Xem mẫu

  1. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM NGỮ VĂN 12 VẤN ĐỀ 1 : KIẾN THỨC LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM A. KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX I. VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 - 1975 1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội Văn học Việt Nam giai đoạn này tồn tại và phát triển trong một hoàn c ảnh l ịch sử đặc biệt: Chiến tranh ác liệt kéo dài 30 năm; mi ền B ắc xây d ựng cu ộc s ống mới; giao lưu văn hoá bị hạn chế. Nền văn học vận động và phát tri ển d ưới sự lãnh đạo của Đảng. 2. Các chặng đường phát triển và thành tựu chủ yếu 2.1. Chặng đường 1945 - 1954 Ca ngợi Tổ quốc và quần chúng nhân dân.Văn học gắn bó sâu sắc v ới cu ộc kháng chiến. - Truyện ngắn và ký mở đầu cho văn xuôi kháng chi ến ch ống th ực dân Pháp: Một lần đến thủ đô của Trần Đăng, Đôi mắt của Nam Cao, Làng của Kim Lân… Từ năm 1950 truyện và kí xuất hiện khá dày dặn, đạt giải thưởng: Vùng mỏ của Võ Huy Tâm, Truyện Tây Bắc của Tô Hoài… - Thơ đạt thành tựu xuất sắc: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh, Tây Tiến của Quang Dũng, Việt Bắc của Tố Hữu… - Kịch phản ánh hiện thực cách mạng và kháng chiến. Lý lu ận, nghiên c ứu, phê bình văn học chưa phát triển nhưng cũng có một số sự kiện và tác ph ẩm có ý nghĩa. 2.2. Chặng đường 1955 - 1964 Ngợi ca công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, tình cảm sâu nặng với miền Nam. - Văn xuôi mở rộng đề tài. Đề tài kháng chiến đào sâu: Sống mãi với thủ đô (Nguyễn Huy Tưởng),…Hiện thực trước cách mạng tháng tám được khám phá với cái nhìn mới: Vợ nhặt (Kim Lân). Nhiều tác phẩm viết về sự đổi đời, về khát vọng hạnh phúc của con người: Mùa lạc (Nguyễn Khải), Sông Đà của Nguyễn Tuân. - Thơ phát triển mạnh mẽ: Gió lộng của Tố Hữu, Ánh sáng và phù sa của Chế Lan Viên, Đất nở hoa và Bài thơ cuộc đời của Huy Cận. - Kịch chưa thực sự phát triển. 2.3. Chặng đường 1965 - 1975 Ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của dân t ộc. - Văn xuôi phát triển mạnh: Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi, Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu. - Thơ đạt thành tựu xuất sắc: Ra trận, Máu và hoa (Tố Hữu), Hoa ngày thường, Chim báo bão (Chế Lan Viên), Mặt đường khát vọng (Nguyễn Khoa Điềm). - Kịch và nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học có nhi ều thành t ựu đáng ghi nhận. 3. Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975
  2. 3.1. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh của đất nước. Văn học là vũ khí phục vụ sự nghiệp cách mạng. Quá trình vận đ ộng phát tri ển của nền văn học mới ăn nhịp với từng chặng đường lịch sử của lịch sử dân t ộc, theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nước. Văn học giai đoạn này nh ư m ột tấm gương phản chiếu những vấn đề lớn lao, trọng đại của đất n ước và cách mạng. 3.2. Nền văn học hướng về đại chúng Quần chúng nhân dân là đối tượng phản ánh, đối t ượng ph ục vụ của văn h ọc. Họ được quan tâm, trở thành những hình tượng đẹp 3.3. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn Khuynh hướng sử thi: Phản ánh những sự kiện có ý nghĩa lịch sử, liên quan đến vận mệnh dân tộc. Con người đại diện cho giai cấp, cho dân tộc v ới nh ững phẩm chất cao cả, kết tinh vẻ đẹp của cộng đồng. Cảm hứng lãng mạn: ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc. 4. Những thành tựu và hạn chế của văn học Việt Nam giai đo ạn 1945 - 1975 - Thành tựu: thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử; phát huy những truyền th ống tư tưởng lớn của dân tộc (yêu nước, nhân đạo, chủ nghĩa anh hùng); phát tri ển cân đối, toàn diện về mặt thể loại, có những tác phẩm mang tầm vóc thời đ ại. - Hạn chế: giản đơn, phiến diện, công thức…. II. VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ SAU 1975 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX 1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội: Đất nước được hoà bình. Công cuộc đổi mới đất nước từ sau năm 1986 đã thúc đẩy nền văn học đổi mới phù hợp với nguyện vọng nhà văn và người đọc cũng như quy luật phát triển khách quan của nền văn h ọc . 2. Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu: - Hai cuộc chiến tranh kết thúc, văn học của cái ta cộng đồng bắt đầu chuyển về cái tôi muôn thuở. - Ý thức về sự đổi mới, sáng tạo trong bối cảnh mới của đời sống. Văn h ọc vận động theo khuynh hướng dân chủ hoá, mang tính nhân bản sâu s ắc. - Thơ có sự đổi mới đáng chú ý: Tự hát (Xuân Quỳnh), Người đàn bà ngồi đan (Ý Nhi), Ánh trăng (Nguyễn Duy). Trường ca là thành tựu nổi bật của th ơ ca giai đoạn này: Đường tới thành phố (Hữu Thỉnh), Những người đi tới biển (Thanh Thảo)… - Văn xuôi có nhiều khởi sắc: Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng), Thời xa vắng (Lê Lựu), Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu).... - Kịch phát triển mạnh mẽ. Lý luận, nghiên cứu, phê bình văn h ọc cũng có s ự đổi mới. B. TÁC GIẢ TIÊU BIỂU I. TỐ HỮU 1. Tố Hữu (1920 - 2002) xuất thân trong một gia đình nhà Nho t ại Thừa Thiên - Huế; sớm giác ngộ lý tưởng cách mạng. Đây là những yếu tố quan tr ọng góp phần hình thành và nuôi dưỡng hồn thơ Tố Hữu.
  3. 2. Sự nghiệp sáng tác - Từ ấy (1937 - 1946): Gồm 3 phần: Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng. Từ ấy ghi lại chặng đường đấu tranh đầy gian khổ mà anh dũng của ng ười chi ến sĩ tr ẻ tuổi và cả niềm vui lớn lao khi cách mạng thành công, đất n ước đ ược đ ộc lập. Tác phẩm: Từ ấy, Nhớ đồng, Huế tháng 8… - Việt Bắc (1946 - 1954): Là bản anh hùng ca về cuộc kháng chi ến ch ống Pháp, phản ánh chặng đường kháng chiến gian lao nhưng hào hùng c ủa dân t ộc; Ca ngợi vẻ đẹp nhân dân, đất nước. Tác phẩm: Việt Bắc, Lên Tây Bắc, Lượm… - Gió lộng (1955 - 1961): Thể hiện niềm vui, niềm tin vào cuộc sống mới: XHCN ở miền Bắc; niềm tự hào về quá khứ; tình cảm sâu nặng đối với miền Nam. Tác phẩm: Mẹ Tơm, Tiếng chổi tre, 30 năm đời ta có Đảng… - Ra trận (1962 - 1971): Phản ánh không khí hào hùng cả nước chống Mỹ; bản anh hùng ca về nhân dân miền Nam; tự hào về con ng ười Vi ệt Nam. Tác ph ẩm: Chào xuân 67; Bài ca xuân 68; Lá thư Bến Tre… - Máu và hoa (1972 - 1977): Tổng kết cuộc kháng chiến và niềm vui chiến thắng bằng cảm hứng lãng mạn anh hùng. Tác phẩm: Vui thế hôm nay; Với Đảng mùa xuân, Nước non ngàn dặm… - Một tiếng đờn (1992); Ta với ta (1999): Thay đổi cảm hứng và bút pháp nhưng vẫn sâu nặng tình c ảm đ ối v ới Đảng, nhân dân, đất nước. Tác phẩm: Chân trời mới… 3. Phong cách nghệ thuật 3.1. Thơ trữ tình chính trị: Thể hiện những tình cảm lớn, ân tình đối với nhân dân, đ ất n ước. 3.2. Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn: Cái tôi trữ tình là cái tôi công dân, cái tôi nhân danh c ộng đ ồng dân t ộc. Nhân vật trữ tình đại diện cho phẩm chất dân tộc, giai cấp. Cảm h ứng ch ủ đạo trong thơ là cảm hứng lãng mạn: say mê lý tưởng, tin tưởng vào t ương lai đ ất n ước. 3.3. Thơ Tố Hữu có giọng tâm tình ngọt ngào: Xuất phát từ quan niệm thơ là tiếng nói đồng ý, đồng chí, đồng tình và ảnh hưởng giọng Huế… 3.4. Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc: Về nội dung: Phản ánh đậm nét hình ảnh con người, T ổ qu ốc Vi ệt Nam. Về nghệ thuật: Sử dụng đa dạng các thể thơ dân tộc (thơ lục bát…) . Về ngôn ngữ: Sử dụng từ ngữ và lối nói quen thuộc của dân t ộc, phối âm tr ầm bổng nhịp nhàng nên dễ thuộc; phát huy tính nhạc Ti ếng Vi ệt. Tố Hữu là một hồn thơ cách mạng sôi nổi, mãnh liệt; một nhà thơ của l ẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn, của lòng thương mến, ân tình thu ỷ chung. II. HỒ CHÍ MINH 1. Tiểu sử - Hồ Chí Minh (1890-1969), gắn bó trọn đời với dân, với nước, với sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam và phong trào cách mạng thế gi ới, là lãnh t ụ cách mạng vĩ đại. 2. Sự nghiệp sáng tác phong phú, đa dạng về thể loại 2.1. Văn chính luận: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Tuyên ngôn Độc lập (1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946)…
  4. 2.2. Truyện và kí: Pa-ris (1922), Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Vi hành (1923)... 2.3. Thơ ca: Nhật kí trong tù, thơ Hồ Chí Minh, thơ chữ Hán Hồ Chí Minh. 3. Quan điểm sáng tác 3.1. Hồ Chí Minh xem văn nghệ là một hoạt động tinh thần phong phú, phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. 3.2. Người quan niệm văn chương phải có tính chân thật và tính dân tộc (Tránh lối viết cầu kì, xa lạ, hướng tới đối tượng là quần chúng nhân dân) 3.3. Khi cầm bút, Người xác định rõ: mục đích viết (viết để làm gì?), đối tượng viết (viết cho ai?), nội dung viết (viết cái gì? ), hình thức viết (viết như thế nào?). 4. Phong cách nghệ thuật Độc đáo, đa dạng, mỗi thể loại có phong cách riêng, hấp d ẫn: - Văn chính luận: thường ngắn gọn, tư duy sắc sảo, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng đầy sức thuyết phục, giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp, giàu cảm xúc hình ảnh, giọng văn đa dạng khi hùng h ồn đanh thép, khi ôn tồn lặng lẽ thấu lí đạt tình. - Truyện và kí rất hiện đại, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng vừa sắc bén, thâm thúy của phương Đông, vừa hài h ước, hóm h ỉnh c ủa phương Tây. - Thơ ca: + Những bài thơ nhằm mục đích tuyên truyền cách mạng th ường đ ược vi ết bằng hình thức bài ca, lời lẽ giản dị, mộc mạc, dễ nhớ, mang màu sắc dân gian hiện đại, dễ thuộc, dễ nhớ. + Những bài thơ nghệ thuật mang tính cổ thi, hàm súc, kết h ợp hài hòa gi ữa màu sắc cổ điển với bút pháp hiện đại, chất trữ tình và chiến đấu. VẤN ĐỀ 2 : ĐỌC HIỂU THƠ VIỆT NAM 1945 – 1975 A. CƠ SỞ TIẾP CẬN - Cuộc sống kháng chiến tạo nên nguồn cảm xúc dồi dào, th ơ ca giai đo ạn này đạt nhiều thành tựu xuất sắc. - Đội ngũ sáng tác đông đảo và nhiệt tình cách m ạng. - Đọc thơ giai đoạn 1945 - 1975 cần có quan điểm lịch sử và h ướng ti ếp cận phù hợp: + Tạo không khí và tâm lí thời đại (có chiến tranh, đi ều ki ện không bình thường…) +Thấy được sự vận động và thành tựu các chặng đường phát triển (tác ph ẩm, tác giả tiêu biểu…) + Xác định cảm hứng, khuynh hướng văn học thời kì này; thành t ựu và h ạn ch ế nhất định (không nên cường điệu hoá hoặc phủ nhận…) + Nắm đặc điểm cơ bản: thơ thể hiện cảm xúc trử tình hướng ngoại; thơ là vũ khí đấu tranh; chủ yếu hướng tới quần chúng; tiếp nối hình thức th ơ truy ền thống; có xu hướng mở rộng dung lượng (trường ca)… B. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN I. TÂY TIẾN CỦA QUANG DŨNG 1. Nhà thơ Quang Dũng
  5. Quang Dũng (1921 - 1988) là một nhà thơ đa tài. Hồn thơ phóng khoáng, đậm chất trữ tình lãng mạn; giàu chất nhạc, chất họa…Năm 2001, ông được t ặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Tác phẩm tiêu biểu: Rừng biển quê hương (1957); Rừng về xuôi (1968); Mây đầu ô (1986) 2. Bài thơ Tây Tiến 2.1. Hoàn cảnh ra đời: Tây Tiến là một đơn vị quân đội thành lập đầu năm 1947, ho ạt đ ộng ở biên gi ới Việt - Lào. Nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên gi ới Vi ệt - Lào. Chi ến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội. Quang Dũng là đ ại đ ội tr ưởng ở đơn vị đó từ đầu năm 1947 đến cuối năm1948 rồi chuyển sang đ ơn v ị khác. Nhớ đơn vị cũ, nhà thơ viết Nhớ Tây Tiến tại Phù Lưu Chanh, sau đó đổi lại là Tây Tiến. 2.2. Nội dung: - Đoạn đầu bài thơ là nỗi “nhớ chơi vơi” của tác giả về thiên nhiên núi rừng Tây Bắc xa xôi hoang vắng, hùng vĩ, dữ dội, khắc nghiệt, bí hi ểm với nh ững con đường đèo dốc: khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút cồn mây, ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống; với những âm thanh của thác, của chúa sơn lâm nh ững bu ổi chiều hoang, những đêm sương lạnh. Người lính trên đường hành quân có lúc mệt mỏi, kiệt sức: Anh bạn dãi dầu không bước nữa/Gục lên súng mũ bỏ quên đời. Tuy nhiên núi rừng Tây Bắc cũng rất thơ mộng, trữ tình: cảnh Pha Luông xa m ờ trong mưa và hinh anh: cơm lên khoi, hương thơm nêp xôi…Đó là những kỉ niêm ̀ ̉ ́ ́ ̣ âm áp không thể nào quên.. ́ Thiên nhiên Tây Băc hoang sơ, hung vi, hinh anh đoan quân trên miên đât la, m ờ ́ ̀ ̃̀ ̉ ̀ ̀ ̣́ ao trong sương khoi tạo net hâp dân, huyên ao, người linh vừa khô ̉ v ừa rât kiêu ̉ ́ ́ ́ ̃ ̀̉ ́ ́ ̀ hung. Đoạn thơ thứ hai là nỗi nhớ về những kỉ niệm đẹp chung vui với bản làng x ứ l ạ, về con người và thiên nhiên thơ mộng miền Tây. Người lính chịu nhi ều gian kh ổ, hi sinh mà tâm hồn vẫn trẻ trung lãng mạn, say mê, đ ắm đu ối trong đêm liên hoan rực rỡ, lung linh với đuốc hoa, cùng nàng e ấp, tình tứ trong man điệu. Bằng bút pháp lãng mạn, tác giả khám phá vẻ đẹp rất đỗi nên thơ của sông nước miền Tây một chiều sương giăng mờ ảo với những bến bờ bạt ngàn hoa lau trắng, với dòng nước lũ hoa đong đưa. Canh vừa thực vừa ao với đường net uyên ̉ ̉ ́ ̉ chuyên, mêm mai gợi ra vẻ đẹp hăt hiu hoang vắng môt buôỉ chiêu Tây B ắc. ̉ ̀ ̣ ́ ̣ ̀ - Đoạn thơ thứ ba là nỗi nhớ của Quang Dũng về đoàn quân Tây Tiến trong v ới nét đẹp bi tráng. Người lính hiện ra nguyên sơ giữa núi r ừng l ẫm li ệt, kiêu hùng với ngoại hình độc đáo không mọc tóc, da xanh màu lá dữ oai hùm, Mắt trừng gửi mộng qua biên giới. Nhưng họ cũng rất hào hoa, lãng mạn: Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
  6. Lí tưởng ra đi không hẹn ngày, quên đời vì nước, chấp nhận hi sinh trong thi ếu thốn: Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh/ Áo bào thay chiếu anh về đất đã bộc lộ cốt cách anh hùng của người chiến binh Tây Tiến. 2.3. Nghệ thuật: Bài thơ được viết chủ yếu bằng cảm hứng bi tráng và bút pháp lãng m ạn; cách sử dụng ngôn từ đặc sắc; kết hợp chất nhạc và chất hoạ độc đáo. II. VIỆT BẮC (TRÍCH) CỦA TỐ HỮU 1. Hoàn cảnh sáng tác Sau chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954), miền Bắc được giải phóng, Trung ương Đảng và chính phủ rời chiến khu VB về thủ đô (10/1954), sự ki ện đó là nguồn cảm xúc để Tố Hữu sáng tác bài thơ này. 2. Nội dung: 2.1. Khung cảnh chia tay 2.2. Những kỉ niệm về Việt Bắc hiện lên trong hoài niệm Tâm trang bao trum phần đầu bài thơ là nôĩ nhớ da diêt, mênh mông. Nh ững k ỉ ̣ ̀ ́ niệm kháng chiến sống lại trong hồi tưởng của nhà thơ qua l ời h ỏi - đáp. Theo đó, Việt Bắc hiện lên với những nét đặc trưng, với t ất cả yêu th ương, g ắn bó, gian nan, nghĩa tình. - Việt Bắc trong trí nhớ của người cán bộ cách mạng từng là chiến khu an toàn. Con người Viêt Băc mộc mạc, nghĩa tình, cần cù, ân tình thuỷ chung hết lòng với ̣ ́ cách mạng trong những ngày kháng chiến gian lao “ miếng cơm chấm muối”, “bát cơm sẻ nửa”, “đậm đà lòng son”. Việt Bắc còn là nơi có những sự kiên, đia ̣ ̣ điêm lich sử khó quên: cây đa Tân Trào, mai đinh Hồng Thái… ̉ ̣ ́̀ - Niêm hoai niêm không chỉ lam sông dây những kỉ niêm sâu năng với con người ̀ ̀ ̣ ̀ ́ ̣ ̣ ̣ thiên nhiên Viêt Băc mà còn với cuôc khang chiên gian lao nhưng hao hung. Thiên ̣ ́ ̣ ́ ́ ̀ ̀ nhiên Viêt Băc ấm áp gợi cam, đep đa dang: lúc sang sớm, trăng khuya, năng ̣ ́ ̉ ̣ ̣ ́ ́ chiêu, trong các mùa thay đổi (Ta về mình có nhớ ta…/nhớ ai tiếng hát ân tình thủy ̀ chung). Viêt Băc anh hùng trong kháng chiến: ̣ ́ “Những đường Viêt Băc của ta ̣ ́ Đêm đêm rầm rập như là đất rung Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng baïn cuøng muõ nan…” Đoạn thơ là lời đồng vọng thiết tha về chiến khu Vieät Baéc, là khúc hát ân tình của những người kháng chiến. 2.3. Nghệ thuật: Bài thơ đậm đà tính dân tộc, tiêu biểu cho phong cách th ơ c ủa Tố Hữu: thơ luc bát, lối đối đáp, cách xưng hô mình ta, ngôn t ừ m ộc m ạc, giàu sức gợi. … III. ĐẤT NƯỚC (TRÍCH MẶT ĐƯỜNG KHÁT VỌNG) CỦA NGUYỄN KHOA ĐIỀM 1. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm Nguyễn Khoa Điềm sinh 1943 tại tỉnh Thừa Thiên Huế, trong m ột gia đình có truyền thống yêu nước và cách mạng; thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong
  7. những năm kháng chiến chống Mĩ. Thơ Nguyễn Khoa Điềm giàu chất suy t ư, xúc cảm dồn nén, mang màu sắc trữ tình chính luận. Tác phẩm chính: Đất ngoại ô (thơ, 1972); Mặt đường khát vọng (trường ca,1974), Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (thơ, 1986)… 2. Đất nước 2.1. Hoàn cảnh sáng tác - Mặt đường khát vọng là tập trường ca hùng tráng thiết tha được Nguyễn Khoa Điềm hoàn thành ở chiến khu Trị - Thiên năm 1971 - Khái quát quá trình thức tỉnh của tuổi trẻ các đô th ị vùng t ạm chi ếm mi ền Nam. Họ nhận thức rõ bộ mặt xâm lược của đế quốc Mĩ, luôn hướng về nhân dân, đất nước; ý thức trách nhiệm của thế hệ mình nên đứng dậy đấu tranh cùng dân tộc. - Đoạn trích Đất nước thuộc phần đầu của Chương V trường ca Mặt đường khát vọng. 2.2. Nội dung Đoạn trích là sự cảm nhận đất nước toàn vẹn, có chiều sâu văn hoá trên các phương diện cội nguồn, lịch sử, địa lí, thời gian, không gian… 2.2.1. Phần đầu đoạn trích chủ yếu thể hiện những cảm nhận riêng của nhà thơ về đất nước: - Tác giả chọn cách thể hiện tự nhiên và bình dị về cội nguồn Đất nước: Khi ta lớn lên Đất nước đã có rồi”. Đất nước có trong những câu chuyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích “ngày xửa, ngày xưa mẹ thường hay kể”. Đất nước tồn tại trong những thuần phong mỹ tục (ăn trầu); sinh tồn bởi nhân dân biết trồng tre đánh giặc. Đất nước hình thành trong tình nghĩa thuỷ chung của cha mẹ: thương nhau bằng gừng cay muối mặn. Đất nước hiển hiện trong từng ngôi nhà, từng cái kèo, cái cột và trong cả cuộc sống lao động vất vả của người dân một nắng hai sương để làm ra hạt gạo. - Đất nước được cảm nhận và suy tư mới mẻ mang tính cá thể và táo bạo: Đất là nơi anh đến trường/Nước là nơi em tắm… Đất nước là nơi nơi ta hò hẹn…Đất là nơi chim... về núi, Nước là nơi con cá... biển khơi. Đất nước được cảm nhận từ không gian nhỏ hẹp của “anh” và “em đến không gian rộng lớn là rừng bể. Đất nước còn là không gian sinh tồn của cộng đồng, n ơi yêu nhau và sinh con đẻ cái từ thế hệ này sang thế hệ khác. Từ những hình ảnh mang màu sắc dân gian, đất nước trong sự cảm nh ận c ủa nhà thơ thật gần gũi, gắn bó nhưng cũng thật lớn lao và thiêng liêng.
  8. - Đất nước là máu xương của mình. Những từ “phải biết”,“gắn bó”,“san sẻ”,“hoá thân” nhấn mạnh trách nhiệm mỗi người với đất nước, với nhân dân. 2.2.2. Phần sau đoạn thơ tập trung làm rõ tư tưởng đất nước của nhân dân: Nhà thơ quy nạp hàng loạt hiện tượng tự nhiên núi Vọng Phu, hòn Trống Mái... để đưa đến một kết luận khái quát sâu sắc: “Và ở đâu trên khắp ruộng đồng, gò bãi/... Những cuộc đ ời đã hoá núi sông ta”. - Mạch thơ dồn nén cảm xúc trữ tình mang tư tưởng cốt lõi: đất nước là của nhân dân:“Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại/...Đi trả thù mà không sợ dài lâu”. Ca dao thần thoại chính là ngọn nguồn văn hoá của dân tộc, là vẻ đẹp tinh thần của nhân dân - Đất nước không là của các vương triều mà hiện lên nh ư một huyền tho ại c ủa nhân dân, những con người vô danh bình dị, lao đ ộng và đánh gi ặc. Nhân dân là người truyền lại cho đời sau những giá trị văn hoá tinh th ần, vật ch ất. Nhân dân ta là người quí trọng tình nghĩa, thủy chung trong tình yêu. Đây là phát hi ện m ới đầy thú vị của tác giả. Nhà thơ có kiểu định nghĩa riêng về đất n ước. 2.3. Nghệ thuật: Sử dụng chất liệu văn hoá dân gian: ngôn từ, hình ảnh bình dị, dân dã giàu sức gợi; giọng điệu biến đổi linh hoạt; ch ất chính luận quy ện l ẫn chất trữ tình tạo nên sức truyền cảm. IV. SÓNG CỦA XUÂN QUỲNH 1. Nhà thơ Xuân Quỳnh Xuân Quỳnh (1942 - 1988), quê ở Hà Đông (t ỉnh Hà Tây); t ừng là di ễn viên múa. Từ năm 1963, Xuân Quỳnh chuyển sang viết báo, làm thơ.Cuộc đ ời bất hạnh; khao khát, tình yêu hạnh phúc gia đình Thơ có giọng điệu trong trẻo, hồn nhiên, cảm xúc tinh tế, chân thành; giàu yêu thương, nhiều khát vọng. Tác phẩm chính: Hoa dọc chiến hào (1968), Gió Lào cát trắng (1974), Hoa cỏ may (1989) 2. Bài thơ Sóng 2.1. Hoàn cảnh sáng tác: 1. Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ ra đời năm 1967 trong chuyến nhà thơ đến vùng bi ển Diêm Đi ền (Thái Bình), in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968). 2. Nội dung: 2.1. Hình tượng sóng: Mang ý nghĩa ẩn dụ cho tâm hồn người phụ nữ đang yêu 2.2. Phần 1: Sóng và em những nét tương đồng
  9. - Ở hai khổ thơ đầu là hình ảnh sóng quen thuộc nhưng cũng l ạ lùng đ ầy nh ững đối nghịch thất thường: Dữ dội và dịu êm /Ồn ào và lặng lẽ. Nó rất giống tâm trạng người phụ nữ khi yêu. Sóng tìm ra bể cũng là tìm thấy chính mình. Đó cũng là cái nỗi khát vọng muôn đời của tình yêu. - Sóng trong hai khổ thơ tiếp là đối tượng để nhà th ơ g ửi gắm suy t ư v ề tình yêu bí ẩn. Hàng loạt những câu hỏi về ngọn nguồn của sóng, của tình yêu: Từ nơi nào sóng lên?, Gió bắt đầu từ đâu?, Khi nào ta yêu nhau?. Thiên nhiên dù bí ẩn nhưng còn có thể lí giải được... còn tình yêu không “ làm sao cắt nghĩa được”. - Qua hình tượng sóng ở ba khổ tiếp, nỗi nhớ cũng được giãi bày mãnh liệt: sóng vỗ bờ ngày đêm - em nhớ anh khắc khoải mọi thời gian, tràn ngập cả không gian, rất thật: Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức”. Khổ thơ diễn tả nỗi nhớ sâu sắc của một tình yêu chân thành, thuỷ chung, khát khao gắn bó bền lâu. 2.3. Phần 2: Những suy tư lo âu trăn trở trước cuộc đời và khát vọng tình yêu Trong cái hữu hạn của đời người, con người vẫn khao khát tình yêu c ủa mình là vô hạn, bền vững muôn đời. Hai khổ cuối thể hiện niềm khao khát ấy: Làm sao được tan ra…/Để ngàn năm còn vỗ. 3. Nghệ thuật: Thể thơ 5 chữ truyền thống, cách ngắt nhịp gieo vần độc đáo, giàu sức liên tưởng Xây dựng hình tượng ẩn dụ, giọng thơ tha thiết . VẤN ĐỀ 3 : ĐỌC HIỂU THƠ VIỆT NAM SAU 1975 A. CƠ SỞ TIẾP CẬN: - Thơ sau 1975 chưa đạt đỉnh cao nhưng rất đa dạng, nhi ều gi ọng đi ệu, thay đ ổi nhiều so với trước năm 1975 (nội dung, nghệ thuật). - Thơ sau 1975 nhạy bén hoà nhập vào cuộc sống đa chiều phong phú c ủa th ời đại mới; xuất hiện nhiều thế hệ nhà thơ trưởng thành qua hai cu ộc chi ến, sau chiến tranh thế hệ trẻ gần đây. - Thơ xuất hiện nhiều khuynh hướng, chủ yếu hướng nội, tư duy hiện đại, đa chiều. - Tiếp cận thơ sau 1975 cần nắm những thay đổi của hoàn cảnh l ịch s ử (t ừ chiến tranh chuyển sang cuộc sống bình thường) cần áp d ụng l ối đ ọc đ ối tho ại, tranh luận, so sánh, khám phá tác phẩm trên nhi ều bình di ện b ằng cái nhìn đa chiều. B. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA CỦA THANH THẢO 1. Thanh Thảo - Thanh Thảo (1946), trưởng thành trong những năm cu ối c ủa cu ộc kháng chi ến chống Mĩ cứu nước. Luôn trăn trở, thể nghiệm làm mới hình th ức bi ểu đ ạt của thơ. - Thơ có cấu trúc linh động, cảm xúc tự do, phóng khoáng . - Tác phẩm: Những người đi tới biển (trường ca, 1977), Dấu chân qua trảng cỏ (thơ, 1978), Khối vuông ru-bich (thơ, 1985)… 2. Đàn ghi ta của Lor-ca 2.1. Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ lấy cảm hứng từ lời di chúc của Lor-ca cùng cuộc đời bi phẫn của ông, in trong tập Khối vuông ru-bích (1985).
  10. 2.2. Nội dung: - Hình tượng Lor-ca được phác họa bằng những nét vẽ mang d ấu ấn th ơ siêu thực: Đó là người nghệ sĩ cách tân cô đơn đi tìm cái đẹp trong thế gi ới b ạo tàn. Số phận và nghệ thuật của được gợi ra từ tiếng đàn bọt nước, một cái đẹp mong manh dễ tan biến nhưng cũng có khả năng tái tạo mãnh li ệt. Hình ảnh áo choàng đỏ gắt không chỉ gợi nét đặc trưng của đất nước của Lor-ca mà còn nhằm tạo ấn tượng về khung cảnh chính trị thời đó của Tây Ban Nha nh ư một đấu trường: vọng tự do, cách tân nghệ thuật đối đầu với nền chính tr ị đ ộc tài, nền nghệ thuật già nua. - Cái chết của Lor-ca làm tan vỡ khát vọng cách tân. Thanh Thảo tái hiện giây phút bi tráng đó bằng bút pháp tượng trưng: áo choàng bê bết đỏ, tiếng ghi ta nâu, xanh, tròn, ròng ròng máu chảy. - Tiếng đàn là biểu hiện tổng hợp những đóng góp của Lor-ca về lĩnh vực nghệ thuật. Tiếng đàn đã làm Lor-ca bất tử. Với hình ảnh thơ đẹp nhưng buồn Thanh Thảo bày tỏ niềm ngưỡng mộ, xót thương trước một nhà nghệ sĩ lớn : Giọt nước mắt vầng trăng/ Long lanh trong đáy giếng… 2.3. Nghệ thuật: Bài thơ là một tác phẩm trữ tình nhưng có cấu trúc như một tác phẩm âm nh ạc. Dòng thơ li-la li-la li-la kết hợp trực tiếp giữa thơ và nhạc t ạo sự ngân vang mãi về sự bất tử của Lor-ca. Nghệ thuật tượng trưng, siêu thực tạo sự lan tỏa, gợi mở với hình ảnh di ễn đ ạt độc đáo, mới lạ, ấn. Bài thơ rất tiêu biểu cho thơ Việt Nam sau 1975. VẤN ĐỀ 4 : ĐỌC HIỂU TRUYỆN, KÍ VIỆT NAM 1945 - 1975 A. CƠ SỞ TIẾP CẬN: - Văn xuôi phát triển mạnh mẽ về thể loại, độc đáo về bút pháp, phong cách. Truyện ngắn nổi trội hơn cả. - Tiểu thuyết không thuận lợi phát triển trong chi ến tranh. Nh ưng có m ột s ố tác phẩm để lại dấu ấn. - Quan điểm nghệ thuật về con người: con người cộng đồng. - Tiếp cận văn xuôi 1945 - 1975: chú ý đến giọng điệu sử thi, quan đi ểm v ề con người khác với trước đó B. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN I. VỢ NHẶT (TRÍCH) CỦA KIM LÂN 1. Kim Lân - Kim Lân (1920 - 2007), là cây but chuyên viêt truyên ngăn. Những sang tac cua ́ ́ ̣ ́ ́ ́ ̉ Kim Lân thường viêt về nông thôn và người nông dân. Ông có những trang viêt đăc ́ ́ ̣ săc về phong tuc và đời sông lang quê. Dù viêt về phong tuc hay con người, trong ́ ̣ ́ ̀ ́ ̣ tac phâm cua Kim Lân ta vân thây thâp thoang cuôc sông và con người lang quê ́ ̉ ̉ ̃ ́ ́ ́ ̣ ́ ̀ Viêt Nam ngheo khổ nhưng tâm hôn trong sang, lac quan, thât tha. ̣ ̀ ̀ ́ ̣ ̣ ̀ - Tác phẩm: Nên vợ nên chồng (1955), Con chó xấu xí (1962)… 2. Truyện ngắn Vợ nhặt 2.1. Hoàn cảnh sáng tác: Vợ nhặt in trong tập Con chó xấu xí (1962), được viết dựa trên một phần tiểu thuyết Xóm ngụ cư. 2.2. Nội dung 2.2.1. Bối cảnh câu chuyện
  11. Thảm họa nạn đói 1945: người sống bồng bế, dắt díu nhau xanh xám như những bóng ma, người chết như ngả rạ… thây nằm còng queo bên đường, không khí vẩn mùi ẩm thối ... mùi gây của xác người. Xóm ngụ cư trong thảm họa đói như một bãi tha ma. Cái đói đã bộc lộ hết sức mạnh hủy diệt cuộc sống. Con người bị đẩy vào lằn ranh giữa sự sống và cái chết. 2.2.2. Người vợ nhặt Cái đói quay quắt đã ném thị vào đời sống vất vưởng. Đ ời sống vất v ưởng đã biến thị thành một phụ nữ có ngoại hình tàn tạ. Thị đã theo không v ề làm v ợ Tràng. Con người thật của thị thể hiện rõ khi về nhà. Ng ười v ợ nhặt vô danh nhưng không vô nghĩa, bóng dáng của thị không l ộng l ẫy nh ưng g ợi đ ược s ự ấm áp cho một gia đình đang bên lề cái chết. 2. 2.3. Nhân vật Tràng Người lao động nghèo, tốt bụng,..luôn khao khát hạnh phúc và có ý th ức xây dựng hạnh phúc.Buổi sáng đầu tiên khi có vợ, anh nhân thây không gian xung ̣ ́ quanh thay đôi. Trang thay đôỉ suy nghi, ý thức được trach nhiêm với vợ con, ̉ ̀ ̃ ́ ̣ anh dự cam môt tương lai tươi đep cho cuôc đời cua minh “Bông nhiên hăn ̉ ̣ ̣ ̣ ̉ ̀ ̃ ́ thây…tu sửa căn nha”. Những thay đôi lớn trong tâm li, tinh cach cua anh Trang ́ ̀ ̉ ́́ ́ ̉ ̀ là biêu hiên cao nhât cua tinh thân hướng về sự sông quên đi caí chêt đang bua ̉ ̣ ́ ̉ ̀ ́ ́ ̉ vây. 2.2.4. Nhân vật bà cụ Tứ: Bà cụ Tứmột bà mẹ nghèo nhưng giàu lòng nhân ái; đoí khat đa ̃ khiên ng ười ta ́ ́ phai sông, phai ăn thức ăn cua loaì vât (chao cam) nhưng cai đoi không huy diêt ̉ ́ ̉ ̉ ̣ ́ ́ ́ ́ ̉ ̣ được tinh nghia và niêm hi vong cua con người ̀ ̃ ̀ ̣ ̉ Tư tưởng: dù ở bên lề cái đói, cái chết, người ta vẫn khao khát hạnh phúc …v ẫn hi vọng ở tương lai”` 2.3. Những thanh công về nghệ thuât ̀ ̣ ̣̀ ́ ̣ ̣ ́ ̉ ́ ̃ ́ ́́ ́ Tao tinh huông truyên đôc đao; miêu ta, phân tich diên biên tâm li, tinh cach nhân vât tinh tê; cach kể chuyên hâp dân; sử dung ngôn ng ữ m ộc m ạc gi ản d ị ̣ ́ ́ ̣ ́ ̃ ̣ nhưng chắt lọc giàu sức gợi. II. VỢ CHỒNG A PHỦ CỦA TÔ HOÀI 1. Tô Hoài - Tô Hoài (1920) quê Hà Nội, là một trong những nhà văn l ớn c ủa văn h ọc Vi ệt Nam hiện đại. Ông có vốn hiểu biết phong phú sâu sắc về phong t ục, t ập quán nhiều vùng khác nhau của đất nước, Văn ông có lối trần thuật hóm h ỉnh, sinh động của người từng trãi, vốn từ vựng phong phú. Năm 1996 đ ược t ặng Gi ải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. . - Tác phẩm: Dế Mèn phiêu lưu kí (truyện, 1941); Truyện Tây Bắc (tập truyện,1953); Miền Tây (tiểu thuyết, 1967) 2. Vợ chồng A Phủ 2.1. Hoàn cảnh ra đời Vợ chồng A Phủ (1952) in trong tập truyện Tây Bắc, là kết quả chuyến đi thực tế của Tô Hoài cùng bộ đội giải phóng Tây Bắc 2.2. Nội dung 2.2.1. Nhân vật Mị Cách giới thiệu nhân vật gợi nỗi đau đớn về thân phận con người: Mị xuất hiện bên cạnh tảng đá, tàu ngựa ở nhà thống lí Pá Tra với hàng loạt công việc
  12. quay sợi gai, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi, cõng n ước lúc nào cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi. Thật ra, Mị đủ phẩm chất để sống cuộc sống ấm êm, hạnh phúc nhưng chỉ vì món nợ truyền kiếp của gia đình mà phải làm con dâu gạt nợ nhà thống lí. Cuộc sống thống khổ, bị đối xử tàn tệ, mất ý thức về cuộc sống - Lúc đầu Mị phản kháng: có đến hàng mấy tháng đêm nào Mị cũng khóc và cả tìm cái chết.Về sau cuộc sống nô lệ đã biến Mị thành con ng ười khác ở lâu trong cái khổ Mị quen khổ rồi…Cam phận nô lệ vì tin rằng Nó đã bắt ta về trình ma cho nhà nó rồi chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi. Thông qua bi kịch cuộc đời Mị, Tô Hoài đã tố cáo bọn phong kiến miền núi đã lợi dụng hình thức cho vay nặng lãi và thế lực thần quyền (cúng ma) để trói buộc người nghèo vào số phận nô lệ triền miên. Sức sống tiềm tàng và niềm khát khao hạnh phúc ở Mị Mùa xuân về trên đất Hồng Ngài cùng với tiếng sáo đánh thức Mị: cô muốn đi chơi. Bị A Sử trói đứng Mị vừa sợ, vừa thổn thức bồi hồi. A Sử trói thể xác nhưng không trói được tâm hồn Mị. Càng bị đè nén, tâm hồn ham sống của Mị càng trỗi dậy, không sức mạnh nào hủy diệt được. Sức phản kháng mạnh mẽ Mị cởi trói cho A Phủ: Mị chợt xúc động khi thấy A Phủ khóc, trong tâm hồn Mị trào lên nỗi đồng cảm, thương cho thân phận của A Phủ. Dòng nước mắt của A Phủ đã giúp Mị thấy rõ thân phận nô lệ trong đó có mình. Qua việc miêu tả diễn biến tâm lí và sức sống tiềm tàng của M ị, nhà văn Tô Hoài muốn khẳng định: không có bạo lực đen tối nào có thể vùi d ập s ức s ống và niềm khao khát tự do của con người. Đó là giá trị nhân đạo c ủa tác ph ẩm. 2.2.2. Nhân vật A Phủ Số phận éo le, là nạn nhân của hủ tục lạc hậu và cường quyền phong ki ến miền núi Phẩm chất tốt đẹp: có sức khỏe, dũng cảm, yêu tự do, yêu lao đ ộng, có s ức sống tiềm tàng. 2.2.3.Giá trị tác phẩm Giá trị hiện thực Miêu tả chân thực số phận cực khổ của người dân nghèo; phơi bày bản chất tàn bạo của giai cấp thống trị miền núi Giá trị nhân đạo Thể hiện tình yêu thương sự đồng cảm với thân phận đau kh ổ của ngưởi dân lao động miền núi; tố cáo, lên án, phơi bày bản chất xấu xa tàn bạo của giai cấp thống trị; trân trọng và ca ngợi vẻ đẹp tâm h ồn, s ức s ống mãnh liệt và khả năng cách mạng của nhân dân Tây Bắc. 2.3. Nghệ thuật Nghệ thuật xây dựng nhân vật; trần thuật uyển chuyển linh ho ạt ; nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, phong tục miền núi; ngôn ng ữ sinh đ ộng ch ọn l ọc và sáng tạo, câu văn giàu tính tạo hình và thấm đẫm chất thơ. III. RỪNG XÀ NU CỦA NGUYỄN TRUNG THÀNH 1. Nguyễn Trung Thành Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc), trong hai cu ộc kháng chi ến g ắn bó m ật thiết với mảnh đất Tây Nguyên. Những tác phẩm thành công c ủa ông g ắn v ới mảnh đất ấy. 2. Rừng xà nu
  13. 2.1. Hoàn cảnh sáng tác Truyện ngắn Rừng xà nu được viết năm 1965 khi đế quốc Mĩ đổ quân vào miềm Nam với những chiến dịch càn quét rầm rộ. Truyện đăng trên tập chí Văn ngh ệ Quân giải phóng Trung Trung Bộ (số 2, năm 1965), sau đó đ ược in trong t ập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc. 2.2. Nội dung 2.2.1. Hình tượng cây xà nu. Nó đã trở thành một ph ần máu th ịt trong đ ời s ống và tinh thần của dân làng Xô Man, tượng trưng cho ph ẩm ch ất và s ố phận c ủa nhân dân Tây Nguyên trong chiến tranh. 2.2.2. Hình tượng nhân vật Tnú : - Gan góc, dũng cảm, mưu trí - Tính kỉ luật cao, tuyệt đối trung thành với cách mạng - Có trái tim yêu thương và sôi sục căm thù giặc. - Cuộc đời bi tráng của Tnú và con đường đến với cách mạng của ng ười dân Tây Nguyên, góp phần làm sáng tỏ chân lí thời đại: Phải dùng bạo l ực cách mạng để tiêu diệt bạo lực phản cách mạng, đấu tranh vũ trang là con đ ường t ất yếu để giải phóng: Chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo… 2.2.3. Hình tượng cây xà nu và Tnú có quan hệ khắng khít, b ổ sung cho nhau. Rừng xà nu chỉ giữ được màu xanh bất diệt khi có những con ng ười bi ết hi sinh như Tnú. 2.3. Nghệ thuật: - Màu sắcTây Nguyên thể hiện ở bức tranh thiên nhiên, ở ngôn ng ữ, tâm lí, hành động của các nhân vật. - Khắc hoạ thành công hình tượng cây xà nu - một sáng tạo ngh ệ thu ật đ ặc sắc tạo nên màu sắc sử thi và cảm hứng lãng mạn bay bổng cho thiên truy ện; l ời văn giàu tính tạo hình, giàu nhạc điệu. - Xây dựng thành công các nhân vật vừa có nét cá tính s ống đ ộng v ừa mang những phẩm chất khái quát, tiêu biểu cho cộng đồng. IV. NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH (TRÍCH) NGUYỄN THI 1. Nguyễn Thi - Nguyễn Thi (1928-1968) là một trong những cây bút văn xuôi hàng đ ầu c ủa văn nghệ giải phóng miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước. Ông gắn bó sâu sắc với nhân dân Nam Bộ và thực sự trở thành nhà văn của nông dân Nam B ộ. Nguyễn Thi cũng là cây bút có năng lực phân tích tâm lí s ắc s ảo. - Sáng tác Nguyễn Thi gồm nhiều thể loại: bút kí, truyện ngắn, ti ểu thuyết. T ập Truyện và kí (1978) 2. Những đứa con trong gia đình 2.1. Hoàn cảnh sáng tác Những đứa con trong gia đình là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn Thi được sáng tác tháng 2/1966, trong những ngày chi ến đ ấu ác li ệt c ủa cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước năm 2.2. Nội dung - Chuyện kể lại chủ yếu qua dòng hồi tưởng của nhân vật Việt khi anh b ị thương nặng, lạc đồng đội, nằm lại một mình ở chiến trường. Sau mỗi lần ng ất rồi tỉnh, Việt hồi tưởng về những người thân yêu trong gia đình: ba má, chú năm, chị Chiến…tính cách nhân vật cũng bộc lộ rõ…
  14. - Nhân vật Việt: Là một thanh niên mới lớn, hồn nhiên ( giành phần hơn chị, thích bắt ếch, bắn chim, đi đánh giặc còn mang theo ná thun …); có một tình yêu thương gia đình sâu đậm ( thương chị nên giấu chị, nghe lời chị mọi việc chỉ trừ việc đi đánh giặc);một tính cách anh hùng, tinh thần chi ến đ ấu gan d ạ kiên cường (quyết tâm đi bộ đội trả thù cho ba má, dũng cảm tiêu diệt xe tăng giặc). Trong anh có dòng máu của những người gan góc, sẵn sàng hi sinh vì đ ộc l ập tự do của Tổ quốc. - Chiến : Là cô gái mới lớn tính tình vẫn còn tr ẻ con nh ưng cũng là ng ười ch ị bi ết nhường em lo toan, tháo vát, sắp xếp việc nhà gọn gàng tr ước khi hai ch ị em đi bộ đội; Chiến vừa có những điểm giống mẹ, vừa có những nét riêng. Ch ị căm thù giặc sâu sắc (nếu giặc còn thì tao mất..), gan góc dũng cảm lập nhiều chiến công. - Chiến và Việt là hai khúc sông trong dòng sông truy ền th ống c ủa gia đình. Hai chị em là sự nối tiếp thế hệ của chú Năm và má, song lại mang dấu ấn riêng của thế hệ trẻ miền Nam trong thời kì chống Mĩ cứu nước. 2.3. Nghệ thuật -Tình huống truyện:Kể theo dòng nội tâm của Việt khi li ền mạch khi gián đo ạn “của người trong cuộc” làm câu chuyện chân thật hơn, có thể thay đ ổi đ ối tượng, không gian thời gian đan xen tự sự và trữ tình - Nghệ thuật trần thuật độc đáo, khắc họa tính cách và miêu t ả tâm lí sắc s ảo. - Chi tiết được chọn lọc vừa giàu ý nghĩa, gây ấn t ượng mạnh. Ngôn ng ữ bình dị, phong phú, giàu giá trị tạo hình và mang s ắc thái Nam B ộ. V. NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ CỦA NGUYỄN TUÂN 1. Nguyễn Tuân - Nguyễn Tuân (1910 - 1987), sinh ra trong m ột gia đình nhà nho khi Hán h ọc đã tàn. Con người tài hoa uyên bác, suốt đời đi tìm cái đ ẹp. - Sau Cách mạng Tháng 8, Nguyễn Tuân nhiệt tình tham gia cách m ạng, tr ở thành cây bút tiêu biểu của nền văn học mới. Nguyễn Tuân sáng tác ở nhi ều th ể loại, đặc biệt thành công ở thể loại tùy bút với phong cách tài hoa, đ ộc đáo. - Tác phẩm chính: Vang bóng một thời (1940), Người lái đò sông Đà (1960)… 2. Người lái đò sông Đà 2.1. Hoàn cảnh ra đời: Người lái đò Sông Đà là kết quả sau nhiêu lân nhà văn ̀ ̀ đên Tây Băc, đăc biêt là chuyến đi năm 1958; th ực tiên xây d ựng cuôc sông m ới ́ ́ ̣ ̣ ̃ ̣ ́ vung cao đem đến cam hứng sang tao tâp tuy but Sông Đà (1960). Người lái đò ̀ ̉ ́ ̣ ̣ ̀ ́ Sông Đà là một trong 15 bài tùy bút của Nguyễn Tuân đ ược in trong t ập này. 2.2. Nội dung: 2.2.1. Hình anh sông Đà như một nhân vật có tâm hồn, tính cách, tr ạng ̉ thái vừa hung bạo vừa trữ tình. - Tinh chât hung bạo được tô đâm băng but phap nghệ thuât đôc đao: so sanh, ́ ́ ̣ ̀ ́ ́ ̣ ̣ ́ ́ nhân hoa gơi liên tưởng sâu săc: Măt nước hô la vang dây…đá trai, thuc gôi vao ́ ̣ ́ ̣ ̣ ́ ́ ́̀ bung…thuyên; ngôn ngữ giau hinh anh với đường net gân guôc, bao khoe miêu tả ̣ ̀ ̀ ̀ ̉ ́ ́ ̣ ̉ thach trân sông Đà rât ấn tượng: Nó bay thach trân trên sông…bong ke chim, phao đaì ̣ ̣ ́ ̀ ̣ ̣ ̀ ́ nôi…dong nước hum beo tế hông hôc…đanh đon hiêm…”; vân dung ngôn ngữ cua ̉ ̀ ̀ ̀ ̣ ́ ̀ ̉ ̣ ̣ ̉ nhiêu nganh (võ thuât, điên anh, quân sự, văn chương) tả ti ̉ mi, công phu, hâp ̀ ̀ ̣ ̣̉ ̉ ́ dân thể hiện sự uyên bac, tai hoa. Con sông Đà hiện ra nh ư la ̀ m ột loaì thuy quaí ̃ ́ ̀ ̉ không lô, hung tợn. ̉ ̀
  15. - Nguyễn Tuân còn phát hiện Sông Đà th ơ mộng v ới dòng ch ảy u ốn l ượn đ ẹp như mái tóc trữ tình người thiếu nữ Tây Bắc, màu nước biến đổi theo mùa, mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng, rất kì ảo. Cảnh vật hai bên bờ sông Đà vừa hoang sơ nhuốm màu cổ tích v ừa trù phú, tràn trề nhựa sống: Thuyền tôi trôi trên sông Đà… - Cảm nhận và miêu tả sông Đà, Nguyễn Tuân đã chứng t ỏ sự tài hoa, uyên bác và lịch lãm của mình. Hình ảnh sông Đà là phông nền cho s ự xu ất hi ện và tôn vinh vẻ đẹp của người lao động trong chế độ mới. 2.2.2. Hình ảnh người lái đò được tac giả khăc hoa đôc đao, là chân dung ́ ́ ̣ ̣ ́ nghệ thuật hấp dẫn: - Người lái đò có tư thế hiên ngang như môt viên dung t ướng xông vao thach ̣ ̃ ̀ ̣ trân oai phong, lâm liêt. Chông choi thac ghênh cuông bao ma ̀ binh tinh, ung ̣ ̃ ̣ ́ ̣ ́ ̀ ̀ ̣ ̀ ̃ dung, xử lí tinh huông thông minh, kheo leo: phôi hợp măt, tay, chân…giữ chăt ̀ ́ ́ ́ ́ ́ ̣ tay lai, cưỡi song như cưỡi hổ…vượt qua cac cửa tử..vào cửa sinh kheo leo, tai ́ ́ ́ ́ ́ ̀ hoa, tay lai mêm mai; anh dung“nen vêt thương…năm quy luât thac đa. Sau khi ́ ̀ ̣ ̃ ́ ́ ́ ̣ ́ ́ vượt thac xong “chăng ban về chiên công…”. Người laí đò anh hung trên sông nước, ́ ̉ ̀ ́ ̀ người nghệ sĩ taì hoa vượt thac ghênh, trí dung song toan đang khâm phuc. ́ ̀ ̃ ̀ ́ ̣ - Nguyên nhân chiến thắng: sự ngoan cường, dũng cảm, kinh nghiệm sông nước  khúc hùng ca ca ngợi con người, ca ngợi lao động vinh quang. - Hình ảnh người lai đò cho thấy Nguyễn Tuân đã tìm được nhân v ật m ới:nh ững ́ người đáng trân trọng ngợi ca không thuộc t ầng lớp đài các Vang bóng m ột th ời mà là những người lao động bình thương – chất vàng mười c ủa Tây B ắc.Ng ười anh hùng không chỉ có trong chiến đấu mà còn có trong cu ộc s ống lao đ ộng thường ngày. 2.3. Đặc sắc nghệ thuật: - Những ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ng ờ và r ất thú v ị - Từ ngữ phong phú, sống động, giàu hình ảnh và có s ức g ợi cảm cao; v ận dụng kiến thức đa ngành trong miêu tả. - Câu văn đa dạng, nhiều tầng, giàu nhịp điệu, lúc thì h ối hả, gân gu ốc, khi thì chậm rãi, trữ tình… VẤN ĐỀ 5 : ĐỌC – HIỂU TRUYỆN KÍ VIỆT NAM SAU 1975 A. CƠ SỞ TIẾP CẬN: - Văn xuôi sau 1975 có nhiều thành tựu. Nhiều nhà văn khẳng đ ịnh đ ược phong cách độc đáo của mình. Trong đó Nguyễn Minh Châu là ng ười “mở đường tài năng và tinh anh”. - Đề tài mở rộng, tiếp cận đời sống ở phương diện đời t ư thế sự. - Đổi mới quan niệm nghệ thuật (nghệ thuật trần thuật), quan ni ệm v ề con người (con người cá nhân), hướng tới tinh thần nhân bản. - Hiện thực được soi chiếu từ nhiều bình diện. - Tiếp cận văn xuôi sau 1975 cần chú ý đến sự đổi mới tư duy nghệ thuật, c ần có cái nhìn đa chiều, đa diện… B. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM: I. AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG? CỦA HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG 1. Hoàng Phủ Ngọc Tường
  16. - Hoàng Phủ Ngọc Tường (1937), là một trí thức yêu nước, nhà văn gắn bó mật thiết với xứ Huế, có vốn hiểu biết trên nhiều lĩnh vực, chuyên vi ết v ề bút kí, là “một trong những nhà văn viết kí hay nhất của văn học ta hi ện nay” (Nguyên Ngọc); sáng tác luôn có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tu ệ và tr ữ tình, nghị luận và tư duy đa chiều với một lối hành văn hướng n ội, súc tích, mê đ ắm, tài hoa. - Tác phẩm chính: Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu (1971), Ai đã đặt tên cho dòng sông (1986), Hoa trái quanh tôi (1995)… 2. Ai đã đặt tên cho dòng sông? 2.1. Hoàn cảnh sáng tác Ai đã đặt tên cho dòng sông viết tại Huế năm 1981, in trong tập sách cùng tên. Tác phẩm gồm ba phần, đoạn trích là phần thứ nhất. 2.2. Nội dung 2.2.1. Vẻ đẹp sông Hương được phat hiên ở cảnh sắc thiên nhiên: ́ ̣ - Sông Hương đâu nguôn được nhân hoa mang sức sống mãnh li ệt, ̀ ̀ ́ hoang dại, nhưng cũng rât đôĩ dịu dàng, say đắm. Đó là ve ̉ đep râm rô, ́ ̣ ̀ ̣ mãnh liệt của môt bản trường ca của rừng già khi nó đi qua giữa long ̣ ̀ Trường Sơn để sông nửa đời minh như môt cô gai Di-gan phong khoang ́ ̀ ̣ ́ ́ ́ và man dai; vẻ đep dịu dàng và say đắm khi nó chảy giữa những dăm dai ̣ ̣ ̣ ̀ choi loi màu đỏ cua hoa đỗ quyên rừng. ̣́ ̉ - Đến ngoại vi thành phố Huế: SH như “người gái đẹp nằm ngủ mơ màng…” được người tình mong đợi đến dánh thức.Thủy trình của con sông như cuộc tìm kiếm có ý thức người tình nhân đích thực của người con gái đẹp … -Đến giữa thành phố Huế: SH như tìm được chính mình” vui hẳn lên…”Nó có những nét tinh tế đẹp như điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế… -Trước khi từ biệt Huế: SH giống như “người tình dịu dàng và chung thủy”Con sông giống “như nàng Kiều trong đêm tình tự”, tr ở lại tìm Kim Trọng” … Nhà văn khai thac vẻ đep thiên nhiên cua sông Hương băng nh ững rung ́ ̣ ̉ ̀ cam tinh tế cua môt tâm hôn nhay cam, tai hoa. ̉ ̉ ̣ ̀ ̣ ̉ ̀ 2.2.2. Vẻ đẹp nhìn từ góc độ văn hóa: - Tac giả gắn sông Hương với âm nhạc cổ điển Huế. Có môt dong thi ca ́ ̣ ̀ về sông Hương, môt dong sông không lăp laị minh “ dong sông trăng, lá ̣ ̀ ̣ ̀ ̀ ́ cây xanh” (thơ Tan Đa), vẻ đep hung trang “kiêm dựng trời xanh” trong thơ ̉ ̀ ̣ ̀ ́ ́
  17. Cao Bá Quát, là nôi quan hoai van cổ trong thơ Bà huyên Thanh Quan , là ̃ ̀ ̣ ̣ sức manh phuc sinh tâm hôn trong thơ Tố Hữu. ̣ ̣ ̀ 2. 2.3.Vẻ đẹp nhìn từ góc độ lịch sử Từng là dòng sông bảo vệ biên thùy Tổ quốc Đại Việt, từng soi bóng kinh thành Phú Xuân của Nguyễn Huệ, từng chứng ki ến bao cu ộc kh ởi nghĩa, những chiến công rung chuyển rồi đến cách mạng T8-1945, chi ến d ịch Mậu Thân1968. 2.2.4. Vẻ đẹp trong trí tưởng tượng sáng tạo tài hoa của tác gi ả Sông Hương như một cô gái Huế tài hoa, dịu dàng, sâu sắc, đa tình, kín đáo, lẳng lơ nhưng rất mực chung tình, khéo trang sức mà không lòe loẹt phô phang, giống như những cô dâu ngày xưa trong s ắc áo điều l ục đấy cũng chính là màu của sương khói trên sông H ương, gi ống nh ư t ấm voan huyền ảo của tự nhiên, sau đó ẩn dấu khuôn mặt thật của chính dòng sông. Lối so sánh độc đáo kết hợp biện pháp nhân hóa, ẩn dụ làm cho câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc. 2.3. Nhan đề - Tiêu đề lưu ý người đọc về cái tên đẹp của dòng sông, cái tên g ợi bao cảm xúc, nỗi niềm xưa cũ. Cái tên đẹp đó được tác giả lí giải bằng một bài tùy bút. - Gợi lên niềm biết ơn đối với những người đã khai phá miền đất l ạ; làm đọng lại một niềm bâng khuâng trong tâm hồn người đọc. 2.4. Nét đẹp của văn phong Hoàng Phủ Ngọc Tường Ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh, sử dụng nhi ều bi ện pháp tu t ừ nh ư so sánh, ẩn dụ, nhân hóa tạo khả năng liên tưởng kì diệu; l ối kí phóng khoáng, tài hoa, giàu thông tin văn học, lịch sử; giàu chất thơ trữ tình lãng mạn. II. CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA CỦA NGUYỄN MINH CHÂU 1. Nguyễn Minh Châu Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989) là một nhà văn quân đ ội. - Trước 1975, là ngòi bút sử thi có thiên hướng trữ tình lãng m ạn. - Sau 1975, chuyển sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đ ức và tri ết học nhân sinh . Ông là người “mở đường tinh anh và tài năng” cho công cuộc đổi mới văn học. - Tác phẩm: Những vùng trời khác nhau (truyện ngắn, 1970), Dấu chân người lính (tiểu thuyết, 1972), Chiếc thuyền ngoài xa (1987)… 2. Chiếc thuyền ngoài xa 2.1. Hoàn cảnh ra đời: Chiếc thuyền ngoài xa được viết tháng 8 - 1983, in đậm phong cách tự sự, triết lí của Nguyễn Minh Châu; tiêu bi ểu cho xu h ướng chung của văn học Việt Nam thời kì đổi mới: hướng nội khai thác sâu sắc số phận cá
  18. nhân và thân phận con người trong cuộc sống đời th ường. Lúc đầu in trong B ến quê; sau làm tên chung một tập truyện ngắn. 2.2. Nội dung 2.2.1. Hai phát hiện của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng - Phát hiện thứ nhất rất thơ mộng, một “cảnh đắt trời cho”: chiếc thuyền lưới vó ẩn hiện trong biển sớm mờ sương có pha đôi chút màu hồng h ồng do ánh m ặt trời chiếu vào đẹp như một bức hoạ thời cổ - một vẻ đẹp toàn bích, Phùng tưởng mình “vừa khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện ” trước “vẻ đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh”. - Phát hiện thứ hai mang nghịch lí như trong câu chuyện cổ đầy quái đản: Cảnh người chồng đánh vợ, đứa con thương mẹ đánh lại bố. Phùng không ng ờ sau cảnh đẹp tuyệt đỉnh mà anh vừa bắt gặp lại là bao trái ngang, tr ớ trêu gi ữa đ ời thường. Anh nhận ra sự xa cách giữa cái đẹp của ngoại cảnh v ới s ố ph ận c ực nhọc, tăm tối của con người, một cảnh tượng phi thẩm mĩ. - Tình huống truyện cho thấy: cuộc đời chứa đựng nhiều nghịch lí. Chi ếc thuyền ngoài xa mang đến bức ảnh đẹp toàn bích nhưng khi chi ếc thuy ền ở g ần l ại phơi bày một hiện thực nghiệt ngã về thân phận con ng ười. Đ ằng sau cái đ ẹp không phải bao giờ cũng là chân lí của sự hoàn thi ện, là đ ạo đ ức. 2.2.2. Câu chuyện của người đàn bà ở toà án huyện: - Đó là người đàn bà nhọc nhằn, nghèo khổ thân hình cao lớn, với những đường nét thô kệch, khuôn mặt mệt mỏi, tấm lưng áo bạc phếch và rách rưới. Bị chồng đánh đập, hành hạ thường xuyên “Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng. Những trận đòn trút lên chị thật tàn bạo và chị chịu đựng “cơn giận như lửa cháy” của người chồng bằng sự cam chịu nhẫn nhục “không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn” , không chịu bỏ chồng theo đề nghị của chánh án Đẩu . - Lí do chị không li dị là vì vì chị cần có người đàn ông chèo chống lúc phong ba, … đàn bà ở thuyền phải sống cho con chứ không thể sống cho mình; vui khi nhìn đàn con được ăn no. Sợ con cái bị tổn thương nên chị xin chồng đưa lên bờ mà đánh. - Người đàn bà thấu hiểu lẽ đời đáng được chia sẻ, cảm thông trong nh ững cay đắng, khổ nhục đời thường và rất đáng trọng ở vẻ đẹp tình mẫu tử, lòng bao dung, đức hi sinh. Đó cũng là vẻ đẹp tâm hồn của người ph ụ n ữ Vi ệt Nam. - Câu chuyện của người đàn bà khiến chánh án Đẩu vỡ ra và suy nghĩ: muốn con người thoát khỏi đau khổ cần có những giải pháp thi ết th ực ch ứ không ph ải chỉ là thiện chí hay lí thuyết đẹp đẽ. Phùng đã thay đ ổi cách nhìn v ề con ng ười và quan niệm nghệ thuật: đừng nhìn cuộc đời, con người một cách đ ơn gi ản, phiến diện; phải đánh giá sự việc, hiện tượng trong mối quan h ệ đa chi ều. 2.2.3. Tấm ảnh được chọn trong bộ lịch năm ấyNghệ thuật chân chính không thể thoát li cuộc sống. nghệ thuật chính là đời, vì cuộc đời. 2. 3. Đặc sắc về nghệ thuật - Tạo tình huống truyện độc đáo, có ý nghĩa khám phá phát hi ện v ề đ ời s ống. - Cách khắc hoạ nhân vật chân thực, đậm nét, đọng lại ấn tượng nh ức nhói trong lòng người đọc. - Ngôn ngữ nhân vật sinh động, phù hợp với tính cách. L ời văn gi ản d ị mà sâu sắc, đa nghĩa.
  19. - Lựa chọn ngôi kể và điểm nhìn thích hợp, làm cho câu chuyện tr ở nên g ần gũi, chân thực, có sức thuyết phục. VẤN ĐỀ 6 : ĐỌC – HIỂU KỊCH HIỆN ĐẠI VIỆT NAM HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT CỦA LƯU QUANG VŨ 1. Lưu Quang Vũ - Lưu Quang Vũ (1948 - 1988) là một tài năng đa d ạng: làm th ơ, sáng tác văn xuôi, vẽ tranh và soạn kịch. Kịch là phần đóng góp đặc sắc nh ất . - Lưu Quang Vũ trở thành một hiện tượng đặc biệt của sân khấu, k ịch tr ường những năm 80 của thế kỉ trước, nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn h ọc nghệ thuật hiện đại. - Tác phẩm: Hương cây – Bếp lửa (thơ), Tôi và chúng ta (kịch) … 2. Hồn Trương Ba da hàng thịt 2.1. Hoàn cảnh sáng tác: - Hồn Trương Ba da hàng thịt viết năm 1981, công diễn l ần đầu 1984, là m ột trong những vở kịch đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ. - Vở kịch được xây dựng dựa trên một câu chuyện dân gian nh ưng ch ứa đ ựng nhiều vấn đề mới mẻ có ý nghĩa tư tưởng và triết lí nhân sinh sâu sắc. - Đoạn trích thuộc cảnh VII và đoạn kết của vở kịch. 2.2. Nội dung 2. 2.1. Màn đối thoại giữa hồn Trương Ba với xác hàng thịt: - Là ẩn dụ về cuộc đấu tranh giữa tâm hồn và thể xác trong một con ng ười. Đó là tiếng nói của bản năng và những tác động ghê g ớm c ủa nó vào linh h ồn. Linh hồn luôn đấu tranh để vượt lên những đòi hỏi không chính đáng c ủa th ể xác. - Cảnh báo khi con người sống chung với dung t ục, sẽ bị cái dung t ục lấn át, thắng thế và tàn phá những gì tốt đẹp cao quý trong con ng ười. 2.2.2. Màn đối thoại giữa hồn Trương Ba với người thân: - Trước phản ứng của người thân (người vợ buồn bã đau khổ muốn chết, có ý định bỏ đi nhường chồng cho cô vợ hàng thịt, Cái Gái quyết liệt và dữ dội không nhận ông nội…) Trương Ba lúc đầu biện minh cho mình Sao bà lại nói thế nhưng sau đó đau khổ, bế tắc, thất vọng về mình (thẫn thờ, lặng ngắt như tảng đá, tay ôm đầu, run rẩy, lập cập, cầu cứu) - Bi kịch được đẩy lên đến đỉnh điểm buộc nhân vật phải đứng trước s ự l ựa chọn. Lời độc thoại nội tâm của Trương Ba là những câu mang tính ch ất t ự v ấn bộc lộ thái độ quyết liệt trong đấu tranh - Đỉnh điểm của bi kịch là nhân vật không thỏa hi ệp mà đ ấu tranh m ạnh m ẽ quyết liệt. 2.2.3. Màn đối thoại giữa hồn T.Ba với Đế Thích: - Đế Thích khuyên Trương Ba chấp nhận vì thế giới không toàn vẹn, thể hiện cái nhìn quan liêu hời hợt về cuộc sống con người. - Trương Ba không thể bên trong một đằng,... Tôi muốn được là tôi toàn vẹn; Sống nhờ vào đồ đạc,...nhưng sống thế nào thì ông chẳng cần biết! Trương Ba từ chối không nhập vào xác cu Tị. - Con người là một thể thống nhất, hồn xác phải hài hòa đồng thuận. S ống phải là chính mình. Sự bất tử của con người nằm trong ý nghĩa s ự s ống và s ự hóa thân vào cuộc sống xung quanh
  20. - Truyện có ý nghĩa phê phán và giá trị nhân văn sâu sắc: 2.3.Giá trị nghệ thuật : - Sáng tác từ cốt truyện dân gian; nghệ thuật dựng tình hu ống đ ộc đáo, xây dựng, dẫn dắt xung đột kịch hợp lí. - Nghệ thuật dựng hành động kịch, đối thoại, độc thoại nội tâm sinh đ ộng. VẤN ĐỀ 7 : ĐỌC – HIỂU VĂN NGHỊ LUẬN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM A. CƠ SỞ TIẾP CẬN: - Chú ý đến tư duy lô-gíc, tư duy khoa học, những vấn đề của đời sống đ ặt ra hàng ngày mà con người sẽ phải đối mặt. - Kĩ năng viết văn nghị luận, khám phá và khai thác vẻ đ ẹp riêng v ề trí tu ệ, v ề t ư duy, về phương pháp luận cũng như cách kết cấu và văn phong đ ộc đáo c ủa loại văn nghị luận này. B. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM: I. TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP CỦA HỒ CHÍ MINH 1. Hoàn cảnh sáng tác - Tuyên ngôn Độc lập được viết ngày 26/8/1945 tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Hà Nội. Ngày 2/9/1945 Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội. - Trên thế giới, phe Đồng minh vừa thắng phát xít. Ở Vi ệt Nam nhân c ơ h ội Nh ật hàng Đồng minh, Việt Minh đã lãnh đạo nhân dân ta t ổng kh ởi nghĩa giành chính quyền. Nhưng chính quyền non trẻ bị đe doạ bởi dã tâm xâm l ược c ủa các th ế lực đế quốc, thực dân Anh, Pháp, Mĩ và hai mươi vạn quân Tưởng Gi ới Th ạch. - Hồ Chí Minh viết Tuyên ngôn Độc lập để cảnh cáo, ngăn chặn âm mưu xâm lược của các nước đế quốc; tuyên bố khai sinh nước Việt Nam độc lập; kêu g ọi khích lệ tinh thần chiến đấu của nhân dân ta. 2. Nội dung 2.1. Nguyên lí chung của bản Tuyên ngôn Độc lập - Trích dẫn bản Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ năm 1776: “Tất cả mọi người đều sinh ra có rộng ra…”. Từ đó suy rộng ra: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng…”. Từ quyền bình đẳng, tự do của con người, Hồ Chí Minh suy rộng ra quyền bình đẳng, tự do của các dân t ộc. Đây là đóng góp c ủa Người vào lịch sử tư tưởng nhân loại. - Trích dẫn bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1791: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi” . Từ đó khẳng định: “Đó là những lẽ phải không ai có thể chối cãi được”. - Đây là những thành tựu tư tưởng lớn của nhân loại v ừa t ạo c ơ s ở pháp lí v ững chắc cho lập luận vừa mang tính chiến đấu cao; đặt cuộc cách mạng ta ngang các cuộc cách mạng trên thế giới. Cách vận dụng khéo léo và sáng t ạo. 2.2. Cơ sở thực tế của bản Tuyên ngôn Độc lập - Tội ác của thực dân Pháp: Đó là những sự thật mà Pháp đã thực hiện ở Việt Nam trong 80 năm th ống tr ị nước ta về chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục. Biện pháp li ệt kê, ẩn d ụ: “Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong bể máu” có giá trị tố cáo mạnh, gây xúc động hàng triệu trái tim, khơi dậy lòng phẫn nộ cao đ ộ.
nguon tai.lieu . vn