Xem mẫu

  1. Kích thích sự sáng tạo, hứng thú trong học tập Bản đồ tư duy (BÐTD) là một trong những phương pháp đổi mới cách dạy, cách học của giáo viên, học sinh, nhằm tìm tòi, đào sâu, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, mầu sắc, chữ viết với tư duy tích cực. Học sinh Trường THCS Thanh Nê ứng dụng bản đồ tư duy vào giờ học. BÐTD giúp nhớ lâu và sâu các kiến thức đã học, đặc biệt ghi nhớ sâu sắc mà không sa vào lối học vẹt,
  2. thuộc lòng máy móc. Nếu so sánh với phương pháp dạy học truyền thống (chỉ chú trọng đọc, chép) thì dạy học bằng BÐTD góp phần đổi mới căn bản và toàn diện tổ chức hoạt động dạy học, nhất là vận dụng vào dạy học kiến thức mới hoặc hệ thống hóa kiến thức phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Thái Bình là một tỉnh có truyền thống hiếu học đã áp dụng phương pháp học này. Các em học sinh của tỉnh đã đón nhận một cách hào hứng. Thầy giáo, cô giáo đã tích cực tiếp thu phương pháp học tập mới cùng với các phương pháp học tập khác, góp phần làm giáo dục của Thái Bình phát triển. Nguyễn Ðăng Hiếu, học sinh lớp 9C, Trường THCS Thanh Nê, huyện Kiến Xương chia sẻ khi học BÐTD em nắm chắc được nội dung của bài học hơn và nắm được kiến thức trọng tâm của bài. Em mong muốn bản đồ tư duy được áp dụng vào các môn tự nhiên và tránh tình trạng học vẹt như trước đây. Còn Vũ Thị Vân Anh, học sinh Trường THCS Thanh Nê, huyện Kiến Xương cho biết, em cảm thấy thoải mái và hứng thú trong giờ học có áp dụng bản đồ tư duy. Bản đồ tư duy giúp em nhanh thuộc bài và nhớ lâu
nguon tai.lieu . vn