Xem mẫu

  1. Tín dụng là một phạm trù kinh tế và nó cũng là sản phẩm của nền kinh tế hàng hóa. Tín dụng ra đời, tồn tại qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội. Quan hệ tín dụng được phát sinh ngay từ thời kỳ chế độ công xã nguyên thủy bắt đầu tan rã. Khi chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất xuất hiện, cũng là đồng thời xuất hiện quan hệ trao đổi hàng hóa. Thời kỳ này, tín dụng được thực hiện dưới hình thức vay mượn bằng hiện vật - hàng hóa. Về sau, tín dụng đã chuyển sang hình thức vay mượn bằng tiền tệ. Cho vay, còn gọi là tín dụng, là việc một bên (bên cho vay) cung cấp nguồn tài chính cho đối tượng khác (bên đi vay) trong đó bên đi vay sẽ hoàn trả tài chính cho bên cho vay trong một thời hạn thỏa thuận và thường kèm theo lãi suất. Do hoạt động này làm phát sinh một khoản nợ nên bên cho vay còn gọi là chủ nợ, bên đi vay gọi là con nợ. Do đó, Tín dụng phản ánh mối quan hệ giữa hai bên - Một bên là người cho vay, và một bên là người đi vay. Quan hệ giữa hai bên ràng buộc bởi cơ chế tín dụng, thỏa thuận thời gian cho vay, lãi suất phải trả,... Thực chất, tín dụng là biểu hiện mối quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tín dụng nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu vốn tạm thời cho quá trình tái sản xuất và đời sống, theo nguyên tắc hoàn trả. Đặc điểm, vai trò của tín dụng Đặc điểm của tín dụng Phân phối của tín dụng mang tính hoàn trả;  Hoạt động của tín dụng có sự vận động đặc biệt của giá cả.  Vai trò của tín dụng - Tín dụng có vai trò rất quan trọng trong việc góp phần thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển: + Thông qua hoạt động tín dụng có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các doanh nghi ệp trong quá trình s ản xuất kinh doanh, qua đó làm kích thích sản xuất chẳng hạn như các doanh nghiệp vay vốn để sản xuất, mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng, mở rộng nhà xưởng… + Mặt khác thông qua tín dụng còn có thể đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán, có thể thanh toán không phân biệt không gian và thời gian làm cho hàng hóa dịch chuyển từ nơi này đến nơi khác, dẫn đ ến kích thích quá trình l ưư thông hàng hóa phát triển. - Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ và giá cả: Tín dụng giúp vận chuyển tiền tệ từ nơi thừa sang n ơi thi ếu t ạo ra dịch vụ dẫn đến tiền tệ trong nền kinh tế vừa phải không gây ra lạm phát. Điều này làm cho các nhà đ ầu t ư s ẽ b ỏ ti ền vào đầu tư cho nền kinh tế làm kích thích hàng hóa phát triển về chủng loại, mẫu mã, chất lượng, dịch vụ chăm sóc… làm cho nền kinh tế ổn định về giá cả. - Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn, việc làm, ổn định trật tư xã hội: Tín dụng giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp có đủ nguồn vốn kịp thời cho quá trình sản xuất kinh doanh, đ ầu tư mở r ộng, đ ầu t ư mới, dẫn đ ến việc tuyển thêm lao động trong nền kinh tế, làm dịch chuyển lao động từ khu vực này sang khu vực khác. Từ đó góp ph ần ổn định đời sống cho người lao động, giảm tệ nạn xã hội, kích thích nhu cầu tiêu dùng của người dân… - Tín dụng góp phần tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội: Ngân hàng huy động tất cả các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội vào nguồn quỹ của Ngân hàng. Điều này làm cho lượng tiền mặt ngoài lưu thông giảm. Bên cạnh đó một khối lượng lớn tiền cho vay qua các tổ chức kinh tế, các cá nhân thể hiện thông qua tài khoản, làm cho lượng tiền trong lưu thông giảm giúp tiết kiệm chi phí lưu thông cho xã hội. Các loại tín dụng Tín dụng thương mại Khái niệm tín dụng thương mại Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa. Đây là quan hệ tín dụng giữa các nhà sản xuất - kinh doanh được thực hiện dưới hình thức mua bán, bán chịu hàng hóa. Hành vi mua bán chịu hàng hóa được xem là hình thức tín dụng - người bán chuyển giao cho người mua quyền sử dụng vốn tạm thời trong một thời gian nhất định, và khi đến thời hạn đã được thỏa thuận, người mua phải hoàn lại vốn cho người bán dưới hình thức tiền tệ và cả phần lãi cho người bán chịu. Đặc điểm của tín dụng thương mại Tín dụng thương mại vốn cho vay dưới dạng hàng hóa hay một bộ phận của vốn sản xuất chuẩn bị chuyển hóa  thành tiền, chưa phải là tiền nhàn rỗi.
  2. Người cho vay (chủ nợ) và người đi vay (con nợ) đều là những doanh nghiệp trực tiếp tham gia vào quá trình sản  xuất và lưu thông hàng hóa. Khối lượng tín dụng lớn hay nhỏ phụ thuộc vào tổng giá trị của khối lượng hàng hóa được đưa ra mua bán chịu.  Công cụ lưu thông của tín dụng thương mại Thương phiếu Cơ sở pháp lý xác định quan hệ nợ nần của tín dụng thương mại là giấy nhận nợ, được gọi là kỳ phiếu thương mại hay gọi tắt là thương phiếu. Thương phiếu là chứng chỉ có giá ghi nhận yêu cầu thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định trong một thời gian nhất định. Đặc điểm của thương phiếu Thương phiếu mang tính trừu tượng;  Thương phiếu mang tính bắt buộc;  Thương phiếu mang tính lưu thông.  Phân loại thương phiếu Dựa trên cơ sở người lập: Thương phiếu do người mua chịu lập ra gọi là lệnh phiếu;  Thương phiếu do người bán chịu lập ra gọi là hối phiếu.  Dựa trên phương thức ký chuyển nhượng: Thương phiếu vô danh;  Thương phiếu đích danh;  Thương phiếu ký danh.  Ưu, nhược điểm của tín dụng thương mại Ưu điểm của tín dụng thương mại Tín dụng thương mại góp phần đẩy nhanh quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa, làm cho chu kỳ sản xuất rút  ngắn lại; Tín dụng thương mại tham gia vào quá trình điều tiết vốn giữa các doanh nghiệp một cách trực tiếp mà không  thông qua bất kỳ cơ quan trung gian nào; Tín dụng thương mại góp phần làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, làm giảm chi phí lưu thông xã hội.  Nhược điểm của tín dụng thương mại Về quy mô: lượng giá trị cho vay bị hạn chế;  Về thời gian: ngắn thường là dưới 1 năm;  Về phạm vi: chỉ đầu tư một chiều, không có quan hệ cho vay ngược lại.  Tín dụng ngân hàng Khái niệm tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng phát sinh giữa các ngân hàng, các tổ chức tín dụng với các đối tác kinh tế - tài chính của toàn xã hội, bao gồm doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng Huy động vốn và cho vay vốn đều thực hiện dưới hình thức tiền tệ;  Ngân hàng đóng vai trò trung gian trong quá trình huy động vốn và cho vay; 
  3. Quá trình vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng không hoàn toàn phù hợp với quy mô phát triển sản xuất  và lưu thông hàng hóa; Tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình tập trung và điều hòa vốn giữa các chủ thể trong nền kinh tế.  Công cụ lưu thông của tín dụng ngân hàng Công cụ lưu thông của tín dụng ngân hàng là kỳ phiếu ngân hàng; là một loại chứng từ có giá của ngân hàng hay  là một giấy nhận nợ của ngân hàng phát hành cho các pháp nhân và thể nhân, nó được lưu hành không thời hạn trên thị trường. Kỳ phiếu ngân hàng do ngân hàng phát hành dựa trên quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với doanh nghiệp, cư dân và  nhà nước. Nó được ra đời trên hai cơ sở bảo đảm bằng vàng và tín dụng. Kỳ phiếu ngân hàng còn được gọi là giấy bạc ngân hàng và trở thành tiền tệ. Ưu, nhược điểm của tín dụng ngân hàng Ưu điểm của tín dụng ngân hàng Thời hạn cho vay linh hoạt - ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đáp ứng mọi nhu cầu vay vốn của khách hàng;  Về khối lượng tín dụng lớn;  Về phạm vi được mở rộng với mọi ngành, mọi lĩnh vực.  Nhược điểm của tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng có độ rủi ro cao - gắn liền với chính ưu điểm do việc ngân hàng có thể cho vay số tiền lớn  hơn nhiều so với số vốn tự có, hoặc có sự chuyển đổi thời hạn và phạm vi tín dụng rộng. Tín dụng nhà nước Khái niệm tín dụng nhà nước Tín dụng nhà nước là quan hệ tín dụng giữa nhà nước với doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội và các cá nhân. Tín dụng nhà nước xuất hiện nhằm thỏa mãn những nhu cầu chi tiêu của ngân sách nhà nước trong điều kiện nguồn thu không đủ để đáp ứng; nó còn là công cụ để nhà nước hỗ trợ cho các ngành kinh tế yếu kém, ngành mũi nhọn và khu vực kinh tế kém phát triển, và là công cụ quan trọng để nhà nước quản lý, điều hành vĩ mô. Đặc điểm của tín dụng nhà nước Chủ thể là nhà nước, các pháp nhân và thể nhân;  Hình thức đa dạng, phong phú;  Tín dụng nhà nước chủ yếu là loại hình trực tiếp, không thông qua tổ chức trung gian.  Công cụ lưu thông của tín dụng nhà nước Khi nhà nước vay Tín phiếu kho bạc;  Trái phiếu kho bạc;  Trái phiếu đầu tư:  Trái phiếu huy động vốn cho từng công trình;  Trái phiếu huy động vốn cho Quỹ hỗ trợ phát triển;  Công trái;  Trái phiếu chính phủ quốc tế.  Khi nhà nước cho vay Cho vay đầu tư;  Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư; 
  4. Bảo lãnh tín dụng.  Ưu, nhược điểm của tín dụng nhà nước Ưu điểm của tín dụng nhà nước Duy trì hoạt động thường ngày của nhà nước;  Góp phần xây dựng cơ sở vật chất hiện đại;  Góp phần vào nghĩa vụ quốc tế, vì quan hệ ngày càng phát triển, đôi khi nhà nước không thể từ chối nghĩa vụ cho  vay đối với nước ngoài; Tạo điều kiện phát triển tín dụng ngân hàng.  Nhược điểm của tín dụng nhà nước Rủi ro là vỡ nợ của nhà nước, do tính toán kỹ nhu cầu vay và sử dụng vốn vay không hiệu quả;  Khó khăn trong việc huy động vốn, khi thị trường chứng khoán chưa thực sự phát triển.  Tín dụng tiêu dùng Khái niệm tín dụng tiêu dùng Tín dụng tiêu dùng là quan hệ tín dụng giữa dân cư với doanh nghiệp, ngân hàng và các công ty cho thuê tài chính. Đặc điểm của tín dụng tiêu dùng Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho dân cư;  Hình thức là hàng hóa hoặc tiền tệ;  Dân cư là người vay; ngân hàng, công ty cho thuê tài chính, doanh nghiệp là người cho vay.  Công cụ lưu thông của tín dụng tiêu dùng Ngân hàng cấp tín dụng tiêu dùng bằng tiền;  Doanh nghiệp cho vay dưới hình thức bán chịu, trả góp;  Công ty cho thuê tài chính cho vay dưới dạng cho thuê tài sản.  Ưu, nhược điểm của tín dụng tiêu dùng Ưu điểm của tín dụng tiêu dùng Thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, nhất là hàng hóa ứ đọng;  Góp phần nâng cao, cải thiện đời sống dân cư, cho phép sử dụng trước khả năng mua.  Nhược điểm của tín dụng tiêu dùng Khối lượng tín dụng bị hạn chế;  Hình thức tín dụng bị hạn chế.  Tín dụng thuê mua Khái niệm của tín dụng thuê mua Tín dụng thuê mua là quan hệ phát sinh giữa các công ty cho thuê tài chính với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân dưới hình thức cho thuê tài chính. Đặc điểm của tín dụng thuê mua Đối tượng là tài sản;  Chủ thể là công ty cho thuê tài chính (người cho thuê), và doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân (người đi thuê). 
  5. Công cụ lưu thông của tín dụng thuê mua Công cụ lưu thông của tín dụng thuê mua là các hợp đồng thuê mua giữa công ty cho thuê tài chính và bên đi thuê. Hình thức của tín dụng thuê mua Thuê mua tài trợ trực tiếp;  Thuê mua liên kết;  Thuê mua bắc cầu;  Bán và tái thuê;  Thuê mua giáp lưng;  Thuê mua trả góp.  Ưu, nhược điểm của tín dụng thuê mua Ưu điểm của tín dụng thuê mua Tạo điều kiện cho doanh nghiệp hiện đại hóa sản xuất, áp dụng công nghệ mới trong khi nguồn vốn chủ sở hữu  còn có hạn. Nhược điểm của tín dụng thuê mua Khối lượng tín dụng hạn hẹp theo công dụng của sản phẩm đi thuê;  Phạm vi tín dụng hạn hẹp theo công dụng của sản phẩm đi thuê.  Tín dụng quốc tế Khái niệm tín dụng quốc tế Tín dụng quốc tế là mối quan hệ giữa các nhà nước, giữa các cơ quan nhà nước với nhau, hoặc với ngân hàng quốc tế và các tổ chức quốc tế, các cá nhân người nước ngoài và giữa các doanh nghiệp của các nước với nhau. Đặc điểm của tín dụng quốc tế Phản ánh mối quan hệ tín dụng giữa các chủ thể kinh tế của một quốc gia với các chủ thể kinh tế của các quốc  gia khác và các tổ chức quốc tế; Đối tượng tín dụng quốc tế là hàng hóa hoặc tiền tệ;  Chủ thể tham gia là chính phủ, cơ quan nhà nước, ngân hàng quốc tế, tổ chức quốc tế, doanh nghiệp và cá nhân.  Ưu, nhược điểm của tín dụng quốc tế Ưu của tín dụng quốc tế Đáp ứng được nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế - xã hội khi mà các nguồn vốn trong nước còn hạn chế.  Nhược điểm của tín dụng quốc tế Tín dụng quốc tế có rủi ro do bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của tỷ giá hối đoái quốc tế.  II Những vấn đề chung về tín dụng trung, dài hạn (tín dụng đầu tư): 1. Khái niệm tín dụng trung, dài hạn: Tín dụng trung, dài hạn là loại hình cấp tín dụng, theo đó Ngân hàng giao cho khách hàng một khoản tiền đ ể s ử dụng vào nhiều mục đích như thực hiện các dự án đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đầu tư vào tài sản cố định… trên nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi với thời hạn cho vay trên 1 năm. • Tín dụng trung hạn là loại hình cho vay có thời hạn trên 12 tháng đến 5 năm. Mục đích của hình thức tín dụng này là cho vay để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đ ổi mới thiết b ị, công nghệ hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi v ốn nhanh.
  6. Trong nông nghiệp chủ yếu cho vay trung hạn để đầu tư vào các đ ối tượng sau: máy cày, máy b ơm n ước, xây d ựng các vườn cây công nghiệp như cà phê, điều… • Tín dụng dài hạn là loại hình cho vay có thời hạn trên 5 năm và thời hạn tối đa có thể lên t ới 20-30 năm, m ột s ố trường hợp cá biệt có thể lên đến 40 năm. Mục đích của hình thức tín dụng này là để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như xây dựng nhà ở, các thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, hoặc xây dựng các xí nghiệp mới. 2. Sự cần thiết và ý nghĩa của tín dụng trung, dài hạn trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước: a) Sự cần thiết: - Trong tình hình hiện nay, nền kinh tế của Việt Nam đang cần rất nhiều nguồn vốn trung, dài hạn từ các thành phần kinh tế khác nhau trong xã hội để thực hiện các dự án đ ầu tư nhằm phát triển đ ất n ước, phục vụ cho quá trình th ực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. - Bên cạnh đó thông qua tín dụng đầu tư còn góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, khuyến khích đa dạng hóa các ngành nghề tạo nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu của xã hội, tiếp thu và áp dụng tiến b ộ khoa học kỹ thu ật vào sản xuất, tăng năng suất lao động… b) Ý nghĩa của tín dụng trung, dài hạn trong nền kinh tế: - Nguồn vốn tín dụng trung, dài hạn chủ yếu là đ ồng vốn vay mượn nên các chủ thể đi vay c ần ph ải s ử d ụng vốn một cách tiết kiệm và hiệu quả để có thể hoàn trả cho chủ thể cho vay. - Đây là hình thức đầu tư linh hoạt, xâm nhập vào nhiều ngành nghề kinh doanh với quy mô lớn, vừa và nhỏ tạo ra nhiều loại hình kinh doanh hàng hóa và dịch vụ làm thỏa mãn nhiều nhu cầu đầu tư, xây dựng cơ bản, đ ổi mới máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ… - Tín dụng trung, dài hạn là ngồn vốn tín dụng lớn và có thời hạn, nó giúp khai thác tri ệt đ ể các ngu ồn v ốn trong nền kinh tế nhằm phục vụ cho các nhu cầu của xã hội, làm cho các nguồn vốn được đầu tư này sử dụng một cách có hiệu quả giúp khai thác các tiềm năng về lao động, đất đai, tài nguyên thiên nhiên của đ ất nước để phát triển và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Mặt khác việc sử dụng nguồn vốn có hiệu quả còn giúp cho Ngân hàng có thể thu hồi đ ược n ợ để trả cho người gởi tiền và tạo nguồn thu cho Ngân hàng nhằm bù đắp chi phí hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Từ lâu, nghiệp vụ truyền thống của các Ngân hàng thương mại là cho vay ngắn hạn, nhưng t ừ những năm 70 tr ở lại đây các Ngân hàng thương mại đã chuyển sang kinh doanh tổng hợp và một trong những nội dung đ ổi mới đó là nâng cao tỷ trọng cho vay trung, dài hạn trong tổng số dư nợ của Ngân hàng. Do vậy, việc mở rộng quy mô nguồn vốn tín dụng đầu tư không những là đòi hỏi khách quan của nền kinh tế mà còn rất bức bách trong điều kiện hiện nay của Việt Nam. 3. Đặc điểm của tín dụng trung, dài hạn: Việc đầu tư tín dụng trung, dài hạn có một số đặc điểm sau đây: - Trong hình thức tín dụng này người cho vay là các Ngân hàng thương mại, các t ổ chức tín dụng trong nước và người đi vay là các cá nhân, các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế trong xã hội…có nhu cầu vay v ốn đ ể đ ầu t ư phát triển sản xuất, phát triển cơ sở hạ tầng…nhằm phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh. - Cho vay dưới hình thức tiền tệ: Ngân hàng huy động tất cả các nguồn vốn nhàn r ỗi trong n ền kinh t ế và s ử dụng số tiền này để cho vay lại đối với những khách hàng nào có nhu cầu về vốn. - Quá trình phát triển của tín dụng trung, dài hạn của các Ngân hàng phụ thuộc hoàn toàn vào biến đ ộng c ủa thị trường, vào quy mô sản xuất và lưu thông hàng hóa trong xã hội… Nhìn chung nguồn vốn tín dụng trung, dài hạn của Ngân hàng có quy mô lớn và có thời hạn dài nên đây là nhân t ố quan trọng trong quá trình thúc đẩy nền kinh tế phát triển, và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các hình thức cấp tín dụng của các Ngân hàng thương mại hiện nay. 4. Các nguồn vốn để phục vụ cho đầu tư trung, dài hạn: Các Ngân hàng có thể sử dụng các nguồn vốn sau đây để cho khách hàng có nhu cầu vay: - Nguồn vốn huy động có kỳ hạn ổn định từ một năm trở lên. - Phát hành trái phiếu Ngân hàng (còn gọi là vay ở trong nước). - Vốn vay Ngân hàng nước ngoài (vay ngoài nước). - Một phần nguồn vốn tự có và quỹ dự trữ của Ngân hàng. - Vốn tài trợ ủy thác của Nhà nước và các tổ chức quốc tế. - Một phần nguồn vốn ngắn hạn được phép sử dụng để cho vay trung, dài hạn theo t ỷ l ệ cho phép c ủa Ngân hàng Nhà nước. III.Quy định pháp lý về tín dụng trung dài hạn tài trợ cho đầu tư: 1. Nguyên tắc cho vay: • Tín dụng đầu tư phải bám sát phương hướng mục tiêu của kế hoạch nhà nước và phải có hiệu quả: Mục đích của tín dụng trung dài hạn là để tăng cường nguồn vốn, mở rộng việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, làm thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, giải quyết việc làm cho nhiều lao đ ộng nhàn r ỗi t ại đ ịa phương… Trong tình hình và điều kiện phát triển có nhiều biến động như hiện nay cần phải có sự quản lý, đi ều ti ết của Nhà n ước thì nền kinh tế mới có thể vận động theo cơ chế thị trường.
  7. Việc thực hiện nguyên tắc có hiệu quả có ý nghĩa rất quan trọng không những cho sự phát triển của xã hội mà còn cho cả sự phát triển của Ngân hàng trong tương lai không xa. • Phải sử dụng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả: Sử dụng vốn vay đúng mục đích để đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng, vì các phương án kinh doanh đã được ngân hàng thẩm định trước khi cho vay về tính hiệu quả, khả thi của dự án. • Phải hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng hạn, vì nguồn vốn của ngân hàng phần lớn là vốn huy đ ộng nên ngân hàng còn phải trả lãi và vốn gốc cho khách hàng gởi tiền, nếu khách hàng đi vay tr ả g ốc và lãi không đúng hạn sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng và uy tín của khách hàng đối với ngân hàng. • Tránh rủi ro, đảm bảo khả năng thanh toán: - Ngân hàng nên cho vay vào nhiều công trình khác nhau ở nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau, như thế sẽ phân tán được rủi ro trong tín dụng. - Ngân hàng nên đầu tư vào các công trình thực hiện đúng tiến độ kế hoạch, phat huy đ ược năng l ực s ản xu ất theo thiết kế nhằm tạo ra hiệu quả kinh tế và đảm bảo khả năng thanh tóan của các công trình. - Ngân hàng nên đầu tư vào các công trình dự án có tính khả thi cao, có hiệu quả kinh tế, thời gian hoàn vốn nhanh. - Phải phân tích được tình hình thực tế đối với các dự án công trình trong thời gian cho vay. 2. Điều kiện cho vay trung dài hạn: Ngân hàng xem xét quyết định cho vay khi khách hàng có đủ 05 điều kiện sau: - Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết. - Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. - Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ trung dài hạn khả thi và có hi ệu qu ả ho ặc có d ự án đ ầu t ư, phương án phục vụ đời sống trung dài hạn khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật. - Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Thống đ ốc Ngân hàng Nhà nước. a. Thể loại và thời gian cho vay trung dài hạn: - Cho vay trung hạn là khoản vay trên 12 tháng đến 60 tháng. - Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn trên 60 tháng. - Thời hạn cho vay cụ thể được xác định phù hợp với thời hạn thu hồi vốn của dự án đ ầu t ư, khả năng tr ả n ợ c ủa khách hàng và tính chất nguồn vốn cho vay của Ngân hàng. - Đối với Pháp nhân thời hạn cho vay không vượt thời gian hoạt đ ộng còn lại theo quyết đ ịnh thành l ập ho ặc gi ấy phép đăng ký kinh doanh. - Đối với cá nhân nước ngoài không vượt thời gian được phép sinh sống, hoạt động tại Việt Nam. b. Đối tượng cho vay trung, dài hạn: - Đối tượng cho vay trung, dài hạn là các công trình, hạn mục công trình nhằm thực hiện các dự án đ ầu t ư phát tri ển s ản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống nhanh chóng phát huy tác dụng đảm bảo thu hồi vốn nhanh. - Các đối tượng cho vay trên được ưu tiên thứ tự nhất định trên cơ sở mục tiêu phát triển kinh t ế xã hội đó là: theo ngành kinh tế, theo yêu cầu mở rộng và phát triển thị trường, theo tính chất đầu tư, theo khả năng thu hút lao động… - Những nhu cầu vốn không được cho vay: Tổ chức tín dụng không được cho vay các nhu cầu vốn sau: • Để mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi. • Để thanh tóan các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm. • Để đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch mà pháp luật cấm. c. Mức cho vay trung, dài hạn: Tổ chức tín dụng căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng, quy định của Chính phủ tại Nghị đ ịnh 103/2006/NĐ_CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về đảm bảo tiền vay của tổ chức tín dụng. - Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không đ ược vượt quá 15% vốn t ự có của Ngân hàng cho vay, tr ừ trường hợp đối với những khoản vay từ các nguồn vốn ủy thác của Chính phủ, của các t ổ chức, cá nhân. Tr ường hợp khách hàng vay vượt 15% vốn tự có của Ngân hàng cho vay thì phải thực hiện cho vay hợp vốn. - Tổng dư nợ các đối tượng hạn chế cho vay không được vượt 5% vốn tự có của Ngân hàng. • Mức cho vay được tính toán dựa trên các cơ sở sau: Nhu cầu vay = Tổng dự toán chi phí - Vốn tự có tham gia Mức vốn tự có tối thiểu tham gia dự án: thông thường mức vốn tự có tham gia tỷ lệ t ối thiểu 20% nhu cầu dự án vay vốn (đối với tài sản hình thành từ vốn vay thì mức vốn tự có tham gia tối thiểu 15% dự án). Gía trị đảm bảo tiền vay = Giá trị tài sản đảm bảo + Vay không đảm bảo.
  8.  Nếu nhu cầu vay của dự án > giá trị đảm bảo tiền vay thì mức cho vay tối đa là giá trị đảm bảo tiền vay.  Nếu nhu cầu vay vốn < giá trị đảm bảo tiền vay thì mức cho vay tối đa là nhu cầu vay vốn. d. Lãi suất cho vay: - Mức lãi suất cho vay do các tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước về lãi suất cho vay. - Mức lãi suất quá hạn do tổ chức tín dụng ấn định và thỏa thuận với khách hàng nhưng không được vượt 150 % lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay và được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng. Hạn mức tín dụng 1/. Khái niệm : Cho vay theo hạn mức tín dụng là một trong hai phương thức cho vay ngắn hạn áp dụng phổ biến hiện nay tại các ngân hàng thương mại. Điểm cơ bản của loại cho vay này là một hồ sơ xin vay dùng để xin vay cho nhiều món vay. Hạn mức tín dụng được định nghĩa là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một thời gian nhất định mà ngân hàng và khách hàng đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Khác với loại vay thông thường, ngân hàng không xác định kỳ hạn nợ cho từng món vay mà chỉ khống chế theo hạn mức tín dụng, có nghĩa là vào một thời điểm nào đó nếu dư nợ vay của khách hàng lên đến mức tối đa cho phép, thì khi đó ngân hàng sẽ không phát tiền vay cho khách hàng. Đối với loại vay này, một hợp đồng tín dụng được sử dụng cho cả quý. Đến cuối quý, hợp đồng tín dụng sẽ được thanh lý và sang đầu quý sau, khách hàng muốn vay phải nộp bộ hồ sơ xin vay mới. Phạm vi áp dụng : áp dụng cho khách hàng có nhu cầu vay vốn thường xuyên và được ngân hàng tín nhiệm. Thường khi cho vay loại này, ngân hàng không yêu cầu đảm bảo tín dụng. Cho vay theo hạn mức tín dụng có những ưu và nhược điểm sau : Ưu điểm : Thủ tực đơn giản, khách hàng chủ động được nguồn vốn vay, lãi vay trả cho ngân hàng thấp. Nhược điểm : Ngân hàng dễ bị ứ đọng vốn kinh doanh, thu nhập lãi cho vay thấp. 2/. Cách xác định hạn mức tín dụng : Cho vay ngắn hạn thực chất là loại cho vay bổ sung nguồn vốn đầu tưvào tài sản lưu động. Do vậy, xác định hạn mức vốn lưu động phải căn cứ vào nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp và trên cơ sở khai thác hết các nguồn vốn phi ngân hàng khác. Có như vậy mới xác định đúng và hợp lý nhu cầu vốn vay, tránh tình trạng cho vay quá mức cần thiết làm tổn hại đến khả năng thu hồi nợ. Mặc khác, không vì thế mà xác định quá khắt khe không đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho doanh nghiệp. Căn cứ để xác định hạn mức tín dụng là kế hoạch tài chính của doanh nghiệp, trong đó dự báo chi tiết về tài sảnvà nguồn vốn. Các khoản mục trong bảng kế hoạch tài chính có thể liệt kê ở bảng dưới đây : Tài sản Nợ và vốn chủ sở hữu Tài sản lưu động Nợ phải trả . Tiền mặt và tiền gửi ngân hàng . Nợ ngắn hạn . Chứng khoán ngắn hạn Phải trả người bán . Khoản phải thu Phải trả công nhân viên . Hàng tồn kho Phải trả khác . Tài sản lưu động khác. Vay ngắn hạn ngân hàng Tài sản cố định . Nợ dài hạn Đầu tư tài chính dài hạn Vốn chủ sở hữu Tổng cộng tài sản Tổng cộng nợ và vốn chủ sở hữu Dựa vào kế hoạch tài chính nhận từ khách hàng nhân viên tín dụng sẽ tiến hành xác định hạn mức tín dụng theo từng bước như sau :
  9. Bước 1 : Xác định và thẩm định tính chất hợp lý của tổng tài sản. Bước 2 : Xác định và thẩm định tính chất hợp lý của nguồn vốn. Bước 3 : Xác định hạn mức tín dụng theo công thức sau : Hạn mức tín dụng = Nhu cầu vốn lưu động - vốn chủ sở hữu tham gia. Trong đó : Nhu cầu vốn lưu động = giá trị tài sản lưu động - nợ ngắn hạn phi ngân hàng (1) - Nợ dài hạn có thể sử dụng (2) (1) gồm : Phải trả người bán, Phải trả công viên, Phải trả khác (2) Chính là giá trị tài sản lưu động do nguồn dài hạn tài trợ.
nguon tai.lieu . vn