Xem mẫu

  1. KÍCH THƯỚC KHỐI U CÓ LIÊN QUANVỚI NGUY CƠ DI CĂN HẠCH VÀ TỶ LỆ SỐNG CÒN TRONG UNG THƯ PHỔI KHÔNG PHẢI TẾ BÀO NHỎ TÓM TẮT Mở đầu: Kích thước khối u là một yếu tố trong hệ thống phân giai đoạn ung thư TNM. Chúng tôi nhận thấy rằng kích thước của khối u có mối liên quan với khả năng di căn hạch trung thất và tiên lượng tỷ lệ sống còn trên bệnh nhân ung thư phổi. Nghiên cứu nhằm mục đích là để đánh giá giả thuyết này trên những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ. Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu phân tích tất cả những bệnh nhân giải phẫu bệnh xác định là ung thư phổi không tế bào nhỏ được mổ từ 2003 – 2006. Trong mổ, tất cả bệnh nhân được đánh giá kích thước u và nạo hạch trung thất làm giải phẫu bệnh. Phân tích tỷ lệ sống còn theo Kaplan-Meier được thực hiện trong thời gian nghiên cứu 47 tháng. Sự ảnh hưởng của tuổi, giới tính, loại tế bào học và kích thước khối u lên tỷ lệ sống còn của bệnh nhân được phân tích bằng các kiểm định Log-Rank (Mentel-Cox), Breslow- Gehan-Wincoxon, Tarone-Ware trong phân tích Kaplan-Meier.
  2. Kết quả: Có tất cả 117 bệnh nhân, tuổi trung bình 58 tuổi, 75% là nam. Cắt một thùy phổi có 88 bệnh nhân, cắt phân thùy và cắt không điển hình trong 20 bệnh nhân. Không có tử vong trong phẫu thuật. Phân theo loại tế bào học có: ung thư tế bào tuyến 88%, ung thư tế bào gai 7%, ung thư tiểu phế quản – phế nang 1,6%, tế bào lớn 3,4%. Thời gian theo dõi trung bình của 93 bệnh nhân là 18 tháng. Thời gian sống trung bình 30 tháng. Tỷ lệ sống 1 năm là 77,4% (68,4 – 86,4% với khoảng tin cậy 95%). Sống 2 năm 60,8% (49,6 – 71,9%). Trong 13 bệnh nhân có u < 30mm tỷ lệ sống 1 năm là 90% so sánh với 86,7%; 79,9%; 53,5% ở những bệnh nhân có u từ 31 – 40; 41 – 50; 51 – 60 mm, Log-Rank test p = 0,545. Trong 30 bệnh nhân không có hạch di căn, tỷ lệ sống 1 năm là 88,6% so sánh với 70,5% ở 50 bệnh nhân có di căn hạch, Log-Rank test p = 0,03. Kết luận: Qua nghiên cứu này cho thấy rằng kích thước của khối u có liên quan đến khả năng di căn hạch. Tỷ lệ sống sót liên quan rõ rệt với giai đoạn ung thư phổi có di căn hạch, trong khi kích thước khối u chưa đủ giá trị để tiên lượng tỷ lệ sống sót ở bệnh nhân ung thư phổi không phải tế bào nhỏ. ABSTRACT Study Objectives: Tumor size is a factor in TNM classification system. We recognize that tumor size have concern with capability
  3. metastasis mediastinal lymph node and survival in lung cancer. Our study aims to assess this hypothesis within non-small cell lung cancer patients. Methos: A retrospective analysis of all patients with pathologically confirmed non-small cell lung cancer operated from 2003 – 2006. During operation, all patients were examined tumor size and mediastinal lymph node dissection. Kaplan-Meier survival analysis was performed to estimate the 47 months survival probability. The influence of age, gender, histology and tumor size on survival was also analyzed using Log-Rank (Mentel-Cox), Breslow-Gehan-Wilcoxon, Tarone-Ware tests. Result: There were 117 patients, the mean age is 58 years, 75% were men. Lobectomy was performed in 88 patients, segmentectomy and wedge resection in 20 patients. There was no operative mortality. Histologic breakdown was as follows: adenocarcinoma 88%, squamous cell 7%, bronchioloalveolar carcinoma 1.6%, large cell 3.4%. The median follow-up time for 93 patients was 18 months. The median survival time was 30 months. The 1-year survival probability was 77.4% (68.4 – 86.4% with 95% confidence interval). The 2-year survival probability was 60.8% (49.4 – 71.9%). In 13 patients with tumor size < 30mm, The 1-year survival probability was 90% in comparison with 86.7%; 79.9%; 53.5% in patients with tumor size 31 – 40; 41 – 50; 51 – 60 mm (Log-rank test p = 0.545). In
  4. 30 patients with no node-metastasis, The 1-year survival probability was 88.6% in comparison with 70.5% in 50 patients with node metastasis (Log- rank test p = 0.03). Conclusion: These study suggest that tumor size has concern with capability mediastinal lymph node metastasis. Tumor size hasn’t value for prognoses survival probability in non-small cell lung cancer patients. ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các loại ung thư. Ở Hoa Kỳ, có xấp xỉ 172.000 mắc bệnh ung thư mới được chẩn đoán hàng năm và tử vong 159.000 trường hợp trong năm 2005. Ở Bắc Mỹ, 30mm và < 30mm. Mặc dù vậy có ít những thông tin để xác định sự liên quan của kích thước những khối u lớn hơn 30mm với tỷ lệ sống còn của bệnh nhân. Nghiên cứu này, nhằm mục đích đánh giá mối liên quan giữa kích thước khối u với khả năng di căn hạch trung thất và tỷ lệ sống còn trên những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ.
  5. ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Là hồi cứu phân tích. Thời gian từ 06/2003 đến 06/2006. Đối tượng nghiên cứu Bao gồm những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ được mổ cắt khối ung thư kết hợp kiểm tra lấy mẫu hạch trung thất làm giải phẫu bệnh học. Khối u được xác định kích thước và chia thành những phân nhóm, biến số kích thước khối u và các yếu tố tiên lượng khác được đánh giá bởi kiểm định chi bình phương cho giới tính và loại tế bào học, kiểm định student (t-test) cho tuổi bệnh nhân. Phân tích Kaplan-Meier được thực hiện để so sánh thời gian sống tích lũy 1 đến 3 năm với kích thước khối u bằng log-rank test, Breslow-Gehan-Wilcoxon test, Tarone-Ware test.. Phương pháp nghiên cứu Là xác định mối liên quan giữa thời gian sống của bệnh nhân với tuổi, giới tính, loại tế bào và kích thước khối ung thư. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
  6. Có 117 bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu. Thời gian theo dõi trung bình 30 tháng. Có 93/117 (79,5%) bệnh nhân theo dõi sau mổ liên tục đến khi thực hiện nghiên cứu. Bảng 1: Tuổi – giới: Khoảng Tuổi Độ N dao động trung bình lệch chuẩn = Toàn 117 19 – 81 58 ± 12,49 bộ 3 Nam 87 24 – 79 59 ± 11,9 3 Nữ 30 19 – 81 53 ± 13,2 6 t-test Tuổi trung bình cho cả nam nữ là 58 tuổi, dao động từ 19 đến 81 tuổi. Nam có tuổi trung bình 59 tuổi, cao hơn tuổi trung bình ở nữ 53 tuổi. t-test về tuổi trung bình cho hai nhóm nam và nữ cho thấy sự khác nhau có ý nghĩa thống kê, nghĩa là ở nữ thường bị bệnh sớm hơn.
  7. Tỷ lệ mắc bệnh nam/nữ là 3/1. Bảng 2: Dấu hiệu lâm sàng: Số Tỷ lượng lệ (%) BN Gầy 27 23% sút Ho 61 53% Lâm khan sàng Ho 41 35% ra máu Đau 106 90% ngực Ung Tế thư tế bào 103 88% bào học tuyến (TBT)
  8. Ung thư tế bào 8 7% gai (TBG) Ung 4 3,4% thư tế bào lớn (TBL) Tiểu phế quản 2 1,6% PN (TPQ- PN) * TBT: Adenocarcinoma, ung thư tế bào tuyến; TBG: Squamous cell, ung thư loại tế bào gai; TBL: Large cell, ung thư tế bào lớn; TPQ-PN: Bronchioloalveolar, ung thư tiểu phế quản-phế nang. Triệu chứng lâm sàng quan trọng nhất là đau ngực, 90% bệnh nhân có triệu chứng này. Mức độ đau ngực từ vài tuần đến nhiều tháng, thời gian đau ngực trung bình 2,3 tháng. Kiểm định mối liên quan giữa đau ngực với kích thước khối u và giai đoạn ung thư thấy sự khác biệt chưa đủ có ý nghĩa
  9. thống kê. Vì triệu chứng đau ngực là chủ quan, sự chịu đựng mức độ đau của bệnh nhân là khác nhau nên sự so sánh có sai số lớn. Ho khan và ho ra máu là những triệu chứng quan trọng thường gặp trong ung thư phổi. Để xác định mối liên quan giới tính và loại tế bào ung thư, phân tích ANOVA-test về giới tính và loại tế bào ung thư, so sánh mẫu nghiên cứu với kết quả của JerfreyError! Bookmark not defined. chúng tôi thấy không có sự tương tác giữa giới tính và loại tế bào ung thư. Bảng 3: Phân bố vị trí ung thư phổi và liên quan với loại tế bào. Vị TB TB TB TPQ_P Tổ trí tổn T G L N ng số thương Th 20 2 22 ùy trên Ph Th 8 8 ổi phải ùy giữa Th 21 2 2 25 ùy dưới
  10. Vị TB TB TB TPQ_P Tổ trí tổn T G L N ng số thương Th 44 3 4 51 Ph uỳ trên ổi trái Th 10 1 11 uỳ dưới Tổng số 103 8 4 2 117 Tần suất xuất hiện tổn thương ung thư phổi là tương đương nhau cho cả hai bên (55 và 62). Tuy nhiên bên phổi trái ung thư thùy trên chiếm hơn 82,2% so với thùy dưới, trong khi bên phổi phải phân bố ung thư giữa thùy trên với thùy giữa so với thuỳ dưới cao hơn nhưng không cao như bên trái. Bảng 4: Các phương pháp điều trị phẫu thuật trong ung thư phổi. Phươn TB TB TB TPQ_P Tổn g pháp phẫu T G L N g số thuật
  11. Cắt 8 8 không điển hình Sinh 10 4 14 thiết U Cắt 79 3 4 2 88 thùy phổi Cắt 2 1 1 2 thùy phổi Cắt 5 5 phổi Tổng số 103 8 4 2 117 Có 81,2% trường hợp điều trị phẫu thuật triệt để loại bỏ hoàn toàn khối u ra khỏi lồng ngực, 5 trường hợp cắt một bên phổi, 88 trường hợp cắt bỏ một thùy phổi.
  12. Trong 18,8% trường hợp điều trị không triệt để, có 14 trường hợp không cắt được u chỉ lấy mẩu u làm xác định chẩn đoán. Tỷ lệ mở ngực thám sát 12% là cao. Bảng 5 : Phân bố kích thước u xác định trong khi mổ Kíc < 30 31 41 – 51 - 61 > 70 h thước u mm – 40 50 60 – 70 mm (mm) Số 13 21 38 24 3 18 lượng Tỷ 11,1 18 32,5 20,5 2,5 15,4 lệ (%) % % % % % % Kết quả nghiên cứu cho thấy có 88,9% khối u lớn hơn 30mm (từ T2 - T3). U có kích thước càng lớn thì khả năng di căn hạch càng cao. Và như vậy giai đoạn ung thư phổi theo TNM khi bệnh nhân nhập viện cũng càng muộn làm cho tỷ lệ tử vong tăng lên. Bảng 6: So sánh kích thước khối u qua XQ, CCLĐT và trong khi mổ Kích Số Trung Độ
  13. bình (mm) lệch chuẩn thước U lượng Xquang 94 52,20 20,04 CCLĐT 94 50,95 19,79 Phẫu 94 50,53 20,89 thuật t-test với giá trị trung bình cho mẫu sóng đôi: xác định kích thước trung bình của theo Xquang, CCLĐT và trong mổ cho thấy sự sai biệt là chưa đủ ý nghĩa thống kê, P > 0,05. Bảng 7: Tỷ lệ có hạch ác tính so với kích thước khối u Hạch Hạch rốn trung Kích phổi thất Tổng cộng thước U Lành Ac Lành Ac tính tính tính tính < 30 9 3 10 2 12 mm 31 – 8 6 9 5 14
  14. 40 mm 41 – 13 12 13 12 25 50 mm 51 – 1 14 0 15 15 60 mm > 60 1 13 1 13 14 mm Tổng 32 48 33 47 80 cộng X2 –test đánh giá liên quan kích thước khối u và di căn hạch. Kiểm định X2 về mối liên quan giữa kích thước khối u và di căn hạch rốn phổi cho thấy sự liên quan rất rõ rệt với p = 0,0002. Khối u càng lớn thì khả năng di căn hạch càng cao. Tương tự kiểm định c2 cũng cho thấy mối liên quan giữa kích thước khối u và di căn hạch trung thất là rất rõ rệt với p < 0,0001. Khối u càng lớn thì khả năng di căn hạch trung thất càng cao. Độ mạnh của giá trị p (p value) trong hạch trung thất cao hơn hạch rốn phổi.
  15. Phép kiểm c2 và kiểm định chính xác Fisher đều cho thấy có mối liên quan rất chặt chẽ giữa di căn hạch rốn phổi và di căn hạch trung thất với p < 0,0001. Những công trình nghiên cứu nước ngoài cũng ghi nhận điều này và Asamura và CS cũng đưa ra kết luận rất khó phân biệt đường ranh giới giữa hạch rốn phổi và hạch trung thất mặc dù về mặt lý thuyết người ta lấy ranh giới này là màng phổi trung thất và phế quản thùy trên làm mốc. Phân tích tỷ lệ sống còn Kaplan-Meier liên quan đến các biến số nghiên cứu Kết quả phân tích tỷ lệ sống còn Kaplan-Meier được kiểm định bằng phương pháp Log-Rank test, Breslow-Gehan-Wilcoxon. Tính chung cho toàn bộ nhóm nghiên cứu, tỷ lệ sống 1 năm là 77,4%, sống 2 năm 60,8%, sống 3 năm chỉ còn 44,2%. Về tuổi
  16. Tỷ lệ sống còn không liên quan đến tuổi người bệnh (p = 0,78 – 0,88). Trên lâm sàng thực hành, tỷ lệ tử vong có tăng lên khi tuổi càng cao, điều này có thể do bệnh liên quan hoặc thể trạng và sức chịu đựng người nhiều tuổi là yếu hơn. Về giới tính Kiểm định Log-Rank (Mentel-Cox) cho thấy có ý nghĩa thống kê, nghĩa là tỷ lệ sống còn có liên quan đến giới tính ngưới bệnh ung thư (p = 0,0495). Khả năng sống còn ở nữ giới mắc bệnh ung thư phổi là cao hơn nam giới. Tuy nhiên khả năng này là không rõ rệt lắm, kiểm định Breslow- Gehan-Wilcoxon cho thấy p = 0,065, cần phải theo dõi thêm với số lượng lớn hơn. Về loại tế bào ung thư Chiếm đại đa số là ung thư tế bào tuyến (88,2%). Trong ung thư tế bào tuyến, sống sót trong năm đầu là 82,1%, năm thứ 2 tỷ lệ sống sót còn 64,5%. Trong ung thư tế bào gai 75% tử vong trong năm đầu. Tiên lượng sống cho ung thư tế bào gai là rất xấu. Kiểm định Log-Rank với p = 0,0085, Breslow- Gehan-Wilcoxon với p = 0,005 rất có ý nghĩa thống kê, chứng tỏ tỷ lệ sống còn liên quan rất chặt chẽ với loại tế bào ung thư. Về hoá trị sau mổ
  17. Nhóm 1 gồm 45 bệnh nhân không dùng hoá trị sau mổ, nhóm 2 có 48 bệnh nhân hoá trị với các phác đồ trị liệu bao gồm Parlitaxen + Carboplatin, Gemcitabin + Carboplatin, Docetaxen + Carboplatin v.v...tỷ lệ sống sót trong năm thứ nhất không có sai biệt đáng kể giữa hai nhóm không hoá trị và có hóa trị lần lượt là 78,8% và 76,7%. Tỷ lệ sống 2 năm lần lượt là 59,7% và 61,9% và và sống 3 năm lần lượt là 32,6% và 53%. Mặc dù có sai biệt lớn, tuy nhiên kiểm định Log-Rank (Mentel-Cox) p = 0,537, Breslow-Gehan- Wilcoxon p = 0,723. Nghĩa là sự khác biệt giữa hoá trị và không hoá trị liên quan với tỷ lệ sống còn là chưa có ý nghĩa thống kê. Bảng 8: Tỷ lệ sống còn 1 năm, 2 năm và 3 năm theo các biến số nghiên cứu. Số Tỷ lệ sống còn (%) BN
  18. 1 2 3 năm năm năm Toàn bộ 93 77,4 60,8 44,2 < 50 19 86,9 69,5 11,4 50 - 58 75,7 57,3 57,3 Tuổi 70 > 70 16 73,3 65,2 0,0 Nam 68 72,4 55,8 35,6 Giới Nữ 25 91,1 74,6 74,6 TB 82 82,1 64,5 50,2 Tuyến Loại TB 3 66,7 66,7 0,0 bệnh mô Lớn học TB 8 25,0 Gai
  19. Tỷ lệ sống còn (%) Số 1 2 3 BN năm năm năm Không 45 78,8 59,7 32,6 Hóa Có 48 76,7 61,9 53,0 trị hóa trị < 30 12 90,0 mm 31 - 16 86,7 86,7 86,7 40 Kích thước khối 41 – 32 79,9 64,3 43,8 u 50 51 – 19 53,3 36,6 60 > 60 14 82,5 59,0 0,0
  20. Tỷ lệ sống còn (%) Số 1 2 3 BN năm năm năm Không 30 88,6 72,4 63,4 Di di căn căn hạch Di căn 50 70,5 52,8 32,9 Không 32 89,3 73,9 64,7 Hạch di căn Rốn phổi Di căn 48 69,3 51,1 31,8 Không 33 89,8 68,2 59,7 Hạch di căn Trung thất Di căn 47 68,3 54,8 31,1 Giai IIB 10 100,0 100,0 66,7 đoạn ung IIIA 55 88,0 67,9 49,6 thư IIIB 18 49,6 28,3 21,2
nguon tai.lieu . vn