Xem mẫu

  1. Kiểm soát chặt việc huy động vàng để từng bước chấm dứt tình trạng “vàng hai giá” Được cất trữ thoải mái nhưng không phải ai cũng được bán, vì thế thị trường vàng sẽ hạ nhiệt. Khi người dân không còn mặn mà với việc tích trữ vàng, lượng vàng dự trữ khổng lồ này sẽ được đầu tư vào các kênh khác. Sau thời gian dài bỏ ngỏ việc huy động vàng, tổng dư nợ cho vay vàng lúc cao điểm đầu năm trên địa bàn TP HCM đã lên tới hơn 600.000 lượng chưa thể thu hồi. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay vốn bằng vàng của một số ngân hàng thương mại cổ phần cũng tăng nhanh, để có đủ vàng thanh toán trong lúc khó khăn, lãi suất huy động vàng đã có lúc được ngân hàng đẩy lên hơn 4%/năm. Nhằm hỗ trợ các ngân hàng có đủ vàng để thanh toán cho người gửi, từ năm 2011 tới nay NHNN đã phải 2 lần gia hạn việc huy động vàng. Cho phép gia hạn lần này, NHNN cũng đã yêu cầu các ngân hàng thương mại chỉ được huy động vàng để chi trả cho khách gửi khi số vàng thu nợ và tồn quỹ không đủ chi trả. Hàng tuần phải báo cáo tình hình huy động vàng về ngân hàng nhà nước. Đồng thời, các ngân hàng phải giải trình được sự cần thiết, mục đích của phát hành và có lộ trình giảm lãi suất huy động chứng chỉ ngắn hạn bằng vàng ở mức phù hợp để giảm lượng vàng huy động và chấm dứt vào ngày 25/11 năm nay. Hiện tại, lãi suất huy động vàng đã hạ nhiệt, thời hạn huy động vàng đã được nhiều ngân hàng rút ngắn, nhưng một số ngân hàng vẫn tiến hành huy động vàng một cách rầm rộ. Thực trạng huy động vàng rầm rộ trên cho thấy hoạt
  2. động kinh doanh vàng đem lại hiệu quả không nhỏ cho ngân hàng; các ngân hàng sử dụng vàng trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau, chứ không chỉ là huy động vàng để cho vay nên chưa muốn buông lĩnh vực này. Theo giải thích của ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Chi nhánh ngân hàng nhà nước TP HCM, việc đổi vàng miếng các nhãn hiệu khác để lấy vàng SJC gây xáo trộn với người giữ vàng tại thành phố gần đây là do vàng miếng SJC đã được chọn làm thương hiệu quốc gia. Sẽ có 5 đơn vị ngân hàng và DN nhập khẩu, kinh doanh vàng gồm ngân hàng ACB, Đông Á, Xuất nhập khẩu, Kỹ thương, Sài Gòn Thương Tín và công ty vàng là SJC có thể sẽ được chọn làm đầu mối huy động vàng cho NHNN. Theo chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa, nếu bước tiếp theo của NHNN trong việc kiểm soát “vàng 2 giá” là cho phát hành "chứng chỉ vàng". Khi đó, người dân khi mua vàng miếng sẽ không được cầm vàng thật như hiện nay mà sẽ nhận "vàng chứng chỉ" là một tờ giấy chứng nhận sở hữu vàng. Vàng miếng sẽ được quản lý chặt như việc in tiền và việc lưu thông vàng trên thị trường sẽ coi như lưu thông ngoại tệ. Còn theo TS Quách Đức Pháp, Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam, vàng là loại hàng hóa, tài sản đặc biệt. Để hạn chế việc mua bán, tích trữ vàng, cần thiết phải áp dụng thuế VAT với thị trường này. Được cất trữ thoải mái nhưng không phải ai cũng được bán, vì thế thị trường vàng sẽ hạ nhiệt. Khi người dân không còn mặn mà với việc tích trữ vàng, lượng vàng dự trữ khổng lồ này sẽ được đầu tư vào các kênh khác.
  3. Nhằm huy động lượng vốn khổng lồ trong dân vào việc đầu tư phát triển, ngày 12/7 vừa qua, nhiều đại biểu HĐND TP HCM cũng đã đề nghị chính quyền thành phố có phương án phối hợp với NHNN trong việc huy động lượng vàng dự trữ khổng lồ này. Tuy nhiên, trong lúc Ngân hàng Nhà nước còn chưa đưa ra được phương án nào nhằm huy động vàng trong dân, thì việc cấm các ngân hàng không được đổi vàng huy động thành tiền; không được mang vàng huy động đi cầm cố, thế chấp cho ngân hàng khác để vay tiền, việc huy động vàng sẽ giảm và chấm dứt. Vấn đề là kiểm soát việc huy động vàng của các ngân hàng hiện nay để chấm dứt được tình trạng dây dưa, thâm hụt thanh khoản vàng của các ngân hàng khi đến hạn. Khi đó, trật tự trên thị trường vàng sẽ được lập lại.
nguon tai.lieu . vn