mình. Kerry Patterson, tác giả cuốn “Crucial Conversations” cho rằng: “Các ứng viên hiện nay chọn giải pháp im lặng và không có ý kiến gì khi đã trả lời xong hết các câu hỏi của nhà tuyển dụng bởi vì họ lo lắng nguy hại đến sự tín nhiệm, lo sợ sự “trả miếng” trong quyết định cuối cùng của người phỏng vấn. Và khi nhân viên đã chọn giải pháp này, thì họ vẫn cứ tiếp tục chấp nhận như thế cho đến khi buổi phỏng vấn kết thúc.” Dù bạn có lặng thinh bởi vì bạn sợ những bối rối hay là bạn nghĩ rằng câu hỏi của mình chẳng có ý nghĩa gì lắm thì bạn cũng nên học cách đưa phản hồi và trình bày ý kiến của mình. “Tôi có thể hiểu hơn về một người bằng các câu hỏi mà họ hỏi tôi hơn là thông qua những điều họ nói với tôi” Edith Onderick-Harvey, Giám đốc công ty tư vấn Change Dynamics Consulting nói. “Các câu hỏi về mục tiêu và ưu thế của doanh nghiệp, vai trò của bạn trong việc đạt được những mục tiêu này và yêu cầu phản hồi của sếp để thể hiện rằng bạn đã quan tâm đến sự nghiệp của mình, đến công ty chứ không phải chỉ có riêng công việc”. Dưới đây là 9 câu hỏi bạn có thể sử dụng để hỏi lại người phỏng vấn. Tất nhiên, bạn không nên yêu cầu họ trả lời tất cả bởi vì người phỏng vấn thường không có thời gian. “Thành công của tôi được đánh giá như thế nào?” Các nhân viên thường quên rằng thành quả của họ cần phải được đánh giá đúng mức trong công ty và so với các vị trí khác. Để biết được công việc của bạn có hiệu quả ra sao, bạn nên chia sẻ điều này với nhà tuyển dụng. Hãy thử tìm hiểu xem, liệu anh ấy có thích các con số không, hay là thích những kết quả, hay là muốn biết xem bạn đạt được những thành công đó như thế nào. Sau đó, dựa trên công việc sắp tới để bạn có thể bạn có thể đưa ra những ưu tiên cho câu hỏi. “Tôi cần phát triển để được thăng tiến trong sự nghiệp ở vị trí nào?” Câu hỏi này thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được rằng bạn có thể nắm chắc được tương lai cho mình và không chờ đợi ai đó giúp đỡ hoặc điều khiển. Nếu bạn có thể gắn những mục tiêu của mình, của công ty với những kinh nghiệm cần có của bạn chắc chắn sẽ thuyết phục được nhà tuyển dụng. “Tôi có thể phát huy điểm mạnh gì của mình ở vị trí công việc này?” Đừng quá quan tâm tìm kiếm những điểm yếu mà bạn quên đi những điểm mạnh của mình. Câu hỏi này không phải là lý do để tìm kiếm một lời khen từ phía nhà tuyển dụng mà nó là cơ hội để thể hiện với nhà tuyển dụng rằng bạn muốn hướng cho mình một con đường đi để mang lại hiệu quả công việc cao nhất. “Những đánh giá về thành quả được quản lý như thế nào và ai là người phụ trách công việc này?” Các câu hỏi cơ bản như kiểu này thực sự quan trọng đối với thành quả của bạn. Hãy chắc chắn rằng bạn biết được mình được đánh giá kết quả theo cách nào, mức độ thường xuyên ra sao hoặc là chúng có ảnh hưởng đến nhiệm vụ hằng ngày của bạn như thế nào. “Để phát triển, tôi có những lựa chọn nào?” Mặc dù bạn có thể nghĩ rằng câu hỏi này không thích hợp trong buổi phỏng vấn xin việc nhưng thực sự nó có giá trị trong vài năm sau đó nếu bạn được tuyển dụng. Bạn cần biết rằng, bất cứ lúc nào cũng có rất nhiều cơ hội cho bạn nếu bạn muốn thăng tiến. Một khi bạn biết được sự lựa chọn của mình, bạn có thể quyết định xem bước đi tiếp theo của mình là gì và nó có phù hợp cho vị trí mới này không hay là cần phải tìm kiếm một công việc khác trong tương lai. “Tôi hiểu điều này có đúng không?”
  2. Khi bạn nhận một dự án nào đó, bạn phải chắc rằng mình thấu hiểu nhiệm vụ và vai trò của bạn trong đó là gì. Hãy hỏi sếp để chắc chắn bạn hiểu được mọi điều và hiểu những dự định của anh ấy. Nếu bạn đặt ra câu hỏi không đúng, bạn có thể bị lệch ra khỏi con đường sự nghiệp của mình. “Tôi có thể làm gì để giúp anh?” Câu hỏi đơn giản này thực sự quan trọng nhưng thường bị lãng quên. Thậm chí nếu bạn không thể, nhà tuyển dụng sẽ chú ý đến những đề nghị của bạn. Bao giờ cũng vậy, nhà tuyển dụng luôn muốn các ứng viên thể hiện sự nhiệt tình của mình trong công việc. “Điều gì ưu tiên quan trọng nhất mà bây giờ tôi phải làm?” Người phỏng vấn thường không hỏi bạn câu hỏi này bởi vì chưa dám chắc các nhân viên sợ có khả năng. Thực sự thì câu hỏi này thể hiện sự quan tâm của bạn về trách nhiệm và mục tiêu công việc. Khi bạn có một số dự án và sếp lại giao cho bạn nhiều hơn khối lượng công việc bình thường thì bạn phải biết cách để giảm bớt khó khăn đó. Nhớ rằng, mọi nhà tuyển dụng đều muốn nghe các nhân viên nói rằng họ quan tâm đến việc tìm mọi cách để công ty phát triển. “Tôi có thể đảm nhiệm công việc này chứ?” Có rất nhiều nhân viên ngại quan tâm đến thái độ của các nhà tuyển dụng và luôn để cho họ quyết định chứ không bao giờ dám thẳng thắn chủ động đề nghị quyết định. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng luôn chọn những ứng viên có thể dám đảm bảo nhận công việc này chứ không chờ đến bốn chữ “anh (chị) được tuyển dụng”. Phỏng vấn là một bước quan trọng trong quá trình đưa tin, trong khi đó, biểu đạt ngôn ngữ là một mắt xích quan trọng trong phỏng vấn. Nếu phóng viên, biên tập viên hay người dẫn chương trình không thể diễn đạt ý nghĩ của mình một cách rõ ràng, rành mạch, thì hiệu quả có được từ cuộc phỏng vấn chắc chắn sẽ không cao. Chúng ta hãy cùng xem xét hai khía cạnh sau trong phỏng vấn: ĐẶC ĐIỂM CỦA VIỆC BIỂU ĐẠT NGÔN NGỮ TRONG PHỎNG VẤN Nhìn chung, ngôn ngữ được biểu đạt trong phỏng vấn phải đạt được những tiêu chuẩn sau: quy phạm, chuẩn xác, có tính biểu cảm, chân thực, rõ ràng, nhanh gọn, có hiệu quả và đầy tính ngẫu hứng. Cùng với tốc độ phát triển nhanh chóng của ngành phát thanh, truyền hình, việc biểu đạt ngôn ngữ một cách quy phạm, chuẩn xác đã trở thành một trong những tố chất cần thiết của mỗi phóng viên, phát thanh viên truyền hình. Hiện nay, việc dựng băng phóng sự tại chỗ và phát sóng trực tiếp đã trở nên tương đối phổ biến, vì vậy, mỗi phóng viên truyền hình càng cần phải rèn luyện kỹ năng biểu đạt ngôn ngữ một cách quy phạm và chuẩn xác khi tiến hành phỏng vấn. Bên cạnh đó, tính biểu cảm trong ngôn ngữ khi tiến hành phỏng vấn cũng giúp người phỏng vấn tạo được niềm tin với người được phỏng vấn và nâng cao hiệu quả phỏng vấn. Từ chỗ có được niềm tin, người được phỏng vấn sẽ chuyển từ trạng thái "bị phỏng vấn" sang nhu cầu "muốn nói" và "được nói". Khi tiến hành phỏng vấn, các câu hỏi cần được bắt nguồn từ thực tế (tính chân thực), phải nêu được quan điểm của người phỏng vấn (tính rõ ràng) để người được phỏng vấn có hứng thú nói rõ quan điểm của mình. Cùng một vấn đề xã hội, nhưng những người biết phản ánh hiện thực dưới góc nhìn đặc biệt một cách rõ ràng nhất mới là mục tiêu cuối cùng mà những phóng viên giỏi hướng tới. Những cuộc phỏng vấn, đặc biệt là những cuộc phỏng vấn tin tức thường chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn. Vì vậy, yếu tố nhanh gọn, có hiệu quả phải được đặt lên hàng đầu. Đặc biệt là trong những chương trình được phát sóng trực tiếp, người phỏng vấn phải làm sao để diễn đạt được những điều cần hỏi một cách nhanh gọn, biết nhấn mạnh những điểm trọng tâm sao cho câu trả lời của người được phỏng vấn đi đúng hướng và tạo được hiệu quả cho buổi phỏng vấn. Trước mỗi cuộc phỏng vấn, các phóng viên, biên tập viên hay phát thanh viên thường đã chuẩn bị rất kỹ các câu hỏi và tình huống xảy ra. Tuy nhiên, trên thực tế đôi khi vẫn có những tình huống bất ngờ, có thể làm đảo lộn kịch bản, thứ tự câu hỏi hoặc trình tự phỏng vấn…Trong những tình huống như vậy, đòi hỏi người phỏng vấn phải có phản ứng nhanh nhẹn, linh hoạt trong việc sắp xếp, tổ chức lại câu hỏi và trình tự phỏng vấn. Chính vì vậy, tính ngẫu hứng
  3. sáng tạo cũng là một trong những yêu cầu cần thiết trong việc rèn luyện kỹ năng biểu đạt ngôn ngữ trong phỏng vấn. ỨNG DỤNG CỦA KỸ NĂNG BIỂU ĐẠT NGÔN NGỮ TRONG PHỎNG VẤN Để đạt được những tiêu chuẩn như: quy phạm, chuẩn xác, có tính biểu cảm, chân thực, rõ ràng, hanh gọn, có hiệu quả và đầy tính ngẫu hứng, người phỏng vấn phải ứng dụng những kỹ năng biểu đạt ngôn ngữ như thế nào, hãy cùng xem một số gợi ý sau: Phát âm chuẩn. Tiếng Việt là thứ ngôn ngữ đơn âm tiết, việc phát âm chuẩn các âm tiết là điều kiện cần thiết khi tiến hành phỏng vấn. Vận dụng linh hoạt các kỹ năng như: ngắt nghỉ, trọng âm, ngữ khí và tiết tấu. Ngoài ra, phóng viên, biên tập viên hay phát thanh viên khi tiến hành phỏng vấn cũng không thể thiếu được yếu tố phi ngôn ngữ, đó có thể là ánh mắt, nụ cười, các thế tay, hay thậm chí là cả cách ăn mặc, phục trang. Những thói quen như huơ huơ tay khi nói chuyện hoặc giữ mãi một thế tay, một nét mặt khi phỏng vấn …đôi khi cũng khiến khán giả nhàm chán hoặc không gây ấn tượng với người được phỏng vấn. Tuy nhiên, một ánh mắt thích hợp, một nụ cười đúng chỗ hay một động tác phù hợp lại tạo được hiệu quả rất tốt cho cuộc phỏng vấn. Cuối cùng, trang phục phù hợp cho từng cuộc phỏng vấn cũng góp phần thu hẹp khoảng cách giữa đôi bên, tạo được lòng tin và nâng cao chất lượng phỏng vấn. Để không "bí" khi trả lời phỏng vấn xin việc làm ? Nhiều người tỏ ra rất e dè khi bước vào vòng phỏng vấn trực tiếp. Và thế là họ bị nhà tuyển dụng bắt bí liên tục bởi những câu hỏi tới tấp. Xin giới thiệu với bạn những câu hỏi cơ bản mà hầu như trong cuộc phỏng vấn trực tiếp nào nhà tuyển dụng cũng đưa ra để bạn biết cách mà "bài binh bố trận". 1. Bạn hãy giới thiệu về bản thân mình Đây là câu hỏi kinh điển và cực kỳ quen thuộc. Câu hỏi này thường mở đầu cho cuộc phỏng vấn. Hãy nắm ngay cơ hội này để giới thiệu về những khả năng, thói quen tốt trong nghề nghiệp của bạn... Hãy tập trung hướng câu nói của bạn vào công việc và những việc liên quan đến nghề nghiệp. Đừng làm mất thời gian của nhà tuyển dụng bằng cách dài dòng "tôi năm nay X tuổi, sinh ra tại tỉnh Y, tốt nghiệp trường đại học Z...". Những thông tin này đã có trong C.V của bạn. 2. Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ? (Tại sao bạn muốn bỏ công việc hiện tại?) Hãy cẩn thận. Đừng xem đây là cơ hội để kể tội sếp cũ. Và cũng đừng trả lời đại loại "Tôi cần một công việc nhiều tiền hơn". Câu trả lời lý tưởng trong trường hợp này là: "Tôi muốn tìm kiếm thêm cơ hội phát triển nghề nghiệp của mình". 3. Điểm mạnh của bạn là gì? Hãy chỉ ra những điểm tích cực của bạn có liên quan đến công việc bạn muốn xin vào. Đó có thể là những điểm tốt thuộc về chuyên môn hoặc tính cách. 4. Điểm yếu của bạn là gì? Mỗi người đều có điểm yếu. Vì thế, đừng dành quá nhiều thời gian để nói về điểm yếu của mình, nhất là những điểm yếu có liên quan đến công việc. Tốt nhất là bạn nên nói về 1 hoặc 2 điểm yếu vô hại với công việc. Kiểu như "Tôi có tính hơi quá cẩn thận. Làm việc gì cũng phải chi li, kỹ lưỡng". Với mỗi điểm yếu mà bạn kể ra, hãy cho nhà tuyển dụng thấy luôn là bạn đã có sẵn điểm mạnh để khắc phục điểm yếu đó. Kiểu như là: "Tính tôi quá cẩn thận. Vì thế, tôi làm việc hơi chậm. Nhưng bù lại, tôi rất nhiệt tình làm thêm giờ, và chăm chỉ". 5. Bạn biết gì về công ty của chúng tôi? Để trả lời câu hỏi này, không còn cách nào khác là bạn phải tìm hiểu kỹ lưỡng về công ty trước khi đi phỏng vấn. 6. Tại sao bạn muốn làm việc ở đây?
  4. Cũng giống như ý trên, bạn phải tìm hiểu kỹ về công ty và đưa ra những lý do cụ thể và thuyết phục. Tránh đưa ra những câu trả lời chung chung kiểu "Vì tôi biết công ty của quý vị là một công ty lớn". Hãy giải thích cụ thể vì sao bạn muốn làm việc cho một công ty lớn: vì bạn muốn được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, vì bạn muốn được nâng cao chuyên môn, vì bạn muốn được thử sức mình với những dự án lớn ở một công ty lớn... 7. Tại sao chúng tôi nên nhận bạn vào vị trí tuyển dụng? Nêu rõ những đặc điểm tích cực của bạn phù hợp với vị trí này (chuyên môn, tính cách, thái độ...) và những kinh nghiệm quý báu mà bạn từng có thông qua công việc cũ. Đừng quên dẫn thêm lời khen ngợi của sếp cũ dành cho bạn (nếu có). 8. Trong công việc cũ, bạn đã từng có thành tích gì? Hãy nói về 2-3 dự án thành công mà bạn từng đảm nhận. Bạn có thể nói cụ thể luôn là thông qua những dự án thành công ấy mà bạn đã được thưởng hoặc tăng lương như thế nào. Chú ý: bạn nên chọn những dự án thành công về chất lượng hơn là nói về những dự án mà bạn đã kiếm được kha khá tiền thưởng. 9. Điều gì là động lực giúp bạn hăng say làm việc? Lẽ thường, bạn sẽ nghĩ đến tiền thưởng, tăng lương, các quyền lợi khác mà công ty dành cho bạn... sẽ thúc đẩy bạn cố gắng làm việc. Tuy nhiên, hãy nói về thành quả đạt được trong công việc và niềm vui của bạn khi vượt qua một thử thách. Đó mới chính là động lực... trong sáng để giúp bạn tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng. 10. Bạn thích làm việc trong môi trường nào nhất? Bạn đang muốn xin vào vị trí nào, hãy hướng câu trả lời đến những điều kiện làm việc liên quan đến vị trí đó. Ví dụ: Nếu vị trí tuyển dụng thiên về nghiên cứu và làm việc một mình, hãy trả lời rằng bạn hoàn toàn có thể làm việc theo nhóm, nhưng bạn thích làm việc độc lập hơn. Còn nếu vị trí bạn mong muốn được nhận vào là thường xuyên đảm nhận và hoàn thành những dự án, hãy khảng khái khẳng định rằng bạn thích làm việc tập thể, và thế mạnh của bạn là có tinh thần cộng tác rất cao. 11. Tại sao bạn lại muốn công việc này? Câu trả lời phải cụ thể dựa vào những tiêu chí tuyển dụng của công việc. Tránh đưa ra câu trả lời nguy hiểm kiểu "Tôi đang cần một việc làm". Hãy cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn thấy được những khó khăn và thuận lợi của công việc này, và bạn thích khám phá chính mình thông qua những thử thách ấy. 12. Khi bị stress vì công việc, làm thế nào để bạn có thể vượt qua những áp lực này? Tập luyện thể thao, đọc sách, xem truyện cười, vui chơi cùng bạn bè, xách xe vi vu đâu có một lúc rồi quay về công việc... được xem là câu trả lời khôn ngoan. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng thực ra, nhà tuyển dụng có thể biết được cách bạn sẽ xử lý stress thế nào vì trong buổi phỏng vấn, ít nhiều bạn đã bị stress với những câu hỏi của nhà tuyển dụng. Vì thế, cách tốt nhất khi trả lời phỏng vấn là hãy bình tĩnh, trả lời rành rọt, cẩn thận. Không nên để nhà tuyển dụng thấy được bạn "toát mồ hôi hột" vì những câu hỏi hóc búa của họ. 13. Thử hình dung 5 (10) năm nữa, bạn đang ở đâu nhỉ? Hãy giải thích cho nhà tuyển dụng thấy rằng vị trí mà bạn đang dự tuyển nằm trong kế hoạch thăng tiến nghề nghiệp của bạn trong tương lai. Nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy hứng thú hơn nếu họ biết được rằng trong quá trình phấn đấu để đạt được những mục tiêu ấy, bạn cũng đóng góp kha khá vào lợi ích chung của công ty. Một vị trí cao hơn hoàn toàn có thể là mục tiêu phấn đấu của bạn trong tương lai. Vượt qua " ải " phỏng vấn - xin việc ?
  5. Thời điểm tham gia cuộc phỏng vấn chính thức với nhà tuyển dụng đã đến. Thành công chắc chắn sẽ đến với những ứng viên có sự chuẩn bị kỹ càng và thái độ tự tin khi trả lời mọi câu hỏi hóc búa một cách trôi chảy và xuất sắc. Còn bạn thì sao? Vào ngày cuộc phỏng vấn diễn ra, mọi ứng cử viên đều rơi vào tâm trạng hồi hộp và lo lắng. Câu hỏi đầu tiên mà mọi nhà tuyển dụng đưa ra có thể rất khác nhau về hình thức, nhưng nhìn chung đều thể hiện một nội dung cơ bản là: “Điều gì khiến anh/chị quyết định tham dự cuộc phỏng vấn tìm việc làm này?” hay “Anh/chị có thể cống hiến những gì cho công ty chúng tôi?”. Liệu đứng trước nhà tuyển dụng cùng những câu hỏi hóc búa như vậy có khiến tay bạn run lên bần bật, tim đập liên hồi và mồ hôi toát ra đầm đìa...? Liệu bạn có sẵn sàng đánh đổi phải mất một điều gì đó để có được việc làm thay vì phải đối đầu với tình huống này không? Còn một khi bạn đã chấp nhận tham gia phỏng vấn tuyển dụng, thì các yếu tố tự tin, khả năng ăn nói lưu loát, và kỹ thuật đàm phán khéo léo có vai trò quyết định đến sự thành công. Do vậy, bạn cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và quan trọng hơn cả cần giải thoát bản thân khỏi tâm lý lo lắng, hồi hộp. Dưới đây là một vài lời khuyên hữu ích giúp bạn có thể trang bị đầy đủ những kỹ năng cần thiết, tự tin bước vào một cuộc phỏng vấn tìm việc làm và nhanh chóng trở thành ứng cử viên số một của nhà tuyển dụng. 1. Chuẩn bị kỹ lưỡng Bạn hãy chuẩn bị cẩn thận những số liệu và thông tin chứng minh năng lực và giá trị của bạn với nhà tuyển dụng. Bạn cần đánh giá đúng năng lực và giá trị của mình trên thị trường lao động là phù hợp với những vị trí công việc nào. Do vậy, việc nghiên cứu, so sánh các vị trí công việc khác nhau đối với bạn sẽ trở nên rất quan trọng và cần thiết. Các yêu cầu và nhiệm vụ cần thiết đối với các vị trí đó của công ty tuyển dụng sẽ khiến bạn lựa chọn chính xác việc nộp đơn vào vị trí nào là thích hợp. 2. Thể hiện rõ ràng rằng mục tiêu của bạn là sự công bằng và cơ hội thăng tiến Hãy biết cách thể hiện và khẳng định việc bạn tham gia phỏng vấn là muốn tìm kiếm một môi trường làm việc tốt, sự công bằng và cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp tại công ty này. Đồng thời, trên cơ sở những nghiên cứu ban đầu của bạn về nhà tuyển dụng, hãy hỏi về trách nhiệm của bạn nếu được tuyển dụng liên quan tới các mục tiêu và kế hoạch phát triển trong tương lai của công ty. Các nhà tuyển dụng thường có ấn tượng đặc biệt với những ứng viên thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về công ty và có những chuẩn bị kỹ lưỡng trước buổi phỏng vấn. 3. Cho thấy việc tuyển dụng bạn không phải là mất đi một khoản chi phí, mà là một khoản đầu tư Hãy chứng minh rằng bạn hoàn toàn có khả năng và kinh nghiệm giúp công ty tìm ra các giải pháp tăng trưởng doanh số bán hàng, giảm thiểu chi phí, đẩy mạnh hiệu suất công việc... Bạn nên đưa ra các bảng biểu hay sơ đồ minh họa cho những ý tưởng của mình. Hãy sử dụng những dữ liệu thực nếu có thể. Việc tìm hiểu kỹ lưỡng vị trí công việc mà bạn nộp đơn xin tuyển dụng rất quan trọng, vì nó sẽ giúp bạn chứng minh mình có đủ kinh nghiệm, khả năng và các điểm mạnh cần thiết đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng. Nhiều nhà tuyển dụng muốn biết rõ ràng rằng tại sao họ nên tuyển dụng bạn. Hãy chứng minh bạn là sự lựa chọn tốt nhất của họ. 4. Đừng bao giờ hé lộ các con số thực về lương và thưởng mong muốn của bạn hay mức lương hiện tại của bạn Sau khi đã chứng minh được năng lực và giá trị của bạn với nhà tuyển dụng, cách tốt nhất nói về mức lương là bạn cần phải biết rõ công việc yêu cầu những gì. Sau đó, bạn có thể đưa ra một phạm vi nhất định để thoả thuận về lương, thưởng, phụ cấp và các quyền lợi khác… Nhưng nếu như người phỏng vấn nhất định yêu cầu bạn đưa ra một con số cụ thể thì bạn nên làm một cuộc điều tra trước khi đi phỏng vấn. Hãy hỏi những người làm ở vị trí tương đương để bạn có thể đưa ra con số gần đúng, chứng tỏ bạn biết giá trị sức lao động của mình và sự công bằng mà bạn muốn có của nhà tuyển dụng. 5. Luôn bình tĩnh và giữ vững lập trường, quan điểm của bạn trong suốt buổi phỏng vấn Trước khi vào phỏng vấn, bạn phải biết chính xác lý do và cái giá phải trả để có được cơ hội làm việc tại đây, ví dụ như: Cơ hội việc làm này có giá trị như thế nào với bạn? Bạn sẽ phải từ bỏ những gì để có nó? Bạn phải đánh đổi những gì để đảm bảo sẽ thành công với công việc mới? Liệu có những yêu cầu bắt buộc nào không?
  6. Trong quá trình phỏng vấn, hãy tỏ ra luôn bình tĩnh và giữ vững lập trường khi trả lời các câu hỏi cũng như khẳng định các giá trị của bản thân. Tuy nhiên, bạn cũng nên mềm dẻo các nhu cầu của bản thân với khả năng đáp ứng của nhà tuyển dụng. Hãy nghĩ đến thời gian làm việc & mức lương, thưởng, cơ hội học hỏi & khả năng thạm dự các cuộc họp bàn quan trọng,.. mà bạn sẽ có nếu được tuyển dụng. 6. Nhớ rằng đây là cơ hội hai bên cùng có lợi đối với cả bạn và nhà tuyển dụng Bạn cần thể hiện cho nhà tuyển dụng biết bạn muốn có công việc này và tự tin khẳng định việc nhà tuyển dụng đồng ý nhận bạn sẽ là một quyết định sáng suốt. Bạn hoàn toàn có thể giúp ích cho họ rất nhiều. Hãy khoan nói đến vấn đề tiền lương, thưởng và coi đó không phải là vấn đề quan trọng nhất đối với bạn. Vấn đề quan trọng nhất là bạn có cơ hội để khẳng định mình tốt hơn, có thể giúp đỡ nhà tuyển dụng trong việc tìm kiếm các giải pháp tăng trưởng kinh doanh, nâng cao hiệu quả các hoạt động bán hàng, tiếp thị… và mang lại kết quả kinh doanh cao hơn. Việc tập trung quá nhiều vào các đòi hỏi lương bổng và đề cập ngay lập tức về mức lương có thể khiến bạn mất điểm trong sự nhìn nhận, đánh giá từ phía nhà tuyển dụng. Các chủ đề về lương bổng chắc chắc sẽ được bàn tới, theo dẫn dắt của người phỏng vấn. Nhà tuyển dụng có thể để chủ đề này được bàn bạc vào cuối buổi phỏng vấn. 7. Quan tâm nhiều tới “sếp” tương lai của bạn hơn là những nhà quản lý nhân sự Sẽ thật tuyệt vời nếu người “sếp” tương lai của bạn biết rõ các nhu cầu và sẽ tự mình quyết định tuyển dụng bạn. Tìm kiếm được người tài sẽ mang lại “lợi nhuận” cho “sếp”. Do vậy, bạn hãy thể hiện các kỹ năng thích hợp nhất ngay từ lúc đầu và bằng khả năng đàm phán, thương lượng để mang lại những điều khoản có lợi nhất cho bản thân bạn khi được tuyển dụng. Sau cùng, cuộc phỏng vấn tuyển dụng luôn là cơ hội để bạn tỏa sáng, vì vậy đó không phải là lúc để thể hiện tính khiêm nhường. Hãy thể hiện sự tự tin, nhiệt tình và đặc biệt không quên dành một thời gian nhất định để đánh bóng bản thân. Những sai lầm chết người của một bản sơ yếu lý lịch Bạn thường nghĩ: “Tôi hoàn toàn biết cách viết một bản sơ yếu lý lịch hoàn chỉnh”. Thực tế: Có đến hơn 60% các bản sơ yếu lý lịch đến tay nhà quản lý nhân sự trong tình trạng sai sót, ngớ ngẩn và ngốc nghếch đến mức lố bịch. Dưới đây là 4 lỗi thường gặp nhất, có thể “giết chết” bản sơ yếu lý lịch của bạn: Lỗi chính tả Theo điều tra của CareerBuilder.com, 63% các nhà quản lý nhân sự cho rằng lỗi chính tả là lỗi gây khó chịu nhất cho họ khi đọc một bản sơ yếu lý lịch. Tệ hơn, nhiều cử nhân đại học lại phạm những lỗi quá sơ đẳng của một học sinh tiểu học. Tất nhiên cử nhân này đã mất rất nhiều điểm trong mắt nhà tuyển dụng. “Khi viết xong bạn nên đọc lại ít nhất là 2 lần để soát lỗi và nếu có thể bạn nên nhờ một người nào đó biết rõ về bạn đọc và cho ý kiến” - Kay Larocca, một chuyên gia về sơ yếu lý lịch, cho lời khuyên. Hồ sơ kiểu “tiện thể” Khi một nhà quản lý nhân sự đang tuyển chọn một chồng hồ sơ của các ứng viên, hồ sơ của bạn bị loại ngay từ đầu. Lý do không phải là bản sơ yếu lý lịch màu đỏ của bạn mà do bạn đã điền tới hơn 10 tên các công ty khác nhau ở phần “Kính gửi…”. Kiểu đánh máy tiện thể đó đã tạo cho bạn một hình ảnh cẩu thả, thiếu tôn trọng người nhận. Chỉ nên gửi một bản trong mỗi lần và ghi đích danh công ty mà bạn muốn nộp đơn. Hãy làm sao để khi đọc lý lịch của bạn, người tuyển dụng cảm thấy bạn chỉ đang quan tâm đến duy nhất công ty của họ mà thôi. Bạn có xu hướng cá nhân thái quá Đừng đưa quá nhiều thông tin về sở thích cá nhân như trò thể thao yêu thích, bộ phim hay, cuốn sách hấp dẫn,… “Một vài người từng ghi cả thông tin họ là thành viên của một đội bóng chuyền của phường, thật lố bịch”. Đơn giản là bạn chỉ cần viết sao cho nhà tuyển dụng hiểu được rằng bạn phù hợp nhất với vị trí cần tuyển dụng. Hãy đưa những thông tin về các kỹ năng và kinh nghiệm của bạn lên trên
  7. cùng của bản sơ yếu lý lịch bởi vì không ai muốn ngồi đọc hết 4 trang giấy mà vẫn chưa thấy thông tin cần tìm. Địa chỉ liên lạc của bạn Nhiều bạn ghi rất kỹ địa chỉ nhà ở phần “Khi cần liên lạc với ai…”. Bạn nghĩ rằng nhà tuyển dụng có thời gian để đi gửi thư cho từng ứng viên ư? Dù bạn có chứng tỏ được mình đến mấy nhưng với một dòng địa chỉ thiếu chuyên nghiệp như vậy, nhà tuyển dụng sẽ bỏ qua bạn trong danh sách gọi đến phỏng vấn. Tốt hơn hết, hãy cho họ địa chỉ e-mail và số điện thoại. Sau đây là một vài điều “Không nên” trong bản sơ yếu lý lịch - Một bản sơ yếu lý lịch dài hơn một trang. - Gửi kèm ảnh chân dung, ảnh tạo dáng,… Nhà tuyển dụng chỉ cần một bức ảnh thẻ 3x4 của bạn thôi. - Liệt kê các việc mà cha mẹ bạn thuê bạn làm trong mục quá trình công tác - Viết sai tên công ty. - Liệt kê ít tên người tham khảo hoặc những người không đủ phẩm chất. - Sử dụng loại giấy có hương thơm hoặc giấy có in hình nền hoa lá cành, tự trang trí các hình vẽ xung quanh. Điều này thực sự không cần thiết trừ phi bạn là một người làm đồ hoạ, thiết kế web hay có một số đòi hỏi khác nhằm thể hiện khả năng sáng tạo của mình. - Viết sai địa chỉ thư điện tử hoặc điện thoại của bạn. Đó là lý do khiến bạn không bao giờ nhận được hồi âm của nhà tuyển dụng. Phỏng vấn xin việc thành công với ''5 T'' Một số người đã rất cố gắng để tạo sự chú ý đối với nhà tuyển dụng và vượt qua đối thủ cạnh tranh bằng sự khác biệt của riêng mình.Vậy đâu là cơ sở cho sự khác biệt đó? Nếu muốn để lại hình ảnh đẹp trong mắt nhà tuyển dụng, bạn hãy thể hiện là một người chuyên nghiệp và có năng lực. Dưới đây là 5 bí quyết (5T) giúp bạn trả lời một câu hỏi mà hầu hết các nhà tuyển dụng đều muốn biết: “Tại sao chúng tôi nên nhận anh/chị vào làm?” bằng một phong cách đặc biệt và ấn tượng. Tìm hiểu thông tin về công ty: Trước khi đi phỏng vấn, bạn nên nghiên cứu website của công ty đó để hiểu về lĩnh cực kinh doanh và mục tiêu của họ. Đây là những thông tin sẽ giúp bạn làm nổi bật những khả năng có liên quan đến vị trí cần tuyển. Thông tin cá nhân: Hầu hết các nhà tuyển dụng đều cho rằng những nhân viên có khả năng khác ngoài khả năng đáp ứng được yêu cầu công việc sẽ làm tốt hơn các nhân viên khác. Do đó, nếu bạn có một sở thích, hoặc khả năng đặc biệt nào thì đó sẽ là điểm nhấn của bạn. Thể hiện sự nhiệt tình: Trong suốt buổi phỏng vấn, hãy cho nhà tuyển dụng thấy được bạn có thể đóng góp được gì cho công ty, và điểm nổi bật nào đã làm bạn quan tâm và xin tuyển vào công ty đó. Luôn mỉm cười và tỏ thái độ tích cực, thể hiện sự nhiệt tình theo đuổi cơ hội công việc này. Tạo giá trị cho riêng bạn: Thể hiện cá tính của bạn và những thành quả nổi bật để tạo được ấn tượng tốt hơn. Nếu bạn là một người nhút nhát, thì cần phải thật thoải mái và quyết đoán, tất nhiên, điều này là rất khó. Do đó, điều quan trọng trong suốt cuộc phỏng vấn là bạn cần phải chắc chắn rằng mình có thể đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của nhà tuyển dụng ở vị trí đó. Tự đào tạo: Hãy bổ sung cho mình những chứng chỉ kỹ năng làm việc chuyên nghiệp như Kỹ năng quản lý thời gian, Kỹ năng thuyết trình ấn tượng, Qui trình bán hàng hiệu quả…Với những chứng chỉ kỹ năng có được, bạn không chỉ có một hồ sơ ấn tượng mà còn thể hiện được với nhà tuyển dụng rằng bạn là một người có kiến thức và kinh nghiệm để làm tốt công việc. Bạn có thể tham khảo địa chỉ kynangviet.com.vn về các khóa học và chứng chỉ trực tuyến uy tín, chất lượng đạt chuẩn quốc tế Chiến lược tìm việc không phải là cái gì ghê gớm lắm. Trên thực tế, chú trọng nhiều đến các các yếu tố cần thiết truyền thống như nghiên cứu công ty, chuẩn bị kỹ lưỡng cho buổi phỏng vấn thường sẽ mang lại hiệu quả hơn là việc chỉ chú tâm đến việc phát triển các yếu tố thuộc về kỹ xảo và sự khéo léo. Nhưng để tiếp thu được nhanh, đủ “ các yếu tố cần thiết truyền thống” như thế này thì bạn cần có kỹ năng thật tốt.
  8. Kiểu phỏng vấn kỳ quặc của Microsoft ? Microsoft không chỉ nổi tiếng với các sản phẩm công nghệ cao mà còn được biết đến như một điển hình về kiểu phỏng vấn gây căng thẳng cho ứng viên với những câu đố mẹo, những bài toán nát óc. Kiểu tuyển người “khó chịu” này đã góp phần không nhỏ trong việc tạo nên sự khác biệt giữa tập đoàn huyền thoại Microsoft với các công ty khác. Trong cuốn sách Làm thế nào dịch chuyển núi Phú Sĩ?, tác giả William Poundstone (Mỹ) đã giới thiệu với bạn đọc đôi nét về kiểu phỏng vấn lạ đời này của Microsoft. Những câu hỏi phỏng vấn kỳ quặc “Tháng 8/1957, William Shockley bắt đầu tuyển nhân sự cho công ty Shockley Semiconductor Laboratory mới khai trương của mình tại bang California. Trong các buổi phỏng vấn để tìm nhân viên, ông chủ của Shockley Semiconductor Laboratory đã không ngừng làm đau đầu các ứng viên trẻ bằng những câu hỏi vô cùng khó, căng thẳng và đầy mưu mẹo. Thông qua đó, nhà tuyển dụng muốn nhận diện một cách chính xác nhất chân dung của ứng viên: liệu anh ta có khả năng tư duy một cách logic không, có khả năng sáng tạo hay không… Nói chung, Microsoft sử dụng những câu đố logic và những “câu hỏi vô lý” nhằm đánh giá khả năng giải quyết vấn đề của ứng viên chứ không phải tìm kiếm kỹ năng chuyên biệt nào. Chẳng hạn như những câu hỏi “quái đản” sau: - Có tất cả bao nhiêu người lên dây đàn piano trên thế giới? - Nếu như ý tưởng dịch chuyển tức thời con người trong vũ trụ của bộ phim truyền hình Star Trek được biến thành hiện thực, thì điều này sẽ ảnh hưởng thế nào đến ngành giao thông vận tải? - Tại sao vị trí trong chiếc gương lại biến đổi trái phải so với hiện thực bên ngoài mà không phải là trên dưới? - Tại sao các nắp cống trên đường phố có hình tròn chứ không phải là hình vuông? - Tại sao hai đầu lon bia lại hơi nhỏ lại? - Cần bao nhiêu thời gian để có thể dịch chuyển núi Phú Sĩ? - Trong 1 ngày, các kim đồng hồ gặp nhau bao nhiêu lần? Thực tế, những câu hỏi dạng này được người trong nghề gọi là những câu hỏi không có đáp án bởi thực ra không ai biết đáp án chính xác là gì. Các chuyên gia phỏng vấn sử dụng chúng vì họ tin rằng với cách này, họ có thể đánh giá được năng lực trí tuệ, khả năng sáng tạo và cách suy nghĩ “vượt ra ngoài khuôn khổ” của ứng viên - những đặc tính cần thiết để tồn tại trên thương trường đầy cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Còn các ứng viên khi phải trả lời những “câu hỏi vô lý” này, cũng thật tình tin rằng, đó là cách để họ có thể được tuyển dụng vào những công ty hàng đầu thế giới. Tại sao Microsoft thích kiểu phỏng vấn lạ đời? Những câu hỏi nát óc chỉ là một phần của vấn đề rộng lớn hơn nhiều. Những cuộc phỏng vấn đang ngày càng trở nên phũ phàng hơn, nặng nề hơn, các câu hỏi đầy ẩn ý và xảo trá hơn. Càng ngày người ta càng trông đợi các ứng viên “chứng tỏ được năng lực” qua các cuộc phỏng vấn tuyển dụng khắt khe. Ứng viên phải giải các câu đố, né tránh cạm bẫy của các câu hỏi mẹo và thể hiện được chất lượng công tác dưới sức ép của môi trường làm việc căng thẳng. Sở dĩ Microsoft - một trong những công ty thành đạt nhất và cũng chịu nhiều dư luận khen chê nhất nước Mỹ hiện nay - áp dụng cách phỏng vấn gây căng thẳng và nát óc này bởi mỗi tháng, họ nhận được khoảng 12.000 bộ hồ sơ xin việc - quá nhiều để tuyển chọn. “Cả quá trình phỏng vấn làm nổi rõ sự khác biệt của Tập đoàn này (Microsoft) so với các công ty khác”, Chris Sells - người lập ra website chuyên về các câu hỏi được Microsoft sử dụng trong phỏng vấn tuyển nhân sự - nói, “Họ tuyển đúng những người mà họ cần tìm - những “siêu nhân” thực thụ. Đó là những người trong suốt cả thời niên thiếu của mình, đã dành ra không ít thời gian để giải các bài toán đố và nhờ đó đã phát triển được khả năng trí tuệ của bản thân. Đây cũng chính là điều mà Microsoft cần tìm: một phong cách suy nghĩ nhất định, một trình độ kỹ thuật nhất định và những đặc tính khác phù hợp với văn hóa tập đoàn của họ”. Phương châm chính của Microsoft trong việc tuyển nhân sự là tìm được những “phiên bản của Bill Gates”. Đây là ngôn ngữ lóng của Microsoft chỉ những người trẻ tuổi thông minh, khao khát vươn lên và đầy tham vọng nhưng lại chưa có kinh nghiệm thực tế, giống như Bill Gates trước
  9. đây. Các nhân viên tuyển nhân sự của Microsoft tự hào rằng không có ai xuất sắc hơn họ trong việc tìm được những người rất có tiềm năng, chứ không chỉ những người đã chứng tỏ được khả năng trong chuyên ngành của mình
nguon tai.lieu . vn