Xem mẫu

  1. Kĩ năng xây dựng nhóm làm việc hiệu quả
  2. Trong công việc, đôi khi việc hợp tác làm việc nhóm với cá nhân khác đem lại nhiều mâu thuẫn và ức chế hơn là khả năng tập hợp sức mạnh tập thể vốn được ca ngợi. Bản thân những người lãnh đạo nhóm dù cố gắng đến đâu để điều khiển trơn tru những hoạt động tập thể cũng không thể tránh được sai lầm. Kĩ năng xây dựng nhóm làm việc hiệu quả Theo Glem Parker, chuyên gia tư vấn về xây dựng nhóm ăn ý tại Princeton, tác giả cuốn Team players and teamwork: New strategies for developing success, để làm việc theo nhóm hiệu quả việc đầu tiên người lãnh đạo phải làm đúng là lựa chọn thành viên hiệu quả. Chuyên gia Parker đã đưa ra những bí quyết cho nhà lãnh đạo có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ đầu tiên này: 1. Định hình những gì mình cần
  3. V ới cương vị của một nhà quản lý dự án, bạn cần phải xác định rõ những yêu cầu của dự án một cách đ ơn giản, rõ ràng và súc tích. Một khi xác định được những mục tiêu và kết quả của dự án, hãy xem xét đến những kĩ năng bạn cần để thực hiện nó tốt nhất. H ãy luôn nhắc nhở rằng điều bạn cần có thể khác với những điều bạn có, đừng quá cả nể tiếp nhận những người đã quen thuộc nhưng không phù hợp với công việc hiện tại. Xem xét thật cẩn thận và đánh giá những kĩ năng đã có trong nội bộ tổ chức cũng như liệu bạn có cần phải thuê nhân sự bên ngoài (những người làm việc tự do, tư vấn…) hay không. 2. Sẵn sàng với nhân sự dự phòng Nhà quản trị cần phải có một sự linh hoạt điều chỉnh hoạt động giữa các thành viên trong nhóm: mỗi thành viên cần phải thích nghi nhanh chóng với việc thay đổi hạn định, luân chuyển nhiệm vụ trong trường hợp có thành viên không thể hoàn thành hoặc cần hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành công việc. Đặc biệt đối với những kĩ năng cần thiết cho sự thành công của dự án, hãy đảm bảo rằng những thành viên khác trong nhóm cũng cần phải có kĩ năng này phòng khi có những vấn đề nảy sinh. 3. Lựa chọn đủ số người Sai lầm của nhiều nhà lãnh đ ạo là xây dựng một đội quá nhiều hoặc quá ít thành viên cho dự án, điều đó có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng. Dư thừa người trong đội có thể dẫn đến những áp lực về mặt tài chính, những thắc mắc về việc phân chia công việc, lãng phí thời gian hay thông tin chậm trễ. Tương tự, thiếu người lại khiến mọi người cảm thấy bị áp lực về thời gian, làm việc quá sức, thiếu hụt những kĩ năng và làm hẹp phạm vi hoàn
  4. thành mục tiêu của dự án. Vì vậy, quản lý dự án cần tuyển đủ người cần thiết và trong mức ngân sách cho phép. Trong hầu hết các trường hợp, việc đạt được sự cân bằng về nhân lực trong nhóm là vô cùng khó. Tuy nhiên, với những nhà quản lý kinh nghiệm, chắc chắn họ sẽ biết cân bằng giữa những yêu cầu về kĩ năng, số người và phân bổ nhân lực một cách hợp lý. 4. Đề cao những ng ười tâm huyết Một dự án hay một công việc sẽ không thể nào có kết quả mỹ mãn nếu những người đóng góp cho dự án lại thiếu hứng thú với nó. Những nhà quản lý dự án cần phải đảm bảo chọn đúng các thành viên trong nhóm – người thành thạo về lĩnh vực dự án sẽ làm, tâm huyết với những kết quả từ công việc trước mắt và có thể sẵn sàng cống hiến những đóng góp ý nghĩa. Thực tế cho thấy, nhiều dự án bị thất bại hay bị trì hoãn là do các thành viên trong nhóm dành ưu tiên của họ cho những việc khác. Khi tình huống đó xảy ra, công việc bị đổ dồn vào những người còn lại gây bế tắc và quá tải dẫn tới kết quả cuối cùng không như mong đợi, d o vậy, nhà quản trị đừng miễn cưỡng mời bằng đ ược những người có kĩ năng tốt nhưng thiếu nhiệt tình cho công việc nhóm. 5. Tôn trọng cá tính và phong cách làm việc của các thành viên Bí quyết thành công trong hoạt động nhóm được đúc kết trong 2 chữ “tôn trọng”. Người quản lý dự án cần biết rõ các thành viên – tính cách, phong cách làm việc của họ… Luôn tôn trọng các cá nhân trong nhóm của mình để từ đó có cách quản lý họ hiệu quả. Sẽ tốt hơn nếu loại bỏ những cá nhân thích
  5. tranh cãi và thách thức người khác vì mục đích của dự án và tâm trạng của những thành viên khác. Bình tĩnh và kiềm chế cảm xúc là những tính cách cần thiết đối với người quản lý dự án vì bạn là người có ảnh hưởng trực tiếp để thái độ và tâm trạng của cả nhóm. Khi chú ý và quan sát tính cách cá nhân, người lãnh đạo sẽ giao trách nhiệm cho đúng người, đảm bảo mỗi thành viên thấy đ ược tầm quan trọng và những đóng góp của họ đều đáng quý như nhau trong dự án. N ếu bạn làm được những gợi ý trên cũng có nghĩa là b ạn đã đ i được một nửa con đường dẫn tới kết quả thành công rồi đó.
nguon tai.lieu . vn