Xem mẫu

  1. Kiến trúc Châu Âu trong lòng Hà Nội Ngay khi thực dân Pháp chiếm thành Hà Nội và bắt đầu công cuộc thiết lập nền thống trị của chúng tại Hà Nội thì hàng loạt những công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn của phong cách Châu Âu và phục vụ cho chế độ thực dân Pháp đã được ra đời. Một trong những kiến trúc nổi tiếng mang phong cách của nước Pháp chính là cầu Long Biên. Nhằm phục vụ cho việc vận chuyển và giao thông đi lại giữa các vùng ngoại thành đi vào trung tâm Hà Nội, thực dân Pháp đã bắt đầu kế hoạch xây dựng một chiếc cầu bắc qua sông Hồng. Năm 1897, cuộc thi thiết kế cho cầu đã được tổ chức và phương án thiết kế của Công ty Daydé & Pillé, một công ty xây dựng của Gustave Eiffel, tác giả của tháp Eiffel nổi tiếng – biểu tượng của Thủ đô Pari đã giành được chiến thắng, trở thành phương án chọn để xây cầu chính thức. Đây là cây cầu thép gồm có 3 làn đường, làn đường sắt ở giữa và một làn đường dành cho xe cơ giới, 1 làn đường đi bộ ở 2 bên. Cầu có tổng chiều dài là 1.862m, gồm 19 nhịp dầm thép và đường dẫn xây bằng đá.
  2. Cầu Long Biên Cầu Long Biên được khởi công xây dựng từ năm 1899 và đến 1902 thì khánh thành. Hiện trên đầu cầu vẫn còn tấm biển kim loại có khắc chữ "1899 -1902 - Daydé & Pillé - Paris". Cầu được thực dân Pháp đặt tên là cầu Doumer – tên của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer. Sau khi Hà Nội giải phóng, cầu được đổi tên thành cầu Long Biên. Sự ra đời của cây cầu bắc qua sông Hồng đã dần đi vào cuộc sống của người Hà Nội và trong dân gian còn có câu vè về cầu Long Biên: Hà Nội có cầu Long Biên Vừa dài vừa rộng bắc trên sông Hồng Tàu xe đi lại thong dong Người người tấp nập gánh gồng ngược xuôi...
  3. Một công trình mang đậm phong cách của văn hóa kiến trúc Pháp vẫn được tồn tại khá nguyên vẹn đến ngày nay chính là Nhà hát Lớn thành phố Hà Nội. Xưa kia nơi đây là một vùng đầm lầy thuộc đất của 2 làng Thạch Tần và Tây Luông giáp với làng Cựu Lâu, thuộc Tổng Phúc Lân, huyện Thọ Xương còn giờ đây Nhà hát Lớn nằm trong khu vực Quảng trường Cách mạng tháng Tám ngay giữa trung tâm Hà Nội. Nhà hát Lớn thành phố Hà Nội được xây dựng trong vòng 10 năm từ năm 1901 đến năm 1911 theo bản thiết kế của kiến trúc sư người Pháp Broyer và sự hợp tác của kiến trúc sư Harley. Đây thực sự là một công trình kiến trúc đồ sộ thời bấy giờ, với tổng diện tích là 2.600m2, chiều dài trung bình 87m, chiều rộng trung bình 30m và điểm cao nhất so với mặt đường là 34m. Nhà hát Lớn Hà Nội được thiết kế theo kiểu Grand Opéra do đó nếu nhìn một cách tổng thể thì nó gần như một bản sao thu nhỏ của nhà hát Opéra ở Pari. Nhà hát Lớn Hà Nội Kết cấu kiến trúc và cả những họa tiết trang trí trong Nhà hát Lớn đều là phong cách kiến trúc phổ biến ở Pháp cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Kiểu mái hai mảng lợp ngói đá, đỉnh mái nhọn, mang yếu tố cân xứng hai bên, họa tiết trang trí trên vòm trần, các vòng
  4. nguyệt quế và huy chương trên tường đã mang lại một nét độc đáo của kiến trúc nhà hát phương Tây hiện đại giữa những công trình kiến trúc truyền thống của nước ta. Nhà hát Lớn được thiết kế với nhiều phòng lớn và các sảnh ngoài. Hành lang cũng có kích thước lớn với sân khấu gồm 900 chỗ ngồi được xếp thành 3 tầng. Đặc biệt là trong Nhà hát Lớn còn có nhà gương, nơi tiếp đón các Nguyên thủ quốc gia trong và ngoài nước. Ngay phía trước Nhà hát Lớn là quảng trường rộng, nơi từng diễn ra nhiều sự kiện cách mạng trọng đại của Thủ đô. Ngày 17/8/1945 tại đây đã diễn ra cuộc mít tinh biểu tình tuần hành của mọi tầng lớp nhân dân Hà Nội ủng hộ Việt minh. Đây cũng là nơi bắt đầu cuộc biểu tình thị uy của hơn hai chục vạn quần chúng nhân dân chiếm giữ các cơ quan đầu não của chính quyền thực dân, giành lại chính quyền ở Hà Nội vào ngày 19/8/1945. Bởi vậy mà quảng trường này còn được gọi là Quảng trường Cách mạng tháng Tám. Nhà hát Lớn thành phố Hà Nội đã tồn tại trong 100 năm, đã chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng của đất nước, đây cũng là nơi gặp gỡ, giao lưu, cầu nối những giá trị văn hóa của nhân loại đến Việt Nam và đưa nền văn hóa Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Cũng là một công trình nổi tiếng mang phong cách châu Âu thế kỷ 19, Nhà thờ Lớn Hà Nội là một kiến trúc tôn giáo đặc trưng cho tôn giáo Kito mới du nhập vào nước ta. Nhà thờ Lớn được xây dựng trên một khu đất cao, nguyên là nền của tháp Báo Thiên thuộc ngôi chùa Báo Thiên nổi tiếng được xây dựng từ thời Lý thế kỷ 11. Đây là một minh chứng cho sự thống trị về mặt tôn giáo của thực dân Pháp tại nước ta. Vùng đất được chọn để xây dựng Nhà thờ Lớn trước đây thuộc thôn Báo Thiên, tổng Tiền Túc sau đổi thành tổng Thuận Mỹ, huyện Thọ Xương, ngày nay thuộc phố Nhà Thờ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Nhà thờ Lớn Hà Nội là một công trình Kito giáo lớn nhất Hà Nội. Nó được xây dựng từ năm 1884 và khánh thành dịp Noen năm 1886. Lúc đầu đó chỉ là một nhà thờ nhỏ có kết cấu gỗ là chủ yếu. Sau này dưới sự vận động nguồn kinh phí của Giám mục
  5. Puginier, nhà thờ đã được xây dựng với quy mô và kiến trúc lớn hơn. Với vật liệu xây dựng chính của nhà thờ là gạch đất nung, tường trát bằng giấy bổi, kết cấu mái vòm cao, đường nét trang trí mềm mại, mang phong cách của kiến trúc Gotic nhiều màu sắc và đối xứng hai bên, một phong cách rất thịnh hành vào thời kỳ Trung cổ và thời kỳ Phục hưng ở châu Âu. Nhà thờ có chiều dài 64,5m, chiều rộng 20,5m và hai tháp chuông cao 31,5m với những trụ đá to nặng bốn góc, trên đỉnh là cây thánh giá bằng đá. Phía sảnh ngoài nhà thờ có 1 cửa lớn và hai cửa nhỏ hai bên. Toàn bộ cửa đi và cửa sổ đều mang phong cách Gotic với những kiểu cửa cuốn nhọn gợi mở không gian để đón ánh sáng tự nhiên vào bên trong nhà thờ nhưng vẫn tạo được cảm giác thâm nghiêm, tĩnh lặng của một công trình kiến trúc tôn giáo.
  6. Khi mới xây dựng, nhà thờ mang tên là Xanh Giô Dép (Saint Joseph) tên một vị thánh tử vị đạo Cơ Đốc. Sau này đổi tên thành Nhà thờ Lớn và có thể coi Nhà thờ Lớn là một trong số ít công trình kiến trúc còn giữ được nguyên kiến trúc ban đầu. Hàng năm vào dịp Cơ đốc cũng đến tham dự nghi lễ tôn giáo tại Nhà thờ Lớn. Đó trở thành một nét sinh hoạt, một điểm tham quan mang tính thẩm mỹ của người dân Hà Nội. Những công trình kiến trúc mang phong cách châu Âu đã tồn tại ở nước ta hơn 100 năm, mặc dù mục đích ban đầu xây dựng chúng là để phục vụ cho chế độ thực dân mà Pháp muốn áp đặt tại nước ta nhưng trải qua những biến động của lịch sử, những công trình kiến trúc này đã dần phục vụ cho cuộc sống của người dân Hà Nội. Chúng đã trở thành một phần không thể tách khỏi mang lại nét đặc trưng riêng vừa truyền thống, vừa hiện đại của thủ đô ngàn năm tuổi.
nguon tai.lieu . vn