Xem mẫu

  1. KỊCH BẢN CHƯƠNG TRÌNH SÓNG TRẺ CHỦ ĐỀ: Sinh viên với những hoạt động văn hóa dân gian (Số 21, phát sóng ngày 22/05/2011) 1. Nhạc hiệu chương trình. 2. Lời giới thiệu: *MC nam: - Xin chào quý vị và các bạn! Hoàng Dương và Thanh Ngân rất vui được gặp lại quý vị và các bạn trong chương trình Sóng trẻ hôm nay. *MC Nữ: - Hoàng Dương này, thế là mùa hè đã đã đến rồi đấy! Chắc hẳn, Dương đã có những dự định cho riêng mình trong kì nghỉ sắp tới phải không nào? *MC Nam: - Sao Ngân lại biết? *MC Nữ: - Có gì khó đâu nào. Sau những ngày học thi vất vả, mùa hè đến là lúc để chúng mình có khoảng thời gian thư giãn với những sở thích của riêng mình mà. Ngân cũng thế! Mùa hè này, Ngân sẽ cùng tụi bạn đi Lào Cai để thăm thú phong cảnh vùng núi và tham gia vào các lễ hội với các trò chơi truyền thống hết sức độc đáo của đồng bào các dân tộc bản địa.
  2. *MC Nam: - Dương nghĩ rằng, chắc hẳn có rất nhiều bạn trẻ có dự định giống nh ư cậu đấy. Vậy thì, Dương có một ý kiến này nhé, chúng ta hãy bắt đầu chương trình hôm nay với chủ đề “Sinh viên với các hoạt động văn hóa dân gian” để giúp các bạn sinh viên có một cuốn cẩm nang bỏ túi khi tham gia những kế hoạch như vậy. * MC Nữ: - Ý kiến rất hay! Vậy thì chúng ta hãy điểm qua những chuyên mục trong chương trình hôm nay đi nào! *MC Nam: - Mở đầu là “Bản tin” với những thông tin giảng đường diễn ra trong một tuần qua. *MC Nữ: - Tiếp nối chương trình là chuyên mục “Diễn đàn Sóng trẻ” với chủ đề: “Sinh viên với hoạt động văn hóa dân gian.” *MC Nam: - Chuyên mục “Sinh viên với hoạt động bầu cử” sẽ phản ánh không khí tại các trường đại học trước ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011- 2016 *MC Nữ: - Phần cuối chương trình là chuyên mục “Đồng hành cùng bạn”, chúng ta sẽ làm quen với Câu lạc bộ trượt băng mạo hiểm Inline Skate Club.
  3. - Sau đây là phần tin chi tiết. Nhạc cắt 3. Bản tin ( 2 MC dẫn) : (5’) *MC Nam : Chiều ngày 11. 5 tại Hà Nội, Đài truyền hình Việt Nam, Tập đoàn VNPT và báo điện tử Dân trí đã phát động giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2011. Đến dự buổi lễ phát động có Bộ tr ưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến, GS.VS Nguyễn Văn Hiệu - Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Giám khảo. Tiếp nối thành công những năm qua, Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2011 hứa hẹn sẽ phát hiện và tôn vinh ngày càng nhiều nhân tài ở nhiều lĩnh vực hơn nữa với nhiều điểm đổi mới và mở rộng sang các lĩnh vực Khoa học tự nhiên, Y dược cũng như vinh danh những nhà khoa học trong các lĩnh vực này. Sau buổi phát động Giải th ưởng Nhân tài Đất Việt tại Hà Nội, Ban Tổ chức dự kiến sẽ tiến hành phát động Giải thưởng tại thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Đà Nẵng. *MC Nữ : Sáng ngày 15.5 vừa qua, Thành đoàn Hà Nội đã tổ chức lễ ra quân và phát động chiến dịch “Mùa hè Thanh niên tình nguyện 2011” tại trường ĐH Quốc gia Hà Nội. Một điểm nổi bật là năm nay, Thành đoàn cho ra mắt 17 đội hình tình nguyện với phương châm "Thực chất, chuyên nghiệp, an toàn và hiệu quả" hoạt động trên
  4. nhiều lĩnh vực như "Tiếp sức mùa thi 2011", "Hỗ trợ nhà trọ", "Áo xanh trở ước mơ hồng" v.v... Đặc biệt, Hè tình nguyện năm nay còn có sự tham gia của những đội hình tình nguyện hoàn toàn sáng tạo và thiết thực như đội tình nguyện "Hỗ trợ công tác bầu cử". Ngay trong sáng 15/5, 100 tình nguyện viên thuộc đội "Tình nguyện xanh" và 250 tình nguyện viên khác đã ra quân mở đầu chiến dịch “Mùa hè Thanh niên tình nguyện 2011”. *MC Nam : - Cũng vào ngày 15. 5 vừa qua, TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Tỉnh đoàn Thanh Hóa tổ chức Chương trình giao lưu: “Sáng mãi ngọn lửa ước mơ”. Chương trình thu hút sự tham gia của các đo àn viên thanh niên đến từ các đơn vị Đoàn cơ sở với nhiều hoạt động giao l ưu văn hóa văn nghệ, trao tặng học bổng cho các cá nhân, tập thể đoàn viên trong toàn tỉnh Thanh Hóa. Với thông điệp: “Nuôi dưỡng ước mơ, xây hoài bão lớn vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” ch ương trình là một hoạt động thiết thực chào mừng cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016 và năm Thanh niên 2011. *MC Nữ : - Tại cung văn hóa thể thao Tiên Sơn, thành phố Đà Nẵng, vào tối ngày 15.5, vòng chung kết cuộc thi Robocon 2011 đã diễn ra giữa tám đội thi đến từ ba miền.
  5. Chủ đề của cuộc thi năm nay là “Loy Krathong – tình bạn thắp sáng niềm tin”, lấy ý tưởng dựa trên lễ Loy Krathong- một nghi lễ truyền thống của người Thái nhằm thể hiện sự tôn kính đối với với nữ thần sông n ước. Sau ba vòng thi gay cấn, quyết liệt, Đội Robocon LH- B7 của Đại học Lạc Hồng đã giành chiến thắng tuyệt đối với 300 điểm, nhận được sự cổ vũ nhiệt tình của khán giả có mặt tại cung văn hóa Tiên Sơn. Đội LH- B7 sẽ đại diện cho Việt Nam tham dự Cuộc thi Sáng tạo Robot Châu Á- Thái Bình Dương tổ chức tại Thái Lan vào tháng 9 tới. *MC Nam : - Tối ngày 20. 5, tại Trung tâm triển lãm Giảng Võ, Hà Nội diễn ra hoạt động mang tên Passport to your successful future do Hi ệp hội Kế toán công chứng Anh (ACCA) tổ chức. Đây là ngày hội dành cho các bạn học sinh, sinh viên nhằm triển khai chương trình Nền tảng Kế toán (Foundations in Accountancy – FIA), một chương trình đào tạo trao bằng cấp cơ bản mới, rất linh hoạt dành cho nhiều cấp độ đầu vào, đáp ứng nhu cầu của cả học viên và nhà tuyển dụng. Trong buổi giao lưu, ngoài sự góp mặt của gần 1000 bạn học sinh, sinh viên đến từ các trường khác nhau còn có sự giao lưu văn nghệ của các ca sĩ trẻ như Đinh Mạnh Ninh, Thùy Trang, Duy Khoa và nhóm nhảy Big toe đem lại cho buổi giao lưu một bầu không khí hết sức sôi nổi. Bạn Đàm Thị Thu – sinh viên năm thứ 3 khoa Kế toán trường Đại học Công Đoàn chia sẻ “ Mình thực sự thích thú với hoạt động này, vì qua chương trình này mình có thể tự tin hơn trong ngành mà mình đã chọn. Ngoài những kiến thức mà mình đã được học ở trường thì đây là cơ hội để mình có những kiến thức vững vàng hơn cho công việc của mình sau này”.
  6. Chương trình Nền tảng Kế toán (Foundations in Accountancy – FIA) sẽ tạo nền tảng vững chắc về tài chính và kế toán quản trị, cũng như cung cấp thêm một học phần về tính chuyên nghiệp và hành vi đạo đức hành nghề. *MC Nữ: - Ngày 19. 5 vừa qua, tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, khoa Tư tưởng Hồ Chí Minh đã tổ chức chương trình văn nghệ mang tên Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người. Chương trình có sự tham dự của Ban Giám đốc, Đoàn Thanh niên học viện, các thầy cô giáo trong khoa Tư tưởng Hồ Chí Minh- Học viện Báo chí và Tuyên truyền cùng các bạn sinh viên trong, ngoài tường. Bạn Vương Trọng Quý, bí thư liên chi khoa Tư Tưởng Hồ Chí chia sẻ: “Mình mong muốn các bạn sinh viên cũng như thế hệ trẻ hôm nay hãy học tập theo tấm gương của bác và hãy năng nổ tham gia các hoạt động Đoàn, hoạt động trong các câu lạc bộ hay hoạt động tình nguyện chẳng hạn” Cũng nhân dịp này, ngoài chương trình văn nghệ đêm 19. 5, trước đó, khoa Tư tưởng Hồ Chí Minh còn tổ chức một cuộc thi mang tên Olympic tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là một cuộc thi được tổ chức theo mô hình chương trình Rung chuông vàng, đã thu hút đông đảo các ban sinh viên trong và ngoài khoa tham gia. Đây là những hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động kỉ niệm 121 năm ngày sinh của Bác (19/5/1890 – 19/5/2011) và 100 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 – 5/6/2011) tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng như rất nhiều trường Đại học- Cao đẳng trên địa bàn TP Hà Nội. Nhạc cắt 4. Diễn đàn Sóng trẻ : (BTV dẫn) (15 phút)
  7. * MC Nam: - Các bạn vừa lắng nghe những tin tức đáng chú ý trong tuần qua. Còn bây giờ là thời gian cho chuyên mục “Diễn đàn sóng trẻ” với chủ đề “Sinh viên với hoạt động văn hóa dân gian”.Xin mời BTV Ngọc Mai. Diễn đàn: Sinh viên với những hoạt động văn hóa dân gian. BTV: Ngọc Mai xin chào quý vị và các bạn! Trong “Diễn đàn sóng trẻ” hôm nay, chúng ta sẽ cùng trao đổi về vấn đề “Sinh viên với hoạt động văn hóa dân gian”. Hoạt động văn hóa dân gian cụ thể là gì, vai trò cũng như sự quan tâm của sinh viên nói riêng và giới trẻ nói chung tới vấn đề này như thế nào? Chúng ta sẽ cùng các vị khách mời trao đổi ngay sau đây. Trước tiên, xin được trân trọng giới thiệu các vị khách mời tham gia chương trình. 1. PGS. TS Trần Thị Trâm- giảng viên Học viện Báo chí & Tuyên truyền, người có nhiều năm nghiên cứu về văn học dân gian. 2. Bạn Nguyễn Quang Minh- sinh viên khoa Sân khấu- Đại học Sân khấu điện ảnh. 3. Bạn Đinh Thị Quỳnh- sinh viên khoa Dân tộc- Đại học Văn hóa Hà Nội. Và bây giờ, để bắt đầu chương trình chúng ta sẽ đến với một số ý kiến của các bạn trẻ mà phóng viên Quỳnh Như đã thu được xung quanh vấn đề sinh viên có suy nghĩ gì về văn hóa dân gian. * Chùm ý kiến. (1phút 25 giây):
  8. Hiện nay mình thấy các hoạt động VHDG đang bị lãng quên dần và 1. ngay cả bản thân mình cũng chưa từng tham gia các hoạt động VHDG nào. Mình cũng đã từng tham gia các hoạt động VHDG như là tham gia 2. các trò chơi DG ở địa phương, ở trường mình cũng đã đi tham quan rất nhiều làng nghề truyền thống, mình thấy các hoạt động này rất bổ ích giúp bọn mình không lãng quên những giá trị truyền thống của ông cha ta. VHDG đúng là cái cũ, và cái cũ này không hấp dẫn giới trẻ, nếu 3. mình tìm ra vì sao nó không hấp dẫn giới trẻ thì mình sẽ tìm ra cái phương pháp làm sao để thu hút giới trẻ về VHDG, VHDG của mình nó cứ như thế mãi trong suốt bao nhiêu năm, nó không có sự thay đổi, không có sự cải biến, không phù hợp với thời đại bây giờ nữa cho nên VHDG muốn thu hút giới trẻ muốn duy trì được lâu dài thì phải luôn luôn đổi mới, luôn luôn thay đổi hình thái, cách tiếp cận khác nhận, làm cho nó thú vị, đặc sắc hơn. Theo tôi thấy thì nền văn hóa ngoại lai du nhập vào nước ta làm cho 4. các bạn sinh viên không quan tâm đến các hoạt động văn hóa dân gian, và lâu dần sẽ mất đi những bản sắc văn hóa dân tộc, và để bảo vệ những giá trị văn hóa dân tộc thì nhà trường nên lồng ghép những hoạt động về văn hóa dân tộc nhiều h ơn nữa. BTV: Quý vị khách mời và các bạn thính giả vừa lắng nghe một số suy nghĩ của các bạn trẻ về văn hóa dân gian cũng như những hoạt động văn hóa dân gian hiện nay. Các vị khách mời có bình luận gì về những ý kiến vừa rồi không ạ? - Xin mời PGS. TS Trần Thị Trâm! Khách mời 1 trả lời
  9. Tôi cho rằng, hiện nay, các bạn trẻ có người yêu thích, có người không yêu thích. Nhưng nhìn chung các bạn ít thích văn hóa dân gian. Tôi nghĩ đó cũng l à điều dễ hiểu thôi. BTV: Vậy còn bạnMinh? Khách mời 2 trả lời Thực tế mà nói thì, ngày nay, giới trẻ hầu như rất ít quan tâm tới văn hóa dân gian. Điều này nghe thì có vẻ không quan trọng. Nhưng thực sự đây là một lỗ hổng kiến thức cho thế hệ sau này. Ngày xưa, hồi còn nhỏ, cứ đến chiều chiều là trẻ con bọn mình lại gọi nhau chơi các trò chơi dân gian. Còn trẻ con sau này thì lại là cả một vấn đề phải bàn. Không biết là sau này, khi thế hệ các em lớn lên thì không biết là văn hóa dân gian sẽ như thế nào? BTV: Vâng, qua các ý kiến vừa rồi, chúng ta có thể nhận thấy một điều là giới trẻ hiện nay rất ít quan tâm tới văn hóa dân gian, một bộ phận có thể nói l à thờ ở các hoạt động văn hóa dân gian. Là người thuộc giới trẻ bạn Quỳnh có thể đưa ra ý kiến để lý giải điều này không ạ? Khách mời 3 trả lời Tớ nghĩ là giới trẻ hiện nay không quan tâm tới văn hóa dân gian l à do không thấy được tầm quan trọng của văn hóa dân gian. Xu h ướng hiện nay là giới trẻ luôn chạy theo xu hướng phương tây nên nó bị pha trộn, nó không mang bản sắc, tính dân tộc mà nó chỉ mang tính giải trí nhu cầu trước mắt. - Thưa cô Trần Thị Trâm, là một người có nhiều năm nghiên cứu về văn hóa dân gian, cô có thể lý giải tại sao giới trẻ hiện nay lại thờ ơ với văn hóa dân gian?
  10. Khách mời 1 trả lời Thứ nhất là do sở thích của mỗi người. Thứ hai là do đặc điểm lứa tuổi. Tuổi trẻ thường thích cái mới. Văn hóa dân gian lại l à kết tinh của những giá trị truyền thống. Tôi cho rằng, nguyên nhân cơ bản khiến các bạn trẻ ít thích văn hóa dân gian là vì các bạn ấy còn chưa hiểu hết giá trị quý báu của văn hóa dân gian. Và cũng có một lý do khác nữa là đặc điểm của thời đại. Trong giai đoạn hiện nay, khi có sự mở cửa giao lưu làm thay đổi mô hình con người văn hóa. Con người phải lo mưu sinh, lo mưu cầu danh lợi. Vì thế mà cũng ít quan tâm hơn tới văn hóa truyền thống. Về phía văn hóa dân gian truyền thống, ng ày nay cũng có những giá trị không còn hoàn toàn phù hợp nữa. BTV: Vâng! Đó là những lí do rất chủ yếu, tuy nhiên, theo như tôi nghĩ thì việc các bạn trẻ hiểu chưa đúng hay chưa có những khái niệm cụ thể như “thế nào là văn hóa dân gian?”, “văn hóa dân gian có vai trò như thế nào trong xã hội” cũng là một trong những nguyên nhân khiến các bạn trẻ trở nên thờ ơ với nó. - PGS. TS Trần Thị Trâm có thể giải thích rõ hơn về khái niệm và vai trò của văn hóa dân gian không ạ? Khách mời 1 trả lời Theo định nghĩa trong từ điển triết học: “ Văn hóa là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử của mình. Tôi cho rằng, văn hóa chính là quan niệm về cái đẹp của mỗi cộng động. Văn hóa dân gian là quan niệm về cái đẹp của đại đa số nhân dân lao động. Văn hóa dân gian l à sự thông tuệ và minh triết của dân gian hàng nghìn đời hội tụ. Cho nên, văn hóa dân gian chính là m ột kho báu về kinh nghiệm đối nhân sử thế v à rất đắc nhân tâm. Văn hóa dân gian góp phần chống sự xâm lăng văn hóa. Góp một phần quan trọng vào việc xây dựng những mô hình văn hóa mới. Một nền văn hóa mới là tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tiên tiến là nói đến giao lưu. Còn bản sắc dân tộc là
  11. nói đến truyền thống. Tôi cho rằng văn hóa dân gian nó gắn với cuộc sống, xuất phát từ cuộc sống và quay trở về phục vụ cuộc sống. Văn hóa dân gian có tính chất ứng dụng thực tiễn rất lớn. Một trong những nhà nghiên cứu lớn là Hoài Thanh đã nói: “ Không có một sản phẩm nhân tạo nào, không một sản vật tự nhiên nào hay một con người, một nếp cảm, nếp nghĩ nào thực sự Việt Nam mà không tìm thấy hình ảnh trong kho tang văn hóa vĩ đại mà vô giá ấy. Kho tàng ấy chính là văn hóa dân gian”. BTV : Cảm ơn PGS. TS Trần Thị Trâm! vâng, ngay sau đây, mời các vị khách mời, quý vị thính giả cùng đến với phản ánh của PV Linh Chi xung quanh vấn đề “ Sinh viên với các hoạt động văn hóa dân gian”. * Bài phản ánh.(3 phút 50 giây) Văn hóa dân gian trong giới trẻ hiện đại Việc giữ gìn và phát huy những vốn quý của văn hóa dân tộc là nhiệm vụ chung của toàn xã hội, đặc biệt là thanh niên, những người chủ tương lai của đất nước. Hiện nay, có một thực tế đáng buồn là giới trẻ, trong đó có sinh viên, ít hoặc không quan tâm tới văn hóa dân gian. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận rằng vẫn có một bộ phận không nhỏ các bạn trẻ yêu thích, say mê và ra sức gìn giữ những nét đẹp văn hóa dân gian. Nhiều bạn trẻ rất hào hứng khi tham gia các lễ hội dân gian, lễ hội tại các bảo tàng hay đơn thuần như học hát, chơi các loại nhạc cụ truyền thống v.v… Theo chân các bạn sinh viên tới hội trường vòng sơ khảo cuộc thi Ngôi sao tài năng Học viện Báo chí và Tuyên truyền- AJC’s Star, chúng tôi có dịp gặp gỡ và trao đổi với bạn An Thị Liễu- sinh viên năm thứ ba khoa Phát thanh- Truyền hình.
  12. Là một trong số hơn hai trăm thí sinh tham d ự cuộc thi, lại có niềm đam mê đặc biệt với các môn nghệ thuật Chèo truyền thống, bạn đã chọn diễn trích đoạn vở “Thị Mầu lên chùa”. Chia sẻ với chúng tôi, bạn cho biết: “Mỗi người đều có niềm đam mê và sở thích riêng của mình. Và với mình, tham gia thi AJC’s star với phần diễn chèo là niềm vui của mình. Mình muốn cho các bạn trẻ thấy được vẻ đẹp của những câu hát chèo. Khác với Opera, buộc các nghệ sĩ phải thuộc lòng từng lời hát theo nhạc trưởng chỉ huy, thì như các bạn thấy, những người nghệ sĩ chèo được phép hát tự do, bẻ làn, nắn điệu để thể hiện được cảm xúc của nhân vật”. Cuộc thi AJC’s Star là cuộc thi tìm kiếm những tài năng ở mọi hình thức của Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Quan sát phía trong phòng chờ, chúng tôi nhận thấy, bên cạnh những tiết mục như nhảy hiện đại, khiêu vũ, hát……, cũng có khoảng hơn một phần tư số tiết mục được trình diễn dưới hình thức văn hóa dân gian. Trao đổi với chúng tôi, chị Phí Nguyễn Thùy Linh- BGK vòng sơ khảo cuộc thi AJC’s Star cho biết: “Trong 40 tiết mục vào vòng sơ khảo cũng có đến khoảng gần 10 tiết mục ở thể loại dân gian. Thực ra, nhạc dân gian nói riêng, và các dòng nhạc dân tộc mà ông cha ta đã nghe chưa bao giờ nhạt phai giá trị. Với AJC’S STAR cũng vậy, các bạn sinh viên đều rất trẻ trung, năng động. Thế nh ưng những ai đã yêu thích, tìm hiểu cũng như là đam mê thể hiện các dòng nhạc dân gian và các tiết mục diễn xuất theo âm hưởng dân gian thì đều rất xuất sắc”. Bên cạnh đó, các địa điểm giới thiệu văn hóa dân tộc cũng đ ược nhiều bạn quan tâm như Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam, Bảo tàng dân tộc học Việt
  13. Nam. Theo thống kê, trong năm 2010, sinh viên chiếm gần 40% số khách trong nước đến Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Bạn Mạnh Hùng, sinh viên khoa Tài chính, Học viện Ngân Hàng cho biết: “Đầu năm nào cũng vậy, bảo tàng dân tộc học VN đều mở lễ hội về các dân tộc anh em, năm nào mình cũng đến đó vừa chơi, vừa hiểu biết thêm về họ”. Ngày nay, các bạn trẻ có rất nhiều cơ hội để tham gia và tìm hiểu sâu hơn về văn hóa dân gian. Trong các lễ hội truyền thống ở các địa phương hay những ngày lễ đặc biệt như giỗ tổ Hùng Vương. Bạn Thúy An, sinh viên năm thứ 3- khoa Thư viện thông tin- Đại học Văn Hóa Hà Nội cho biết: “Hàng năm cứ mỗi dịp tết đến, mình thường tham gia vào các lễ hội truyền thống, hoặc đi chùa chiền cùng bạn bè và gia đình. Mình thấy ở các lễ hội truyền thống đó có rất nhiều bạn trẻ tham gia. Mình nghĩ là các lễ hội truyền thống đó sẽ không bị mai một mà sẽ ngày càng phát triển hơn. Và mình tin rằng các bạn trẻ sẽ ngày càng quan tâm hơn”. Để cho những giá trị văn hóa dân gian không bị mai một, không chỉ là ý thức trực tiếp của các bạn trẻ mà các cơ quan chức năng cũng cần phải vào cuộc. Có như vậy, văn hóa dân gian và các hoạt động văn hóa dân gian mới thu hút nhiều hơn sự tham gia của các bạn trẻ, giúp suối nguồn văn hóa dân gian chảy mãi trong nhịp sống hiện đại. BTV: Vâng, có thể nói, tình trạng sinh viên ít hoặc không quan tâm tới văn hóa dân gian ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, có một chi tiết mà bài phản ánh đã đề cập đó là văn hóa dân gian vẫn có khả năng tồn tại và phát triển trong cuộc sống của giới trẻ hiện nay. Các vị khách mời có ý kiến như thế nào về kết luận này?
  14. Khách mời 2 trả lời Thực ra mình rất đồng tình với ý kiến là văn hóa dân gian vẫn có khả năng tồn tại và mình còn tin rằng văn hóa dân gian còn có khả năng phát triển hơn nữa. Mình tin vào thế hệ trẻ ngày nay. Vẫn còn có những bạn ý thức được rằng chúng ta nên làm gì và phải làm gì để giữ gìn và phát triển văn hóa dân gian. Khách mời 3 trả lời Tớ đồng ý là văn hóa dân gian vẫn có khả năng tồn tại và phát triển bây giờ vẫn còn một số bạn sinh viên quan tâm tới văn hóa dân gian. Ví dụ như ở trường tớ có một câu lạc bộ nghệ thuật truyền thống, các bạn ở đó vẫn tham gia các hoạt động như hát ca trù, hát trống quân, múa hầu đồng. Nó đều là những bộ môn nghệ thuật truyền thống. BTV: Vâng rõ ràng kết luận trên là hoàn toàn có cơ sở phải không ạ? Tuy nhiên, có một vấn đề đặt ra đó là, làm thế nào để giới trẻ dành cho văn hóa dân gian nhiều sự quan tâm hơn và tham gia tích cực hơn tới hoạt động văn hóa dân gian, dường như là một câu hỏi khó? BTV: Đứng dưới góc độ là một nhà chuyên môn, PGS. TS Trần Thị Trâm có thể đưa ra một vài giải pháp không ạ? Khách mời 1 trả lời Trước hết, tôi cho rằng là để giới trẻ yêu thích văn hóa dân gian thì phải tuyên truyền thế nào mà để họ nâng cao nhận thức. Bằng cách, một là trong nhà trường. Nhà trường thì giáo dục một cách có hệ thống. Nhưng mà ở trong gia đình thì giáo dục sinh động hơn từ trong thực tiễn một cách thường trực. Cho nên, các bận cha mẹ phải ý thức được điều này, mà các bậc cha mẹ cũng phải nâng cao được ý thức và trình độ của mình. Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng
  15. cũng là rất cần thiết. Như vậy là ở đây, kết hợp giữa tuyên truyền ở nhà trường, ở gia đình, ở xã hội, ở các phương tiện thông tin đại chúng. BTV : Hiện nay, có một số nhà sản xuất Game còn lồng thêm các trò chơi mang tính văn hóa dân gian. Dưới góc độ là một người trẻ, bạn Minh có suy nghĩ nh ư thế nào? Khách mời 2 trả lời. Việc một số nhà sản xuất game lồng một số tr ò chơi mang tính dân gian là một ý tưởng rất tốt. Mình tán thành ý tưởng như thế này. Nó vừa giữ được những nét truyền thống vừa mang tính thời đại. Chính điều đó cũng chứng minh cho chúng ta thấy là chúng ta vẫn có thể giữ lại được những nét đẹp của văn hóa dân gian trong đời sống hiện đại. Thậm chí, chúng ta có thể phát triển, đ ưa ra tầm thế giới. Các nước khác có khả năng du nhập nền văn hóa vào nước ta vậy thì tại sao chúng ta không thể du nhập nền văn hóa của ta vào nước họ? Tuy nhiên là chúng ta vẫn rất cần những bộ phận giới trẻ hiểu được điều đó. BTV : Bạn có thể nêu một vài giải pháp mà theo bạn cho là hiệu quả không? Khách mời 2 trả lời. Về giải pháp, theo ý kiến của các nhân mình thì, chúng ta ngã ở đâu thì hãy đứng dậy ở đó. Chúng ta sẽ khôi phục, duy trì và phát triển văn hóa dân gian theo cách mà nó dần bị mất đi. Bây giờ thời đại công nghệ thông tin phát triển nên là có quá nhiều văn hóa ngoại lai du nhập vào. Ngược lại, chúng ta hãy cho thế giới thấy là chúng ta có một nền văn hóa dân gian nh ư thế nào. Ví dụ như ý tưởng của một số nhà sản xuất Game nh ư bạn đã nêu. Bản thân mình là một diễn viên nói riêng và là một người làm nghệ thuật nói chung mình vẫn luôn nghĩ cách làm sao có thể kết
  16. hợp được những giá trị dân gian truyền thống vào tác phẩm của mình. Đây là một công việc khó nhưng không có nghĩa là không làm được. BTV: Vậy còn bạn Quỳnh thì sao ạ? Khách mời 3 trả lời. Tớ nghĩ là các bạn trẻ nên tham gia các câu lạc bộ nghệ thuật truyền thống. Khi tham gia, các bạn sẽ thấy sự đam mê và thu hút của văn hóa dân gian. Các bạn có thể đi tham quan các làng nghề để học tập và tiếp thu những tinh túy của văn hóa dân gian. Các bạn còn có thể tới thăm các khu bảo tàng như Dân tộc học, tham gia làm tình nguyện viên trong các chương trình ở đó. Từ đó, văn hóa dân gian sẽ được đẩy mạnh và phát triển. BTV: Vâng! Trong chương trình ngày hôm nay, các vị khách mời đã cùng trao đổi rất nhiều về thực trạng, nguyên nhân cũng như làm thể nào để các hoạt động văn hóa dân gian trở thành vấn đề được giới trẻ quan tâm nhiều hơn. Hi vọng, qua cuộc trao đổi vừa rồi, các bạn trẻ có thể suy nghĩ và tích thêm vào thực đơn tinh thần của mình một “món ăn” mang tên “văn hóa dân gian”. - Xin trân trọng cảm ơn các vị khách mời đã đến tham dự “Diễn đàn Sóng trẻ” ngày hôm nay. - Cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý thính giả! Xin chào và hẹn gặp lại các bạn trong những chương trình lần sau. 5. Ca khúc: (2 phút 16 giây)
  17. Phát ca khúc *MC Nam : - Các bạn vừa lắng nghe ca khúc Ngày vui bầu cử, sáng tác Lê Đăng Khoa do Tốp ca nam nữ Đài Tiếng nói Việt Nam trình bày. - Tiếp tục chương trình, mời các bạn đến với chuyên mục “Sinh viên với hoạt động bầu cử” . Chúng ta sẽ cùng nghe bài phản ánh “ Sinh viên hướng tới ngày hội bầu cử” của phóng viên Hương An. 6. Chuyên mục Sinh viên với hoạt động bầu cử : (2 phút 40 giây). Sinh viên hướng tới ngày hội bầu cử Theo ghi nhận của phóng viên Sóng trẻ, cho đến thời điểm này, tại các trường ĐH, CĐ trên địa bàn TP Hà Nội, mọi công tác chuẩn bị đã được triển khai thực hiện một cách nghiêm túc, bảo đảm đúng trình tự các bước và thời gian theo quy định của Luật và đến nay đã hoàn tất, sẵn sàng cho ngày bầu cử. Tại khắp các điểm bầu cử, hòm phiếu đã niêm phong kĩ càng, cờ hoa rực đỏ, nhiều băng rôn, biểu ngữ với các dòng chữ “Nhiệt liệt chào mừng ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011- 2016( ngày 22 tháng 5 năm 2011)” hay “Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân”…Bên cạnh đó, tại các điểm bầu cử cũng đã niêm yết đầy đủ danh sách cử tri và danh sách ứng cử viên. Tất cả đều rực lên không khí phấn chấn của ngày hội bầu cử trên cả nước. Dạo qua một vòng các trường Đại học trên địa bàn TP, có rất nhiều các bạn sinh viên với những suy nghĩ khác nhau về ngày hội trọng đại này.
  18. Bạn Thạch Thị Hiển, Sinh viên khoa Luật kinh tế trường Đại học Luật tâm sự “ Mình không cảm thấy hồi hộp vì đây là lần thứ hai mình đi bầu cử. Mình cảm thấy rất tự hào vì thông qua việc bầu cử mình đã thể hiện được quyền công dân, cũng như quyền và nghĩa vụ của mình.” Còn tại Kí túc xá Học viện Báo chí và Tuyên truyền, không khí bầu cử đã rộn ràng từ những ngày đầu tháng 5 khi mà loa PT của KTX phát huy hết công suất để tuyên truyền bầu cử, hướng dẫn cách thức bầu cử hợp lệ, thông báo địa điểm niêm yết danh sách cử tri tới các sinh viên. Bạn Nguyễn Thị Thu sinh viên phòng 402 kí túc xá Học viện Báo chí và Tuyên truyền nói về nguyện vọng của mình khi tham gia bầu cử: “ Mình rất là háo hức đi bầu cử. Hôm trước, ở chỗ mình cũng tổ chức tiếp xúc cử tri và mình cũng có tham gia để hiểu rõ hơn về các ứng cử viên. Mình hi vọng lá phiếu sắp tới của mình sẽ chọn ra được những người đại biểu xứng đáng, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của chúng mình.” Một điều đáng lưu ý là trong danh sách c ử tri, có rất nhiều bạn là sinh viên năm thứ nhất, vừa đủ 18 tuổi để cầm trong tay lá phiếu cử tri nên không giấu được sự bỡ ngỡ, háo hức. Bạn Nguyễn Ngọc Hương sinh viên khoa Ngữ Văn Đại học Sư phạm chia sẻ: “ Mình cảm thấy rất hồi hộp và lo lắng vì đây là lần đầu tiên mình tham gia bầu cử. Mình cũng không biết phải làm thế nào và bầu chọn những ai”. Trước ngày bầu cử, các khâu chuẩn bị đã được tiến hành nghiêm túc, có kế hoạch, lịch trình cụ thể, bảo đảm dân chủ, đúng quy trình luật định. Lúc này đây, mỗi bạn trẻ là mỗi tâm trạng, suy nghĩ và cách thể hiện khác nhau song tất cả đều hy vọng rằng, ngày bầu cử sẽ diễn ra thành công, đáp ứng đúng nguyện vọng của các cử tri trẻ nói riêng và cử tri cả nước nói chung là lựa chọn những đại biểu có đủ đức, đủ tài đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Quyết tâm phấn đấu vì sự nghiệp chung của đất nước.
  19. 7. Đồng hành cùng bạn: (3 phút 18 giây) *MC Nữ: Các bạn thân mến! “Đồng hành cùng bạn” hôm nay mời các bạn tới thăm một câu lạc bộ hiện đang thu hút giới trẻ Hà thành tham gia. Điều đặc biệt ở CLB này chính là ở đôi giày 8 bánh. Vâng! Đó chính là Inline Skate Club!(câu lạc bộ trượt băng mạo hiểm). Câu lạc bộ trượt băng mạo hiểm: Trong số những môn thể thao đường phố hiếm môn nào lại có sức hút mọi lứa tuổi như Inline Skate. Với các thể loại như Slalom lượn qua các hàng cốc; các kiểu phanh với Sline, hay mạo hiểm bay nhảy với Aggressive. Từ trẻ em, thanh niên cho đến các bậc trung tuổi đều bị những vũ điệu vừa dẻo dai, vừa mạnh mẽ l àm cho say đắm. Được biết Inline Skate du nhập vào Việt Nam gần bốn năm và Inline Skate Club được thành lập từ đó. Cứ mỗi buổi chiều khuôn viên tượng đài Lý Thái Tổ sôi động hơn bao giờ hết bởi những thành viên đang tập luyện Inline Skate tại đây. Người thành lập ra Inline Skate Club Hà Nội là Quang Linh – hiện Linh là sinh viên Trung cấp nghề, cũng là người đầu tiên đưa bộ môn Inline Skate này đến với các bạn trẻ Hà Nội. Hãy nghe bạn tâm sự về ngày đầu mới tập luyện bộ môn mới tinh này:
  20. “Mình biết đến bộ môn này qua một người anh đã du học bên Pháp. Khi về Việt Nam anh ấy đã mang một đôi giầy về và chơi tại tượng đài Lênin, khi đi qua nhìn thấy mình cảm thấy rất là hay rất là thích thú, khi anh ấy trượt rất là đẹp mắt. Và khi đó mình đã quyết định đầu tư một đôi giày và tập” Linh còn cho biết thêm là cậu đã phải tự mày mò học những kỹ thuật trên mạng vì không có ai dạy. Những ngày đầu mới thành lập, do số lượng người chơi còn hạn chế nên CLB đã gặp không ít những khó khăn để được như ngày hôm nay. Cùng sát cánh với Linh từ những ngày đầu còn có Phạm Hải Sơn – SV trường Đồ họa ARINA. Nói về những khó khăn của CLB, Sơn chia sẻ: “Những ngày đầu thì bọn em khó khăn với việc là đưa bộ môn này vào giới trẻ. Còn bây giờ khi mà các bạn trẻ đã cảm thấy quen thuộc dần với bộ môn Inline Skate thì cái khó khăn duy nhất là sân bãi. Không có một sân bãi nào thật sự là chuyên nghiệp để cho những bộ môn X -game đặc biệt là bộ môn Inline Skate để các bạn tập luyện thường xuyên và chuyên nghiệp hơn” Còn những thành viên trong CLB họ nói gì? Đỗ Mạnh Hùng, sinh viên trường ĐH Bách khoa cho biết: “Nó đem lại sức khỏe tốt đặc biệt là đôi chân. Thứ 2 là nó đem lại sự nhạy bén, đồng thời việc giữ thăng bằng cơ thể sẽ rất là tốt” “Mình là Hiền hiện mình đang học tại trường THPT Đoàn Kết – Hai Bà Trưng. Mình tham gia CLB cũng gần một năm rồi mình thấy rất là thú vị, mình rất là đam mê môn này” Một điều đặc biệt nữa tại Inline Skate Club là các thành viên không chỉ là những sinh viên, học sinh mà còn cả những em bé lớp 1, lớp 2 và có cả những thành viên là phụ huynh lớn tuổi. Tuy vẫn còn nhiều khó khăn nhưng Linh và các thành viên
nguon tai.lieu . vn