Xem mẫu

  1. Kiểm duyệt điện ảnh Hàn Quốc
  2. Có thể khẳng định không ngoa rằng, điện ảnh Hàn Quốc (HQ) hiện nay có số lượng phim “cởi mở” nhất Châu Á. Với khán giả Việt Nam, khi tiếp cận các DVD có những cảnh chỉ dành cho người trên 18 tuổi này đã rất sốc vì sự táo bạo. Trước năm 1995, chính phủ Hàn đã can thiệp rất sâu và trực tiếp vào công nghiệp phim ảnh trong nước. Nhưng từ năm 1995, vấn đề còn phức tạp hơn thế. Và hầu hết các vấn đề kiểm duyệt đều liên quan đến phân loại phim. Tổ chức nào chịu trách nhiệm phân loại điện ảnh ở HQ? HQ có một Hội đồng Đánh giá Truyền thông (Media Ratings Board-MRB), cơ quan chịu trách nhiệm phân loại phim nhựa, băng đĩa phim, game máy tính, và các ấn phẩm truyền thông khác phát hành ra công chúng (có một Hội đồng độc lập khác đối với truyền hình). Năm 1995, sự tồn tại của cơ quan kiểm duyệt phim ảnh Nhà nước bị lên án là trái với tinh thần pháp luật, vì thế đã bị giải tán. MRB ít quyền lực hơn đã tìm được chỗ đứng. Hội đồng này được tạo nên bởi các giáo sư, giám đốc, luật sư và các cá nhân khác có hoặc không liên quan đến ngành điện ảnh. Hội đồng này có một website song ngữ, địa chỉ là www.kmrb.or.kr. Xếp hạng cho phim nhựa/video như thế nào? Hiện tại danh mục phân loại bao gồm: Phổ thông, 12+, 15+, và 18+. Dấu hiệu 18+ thể hiện rằng, chỉ những người 18 tuổi trở lên mới được phép vào rạp. Cũng có ngoại lệ, là khi có người lớn hay vệ sĩ đi kèm như ở Mỹ. Mức đánh giá 15+ được bỏ cuối năm 1999, nhưng lại áp dụng trở lại vào tháng 4- 2000. Báo chí Hàn bóng gió rằng, trong quá khứ đã có một áp lực bắt thay đổi lớp phân loại 18+ sang 19+ để phù hợp với lứa tuổi mà pháp luật Hàn quy định là
  3. thành niên. Thêm vào đó, chính phủ HQ đã đề xuất loại bổ sung: "Hạn chế" (Restricted) đối với những phim có thể chỉ chiếu ở những rạp được thiết kế đặc biệt dành riêng cho người lớn. Tuy nhiên, cách “đo đạc” này phải được Quốc hội HQ thông qua. Một điều tra cho thấy, hiện tại điện ảnh HQ đang chủ yếu sản xuất các bộ phim 15+. Những phim trước đây có thể nhận mức 18+ thì giờ lại đang có xu hướng được cởi mở, hạn chế độ tuổi khán giả thấp hơn. Xin lưu ý rằng, các phân loại trên dựa vào cách tính tuổi của người Hàn, khác với cách tính của phương Tây, và ở Việt Nam thì được gọi là “tuổi mụ” vậy. Nói ngắn gọn, người ta nên bớt đi 1 năm để biết độ tuổi giới hạn thực tế của phim Hàn. Phân loại và kiểm duyệt cái gì đối với điện ảnh? Đương nhiên, nội dung gợi dục là vấn đề đầu tiên khiến giới làm phim phải đối chọi với MRB. HQ giống nước Mỹ, mao thể và cơ quan sinh dục đều không được phép xuất hiện trên màn ảnh, trừ phi chúng đã được làm mờ bằng kỹ thuật số. Thứ đến là những trường hợp như bạo lực thái quá, ngôn ngữ tục tĩu, hoặc cảnh miêu tả nhân vật sử dụng ma túy cũng sẽ gặp khó khăn về kiểm duyệt. Cho dù về mặt kỹ thuật, MRB không có quyền tự ý cắt hay cấm phim phát hành, nhưng Hội đồng thường xuyên sử dụng ảnh hưởng của mình để gây áp lực lên các công ty điện ảnh để cắt sửa lại các cảnh mà họ thấy không thích hợp. Họ thường trao đổi thẳng thắn với các công ty phim ảnh bàn về những cảnh cắt cần thiết để có được một mức phân loại mong muốn. Trước đây, MRB đã từ chối đưa ra một mức đánh giá cho một số phim vì cho rằng những phim này không đủ tiêu chuẩn phát hành. Khi bị từ chối, các nhà sản xuất đành phải ngậm ngùi chờ đợi 2 tháng trước khi đệ đơn xin đánh giá lại. Hội đồng cũng từng bị chỉ trích nặng nề vì lạm dụng chức năng để cấm đoán phim ảnh.
  4. Ví dụ nổi tiếng đầu tiên về điều này là bộ phim Tóc vàng (Yellow Hair), từng bị từ chối một lần vào đầu năm 1999 trước khi được cấp một phân loại 18+. Sau đó, một cảnh sex giữa hai phụ nữ và một người đàn ông được cắt và thay đổi bằng kỹ thuật số. Nổi tiếng nhất của hiện tượng này là phim Dối trá (Lies), bị từ chối nhiều lần trước khi nó nhận được lời mời tham dự tại Liên hoan phim Venice 1999 với tư cách là phim tranh giải, và hai tháng sau đó lại bị từ chối một lần nữa. Trong lần đệ đơn thứ ba, bộ phim đã nhận được một đánh giá 18+ sau khi chịu cắt đi một số cảnh và một số câu thoại về tình dục giữa hai nữ sinh trung học. Bộ phim ra mắt đầu năm 2000 và 4 tuần sau nó bị tống ra khỏi các rạp do áp lực từ phía khán giả (Vì người ta cho rằng phim... chưa hoàn thiện đã mang đi chiếu). Tháng 10/2000, bộ phim Happy Day (Ngày hạnh phúc) trở thành sản phẩm điện ảnh/truyền hình đầu tiên từ chối MRB phân loại. Trong số các ví dụ nổi tiếng về phim nước ngoài bị từ chối đưa ra đánh giá ở HQ có Happy Together của Vương Gia Vệ. Bộ phim tình dục đồng tính nổi tiếng này bị khước từ năm 1997, nhưng được phát hành sau đó với phiên bản bị cắt xén. Eyes Wide Shut cũng bị trì hoãn gần một năm để thương lượng với hội đồng đánh giá. Một số hãng đã lên tiếng, Hội đồng đã đưa ra mức đánh giá 18+ cho những phim nhận được một phân loại thấp hơn ở chính quê nhà. Cụ thể là một số phim Nhật bao gồm Tomie: Replay và Ring 3: Spiral đã bị treo hay cấm phát hành sau khi không nhận được một mức đánh giá 15+ như mong đợi. Tháng 9 năm 2001, một vụ kiện chống lại Hội đồng bởi nhà phân phối Indiestory phụ trách Yellow Flower đã được trình lên tận toà án Tối cao HQ. Toà án phán quyết Hội đồng đã hành động trái pháp luật bằng cách từ chối đánh giá bộ phim, nói rõ rằng hội đồng này cần phải có... kiểm duyệt từ phía chính phủ. MRB từ nay về sau bị cấm từ chối thẳng thừng đánh giá phim, cho dù là phim video (vùng đất của công nghiệp khiêu dâm HQ). Kiểm duyệt đã trở nên dễ thở hơn ở HQ hay chưa?
  5. Nhìn từ góc độ lịch sử, HQ đã có những cởi mở lớn trong việc giảm mức độ can thiệp của chính phủ trong làm phim. Một thay đổi mang tính tiền đề trong công nghiệp phim ảnh và những nỗ lực bền bỉ của các ĐD đã giúp tăng số lượng phim hay, hút khách trong điện ảnh tiếng Hàn. Như ở nhiều nước khác, các nhà làm phim HQ vẫn chịu áp lực kinh tế rất lớn từ chính nhà phân phối của họ và các công ty sản xuất nhằm giữ cho độ dài phim chỉ trong 120 phút, và điều này thể hiện ở việc nhiều cảnh bị cắt. Trong công nghiệp phim ảnh ngày nay, những tính toán kinh tế đối với các nhà làm phim còn có sức nặng lớn hơn kiểm duyệt nhà nước rất nhiều. Sau cùng, trong một số trường hợp hiếm hoi, những phim có thể thậm chí đối mặt với áp lực từ các LHP quốc tế. Như trong năm 2000 khi LHP Cannes một mực cho rằng phim Chunhyang của ĐD Im Kwon Taek cần phải cắt xén nếu muốn được mời tham dự nội dung dự thi. Do đó Chunhyang là một ví dụ về một phim HQ bị cắt khi xuất ngoại trong khi trong nước lại không hề hấn gì, thậm còn được coi là niềm tự hào của điện ảnh nội địa Hàn. (Khán giả Việt Nam đã từng được xem bộ phim này khi nó đến VN với tư cách đại diện HQ tham gia Liên hoan phim châu Á Thái Bình Dương)./.
nguon tai.lieu . vn