Xem mẫu

  1. Kỹ năng cho người viết báo 1. Biết đánh giá một tác phẩm báo chí chất l ượng Khi được hỏi thế nào là một tác phẩm báo chí chất lượng, phần lớn sinh viên báo chí cho rằng đó là những bài viết hấp dẫn, thu hút người đọc, tính cập nhật cao… Tuy nhiên, những đánh giá đó của các bạn sinh viên chỉ là sự đánh giá một tác phẩm báo chí trên góc độ một độc giả, chứ chưa phải trên góc độ một phóng viên, một người viết bài. Theo nhà báo Trọng Quang, một tác phẩm báo chí được đánh giá là hay và có chất lượng khi tác phẩm đó bao hàm những yếu tố sau đây: Đề tài hấp dẫn. Việc chọn đề tài khi sáng tạo tác phẩm báo chí hết sức quan trọng. Chất liệu hay sẽ đem lại cho phóng viên những bài viết tốt, thu hút người đọc. Một tác phẩm báo chí với đề tài hấp dẫn thì nội dung của nó sẽ chứa đựng sự độc đáo, mới mẻ, hoàn chỉnh và bao giờ cũng bao hàm một lượng thông tin có giá trị. Đó là lượng thông tin chính xác, kịp thời, có khả năng tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội. Đây chính là tiêu chí để đánh giá một tác phẩm báo chí là hay hoặc dở. Phản ánh tiếng nói của người dân. Các tác phẩm báo chí càng bám sát với đời sống nhân dân, càng phản ánh chân thực đời sống của họ thì càng được người đọc quan tâm. Nghĩa là ngoài việc giữ vai trò là cơ quan phát ngôn của Đảng và Nhà nước, báo chí phải đảm nhận tốt vai trò của mình trong vai trò là diễn đàn của quần chúng nhân dân.Tất cả các nhà báo giỏi đều có cùng chung một mục đích là
  2. cung cấp cho người đọc những tin tức cần thiết để hiểu về thế giới chung quanh và để đi đến các quyết định thường nhật. Người dân dựa vào các phóng viên để biết tin tức về cộng đồng, về chính phủ, hoạt động kinh doanh, thể thao, sức khỏe v,v... Với các tin tức đó, người dân sẽ quyết định nên xem những gì trên truyền hình, ăn uống ở đâu, mua xe máy loại gì, cho con đi học ở trường nào,… Trên thực tế, các báo bám sát đời sống hàng ngày của nhân dân đều thu hút được sự quan tâm của độc giả; tiêu biểu có thể kể đến báo Tuổi trẻ với số lượng phát hành lên tới hàng trăm nghìn bản một kỳ. Cách rút tít ấn tượng. Tít bài là linh hồn của bài viết; một tít hay thể hiện phần cốt lõi trong thông điệp của tác phẩm.Về cách viết tít, tùy từng dạng tin và thể loại sẽ có những cách rút tít khác nhau. Nhưng cho dù rút tít thế nào đi nữa, mục đích cuối cùng vẫn là để thu hút sự chú ý của độc giả, khiến cho độc giả muốn chọn đọc bài viết của mình. Việc rút tít có thể làm trước hoặc sau khi hoàn thành phần nội dung tác phẩm. Nhưng thông thường phải viết xong bài mới đến công đoạn tìm tít. Có thể kể đến một số cái tít như: “Đắng cay bia miệng” – Vũ Hùng (Thời báo kinh tế), “Khi thứ trưởng và bộ trưởng ra tòa” – Xuân Ba (Tiền Phong) … Thương hiệu. Thương hiệu cũng ảnh hưởng đến chất lượng một tác phẩm báo chí. Bởi phóng viên của một tờ báo lớn có thể được hỗ trợ nhiều hơn trong quá trình tác nghiệp như các vấn đề về kinh phí, về nguồn tin,… Một bài báo được đăng trên một tờ báo lớn và uy tín tất nhiên sẽ thu hút người đọc hơn. Thương hiệu của một tòa soạn giúp độc giả có thể tin tưởng vào chất lượng và độ tin cậy trong nội dung của bài viết. 2. Công tác phóng viên cần gì? Trên thực tế, việc học báo tại các trường đại học, kể cả các trường báo chí, dù có nhiều thay đổi tích cực trong những năm gần đây, vẫn còn mang nặng tính lý thuyết. Trong khi đó, công tác phóng viên lại đòi hỏi những kinh nghiệm thực tế,
  3. sự từng trải mà chỉ có ra đời và va chạm nhiều phóng viên mới có thể hiểu ra được. Dưới đây là một số đặc điểm mà phóng viên cần có: Sức khỏe và sự say mê với nghề báo. Đây là hai điều kiện ưu tiên hàng đầu của mỗi phóng viên. Nghề báo là một nghề hết sức vất vả, để lấy được tin phóng viên phải hoạt động trong những điều kiện hết sức khắc nghiệt, ở vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo, hoặc đụng đến những vấn đề “nóng”, bị đe dọa, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Vụ việc một nhà báo của báo người lao động bị hành hung 6/1 vừa qua là một ví dụ điển hình cho vấn đề này. Nếu không có sức khỏe và sự say mê với nghề báo, phóng viên khó có thể hoàn thành công việc được giao. Chăm chỉ. Chỉ có chăm chỉ mới có thể nâng cao khả năng tác nghiệp của bản thân. Không chỉ có các kỹ năng nghiệp vụ báo chí mới đòi hỏi sự chăm chỉ mà còn rất nhiều kỹ năng khác có khả năng hỗ trợ cho phóng viên khi tác nghiệp như ngoại ngữ, tin học, các kiến thức chuyên ngành kinh tế, văn hóa, lịch sử, pháp luật,… Đòi hỏi phóng viên phải bỏ thời gian và công sức ra để rèn luyện mới có thể sử dụng được. Kỹ năng quan sát. Đây là một trong những kỹ năng cực kỳ quan trọng, thể hiện sự khác biệt giữa các phóng viên. Một phóng viên giỏi và có khả năng quan sát tốt, luôn nhìn sự kiện theo nhiều chiều, dưới những góc cạnh khác nhau. Điều này đảm bảo cho thông tin của họ chính xác và hấp dẫn. Có sự chuẩn bị chu đáo. Bao gồm chuẩn bị đồ nghề như máy ảnh, máy ghi âm, quay phim, sổ công tác, nhật ký phóng vi ên,… đến chuẩn bị nội dung như câu hỏi phỏng vấn. Sự chuẩn bị chu đáo giúp phóng vi ên có được sự chủ động cần thiết trong công việc. Việc chuẩn bị tốt câu hỏi phỏng vấn sẽ giúp phóng viên chuyển cuộc phỏng vấn sang hướng có lợi cho mình (Định hướng lại).
  4. Cẩn thận với từng con chữ. Sử dụng từ ngữ trong bài viết hết sức quan trọng, đòi hỏi phải phóng viên phải cân nhắc, thận trọng. Sử dụng sai từ ngữ có thể khiến người đọc hiểu sai toàn bộ nội dung bài viết. Ngoài ra, một số đức tính cũng cần thiết cho phóng viên như mạnh bạo, khiêm tốn, chịu khó học hỏi… Quốc Dũng - BMĐT K28 Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Theo nhà báo Trọng Quang - Báo HàNộiMới)
nguon tai.lieu . vn