Xem mẫu

  1. Kinh nghiệm tổ chức từ thiện. Chúng mình cùng tìm hiểu xem các bạn trẻ đã xây dựng những chương trình tình nguyện chuyên nghiệp như thế nào nhé!  Học kỹ năng qua hoạt động từ thiện  Lưu ý khi teen đi tình nguyện  Những hoạt động tình nguyện dành cho teen  5 lợi ích khi hoạt động tình nguyện 1. Lên ý tưởng Một dự án từ thiện hoàn hảo bao giờ cũng được khởi đầu từ việc lên ý tưởng thiết thực, giàu ý nghĩa và độc đáo. Để lên được ý tưởng tốt cho mình, bạn cần phải trả lời được các câu hỏi như: Bạn làm dự án này cho ai? Dự án này có ý nghĩa gì? Tại sao bạn lại muốn thực hiện nó? Bên cạnh đó, bạn hãy chịu khó quan sát cuộc sống xung quanh mình, quan tâm nhiều hơn tới những người có hoàn cảnh khó khăn. Từ đó, ý tưởng từ thiện sẽ tự nảy sinh và thôi thúc bạn hành động mà không cần phải mất công ngồi nghĩ xem mình có thể làm gì cho cộng đồng , xã hội.
  2. Lên ý tưởng nào 2. Lập nhóm Để làm được một chương trình từ thiện nhỏ thôi chứ chưa nói tới các dự án có quy mô lớn, bạn cũng không thể thực hiện nó một mình. Bởi hầu hết các chương trình từ thiện nhằm đem đến quyền lợi về vật chất và tinh thần cho cộng đồng người có hoàn cảnh bất hạnh. Các công việc cần phải hoàn thành trong một chương trình từ thiện chẳng khác gì những chuỗi sự kiện liên tiếp và quy mô. Chính vì vậy, bạn cần phải tạo cho mình một Ekip làm việc thật ăn ý mới có thể tổ chức thành công những ý tưởng bạn mong muốn mang tới cho người nghèo. Thông thường, một tổ chức tình nguyện hay một câu lạc bộ thường có 3 bộ phận cơ bản: Ban lãnh đạo, ban truyền thông và ban tài chính. Nếu số lượng người tham gia đông hơn thì có thể có thêm ban hậu cần, ban văn nghệ, ban tiền trạm … và ban nhân sự quản lý các tình nguyện viên.
  3. Lập nhóm cùng bàn bạc nhé! 3. Tiền trạm Tiền trạm là giai đoạn hào hứng nhất trong giai đoạn trước chương trình. Sau khi lập được ekip thực hiện, các công việc chuẩn bị chương trình mới thực sự bắt đầu. Một số bạn sẽ được cử đi liên hệ với chính quyền địa phương nơi chương trình diễn ra để xin giấy phép và phối hợp tổ chức. Đồng thời, đội tiền trạm còn phải khảo sát địa bàn, chọn khu vực tổ chức, thống kê số lượng hoàn cảnh cần giúp đỡ và những vật phẩm thiết yếu. Những công việc của giai đoạn này cũng khá nặng nề và phức tạp nhưng ai cũng muốn được tham gia để được đi, được chứng kiến tận mắt những khó khăn của đối tượng mà các bạn ấy đang chuẩn bị thực hiện chương trình. 4. Lập kế hoạch truyền thông Đây là việc không hề đơn giản đâu nhé! Các bạn ấy phải huy động hết trí thông minh và tư duy khoa học của mình để lên kế hoạch chi tiết, lập hồ sơ chương trình,
  4. viết thư mời tài trợ, lập danh sách các hạng mục cần quyên góp, thiết kế banner, backdrop… Trong giai đoạn này, điều đáng chú ý nhất đó là hồ sơ chương trình, đặc biệt là hồ sơ mời tài trợ và bảo trợ thông tin. Ngoài các thông tin về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của chương trình, các hồ sơ này cũng cần phải đảm bảo được quyền lợi hợp lý của các nhà tài trợ và bảo trợ truyền thông. Chính vì thế, chúng tớ mới gọi giai đoạn này là khoảng thời gian “cân não” ghê ghớm nhất. Lập kế hoạch truyền thông 5. Mời tài trợ Hầu hết, các tổ chức tình nguyện ở Việt Nam hiện nay đều hoạt động một cách tự phát do cá nhân hay nhóm người đứng ra tổ chức. Chính vì thế, các chương trình gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động kinh phí tổ chức và triển khai truyền thông.
  5. Nếu muốn liên hệ mời tài trợ, các tổ chức này không thể tìm cách liên hệ được với các tập đoàn, doanh nghiệp lớn còn các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp vừa thì rất khó có thể trở thành nhà tài trợ vàng, nhà tài trợ kim cương … cho các dự án nhỏ. Nhiều tổ chức tình nguyện đã khôn khéo, biến chuyển số tiền cần quyên góp thành vật phẩm và mời tài trợ. Như vậy, việc huy động từ các doanh nghiệp sẽ dễ dàng được chấp thuận hơn. Bên cạnh đó, các bạn ấy còn có rất nhiều hình thức quyên góp vô cùng sáng tạo nữa nhé! Ví dụ: Tổ chức đêm biểu diễn ca nhạc, tổ chức bán tranh, tổ chức thu bán ve chai … Số tiền ban tổ chức thu được sau các chiến dịch quyên góp đó cũng không tồi đâu các bạn ạ! Bí quyết tháo gỡ duy nhất dành cho chương trình của các bạn chính là phải làm thật tốt công tác truyền thông và cố gắng kiên trì khi đi mời tài trợ nhé! Tổ chức các chương trình nhỏ quyên góp tiền
  6. 6. Thực hiện Sau khi mọi công tác chuẩn bị đã hoàn tất, chương trình bắt đầu chuyển sang giai đoạn quan trọng nhất, tổ chức trao tặng quà cho đối tượng tình nguyện. Trước đó, khung chương trình đã được lên chi tiết tới từng giờ từng phút. Tuy nhiên, để đảm bảo cho chương trình không bị “vỡ” cũng cần sự cố gắng và nỗ lực rất lớn của ban tổ chức đấy. Nếu không tính toán được hết các sự cố có thể xảy ra thì bao nhiêu công sức của cả nhóm trong vòng mấy tháng trời coi như “đổ xuống sông xuống biển” luôn. Thời điểm tổ chức chương trình bao giờ cũng là khoảng thời gian vất vả nhất. Bởi lẽ, mọi người phải dậy từ rất sớm để chuẩn bị, vận chuyển tất cả số đồ đạc chuẩn bị trong mấy tháng trời mang tới cho cộng đồng rồi còn tổ chức ăn uống, vui chơi, hoạt động tại nơi tổ chức trao tặng nữa. Tuy nhiên, đây cũng là khoảng thời gian vui vẻ và ý nghĩa nhất bởi các tình nguyện viên có thể cảm nhận được niềm hạnh phúc mà mình đã dày công vun đắp.
  7. Mang yêu thương tới những vùng xa 7. Tổng kết Tuy chương trình đã kết thúc nhưng ban tổ chức cũng còn rất nhiều công việc phải làm đấy. Đầu tiên là gửi thư cảm ơn tới tất cả các bên có liên quan, báo cáo kết quả thực hiện chương trình rồi lên danh sách các hạng mục đã quyên góp. Đó là chưa kể tới việc phải giải quyết hậu quả của các vấn đề phát sinh nằm ngoài khả năng tính toán nữa nhé! Tuấn Hùng, chủ nhiệm câu lạc bộ Kết nối tuổi trẻ đã tâm sự: “Có chương trình sau khi tổng kết ban tổ chức phải bỏ tiền túi ra tới mấy triệu đồng đấy. Đa số các tình nguyện viên đều là sinh viên nên số tiền đó là cả mấy tháng ăn học bố mẹ chu cấp. Cả lũ nhìn nhau, lại ăn mỳ gói qua ngày thôi. Nhưng không vì thế mà chúng tớ ngừng hoạt động, mà ngược lại, càng đi nhiều, càng chứng kiến nhiều, cái máu tình
  8. nguyện của chúng tớ càng sục sôi và càng mong muốn làm được nhiều hơn nữa”.Hãy cùng theo dõi hoạt động của các câu lạc bộ để hỗ trợ các anh chị ấy khi cần tới chúng mình nhé!
nguon tai.lieu . vn