Xem mẫu

KĨ NĂNG QUẢN LÝ XUNG ĐỘT TRONG LÀM VIỆC NHÓM
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ
HỒ THỊ TRÚC QUỲNH
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
Tóm tắt: Con người bao giờ cũng thuộc về một nhóm xã hội nhất định. Khi
làm việc nhóm, tranh luận và xung đột là một phần thiết yếu và cần thiết.
Tuy nhiên, nếu không quản lý tốt xung đột thì nó sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu
quả làm việc nhóm. Muốn thành công khi làm việc nhóm thì sinh viên sư
phạm cần thiết phải có kĩ năng quản lý xung đột. Kết quả điều tra cho thấy,
sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế (ĐHSP – ĐH Huế) đã
nhận thức được vai trò của kĩ năng quản lý xung đột trong nhóm đối với học
tập và hoạt động nghề nghiệp, tuy nhiên, kĩ năng quản lý xung đột của sinh
viên chỉ ở mức “trung bình”. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, đề tài đã đề
xuất một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng quản lý xung đột cho sinh
viên.
Từ khóa: kĩ năng; xung đột; làm việc nhóm; sinh viên

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Làm việc nhóm là một “kỹ năng mềm” quan trọng đối với con người trong cuộc sống
hiện đại. Kĩ năng làm việc nhóm là khả năng thực hiện thành thạo và có kết quả một
hành động nào đó bằng cách vận dụng những kiến thức, những kinh nghiệm đã có để
hành động phù hợp với ngữ cảnh và điều kiện cụ thể của nhóm làm việc [1], [2], [4].
Quản lý xung đột trong nhóm là một trong những kĩ năng thành phần của kĩ năng làm
việc nhóm. Nó được hiểu là khả năng kiểm soát tốt các mâu thuẫn trong nhóm được tạo
nên bởi nhiều người có tư tưởng, quan điểm, văn hóa, nguồn gốc xã hội, cách làm việc,
nhu cầu, giá trị, mục đích… khác nhau [1], [2], [3]. Kĩ năng quản lý xung đột có vai trò
quan trọng trong việc giúp sinh viên tăng cường sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau giữa
các thành viên trong nhóm; nâng cao khả năng phối hợp nhóm thông qua việc thảo luận,
thương thảo khi giải quyết mâu thuẫn; hiểu rõ hơn về các mục tiêu của công việc.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, bên cạnh những sinh viên có kĩ năng quản lý xung đột
trong nhóm tốt, còn một bộ phận không nhỏ sinh viên vẫn yếu về kĩ năng này, vì thế, họ
đã gặp không ít khó khăn, lúng túng khi gặp phải những mâu thuẫn, xung đột trong quá
trình làm việc nhóm. Để đề xuất được các biện pháp nâng cao kĩ năng quản lý xung đột
cho sinh viên, cần thiết phải tìm hiểu thực trạng kĩ năng này ở họ.
Để tìm hiểu kĩ năng quản lý xung đột của sinh viên, nghiên cứu đã sử dụng bảng hỏi
khảo sát trên 157 sinh viên thuộc hai khối năm 2 và 3 của trường ĐHSP – ĐH Huế. Kết
quả điều tra bằng bảng hỏi được xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 16.0. Ngoài ra,
chúng tôi còn sử dụng phương pháp lấy ý kiến chuyên gia để bổ trợ cho phương pháp
điều tra.
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế
ISSN 1859-1612, Số 04(32)/2014: tr. 78-85

KỸ NĂNG QUẢN LÝ XUNG ĐỘT TRONG LÀM VIỆC NHÓM CỦA SINH VIÊN...

79

2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Nhận thức của sinh viên về vai trò của kĩ năng quản lý xung đột khi làm việc
nhóm
Tính tích cực của sinh viên về việc rèn luyện kĩ năng quản lý xung đột trong làm việc
nhóm thường xuất phát từ sự nhận thức đúng đắn về vai trò của kĩ năng quản lý xung
đột. Vì thế, chúng tôi tiến hành tìm hiểu vấn đề này và kết quả thu được ở bảng sau:
Bảng 1. Nhận thức của sinh viên về vai trò của kĩ năng quản lý xung đột trong nhóm
Mức độ
Rất quan trọng

Số lượng

Tỷ lệ (%)
121

77,1

Quan trọng

36

22,3

Bình thường

0

0

Không quan trọng

0

0

Kết quả ở bảng 1 cho thấy, tất cả sinh viên đều đánh giá kĩ năng quản lý xung đột có vai
trò “rất quan trọng” và “quan trọng” trong làm việc nhóm. Như vậy, sinh viên đã nhận
thức đúng đắn vai trò của kĩ năng quản lý xung đột. Nhận thức đúng đắn sẽ giúp sinh
viên tích cực hơn trong việc rèn luyện kĩ năng này. Sự nhận thức về vai trò của kĩ năng
quản lý xung đột trong nhóm còn được thể hiện ở sự đánh giá về ý nghĩa của việc hình
thành kĩ năng quản lý xung đột trong nhóm. Hầu hết sinh viên cho rằng kĩ năng quản lý
xung đột trong nhóm giúp nâng cao sự hiểu biết và sự tôn trọng lẫn nhau giữa các thành
viên trong nhóm (94,3% ý kiến); nâng cao khả năng phối hợp nhóm thông qua việc thảo
luận, thương thảo khi giải quyết mâu thuẫn (83,7% ý kiến); nâng cao hiểu biết của từng
thành viên về các mục tiêu của mình, biết được đâu là mục tiêu quan trọng nhất (89,2%
ý kiến).
Nghiên cứu cũng đã tiến hành tìm hiểu nhận thức của sinh viên về vai trò của kĩ năng
quản lý xung đột trong nhóm dưới góc độ khối lớp và học lực, tuy nhiên, kết quả kiểm
định chỉ ra rằng không có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê.
2.2. Kĩ năng quản lý xung đột trong làm việc nhóm của sinh viên trường Đại học
sư phạm – Đại học Huế
Kĩ năng quản lý xung đột trong nhóm của sinh viên là kết quả của quá trình học tập và
rèn luyện của chính họ. Kĩ năng quản lý xung đột trong nhóm thể hiện trình độ nắm
vững tri thức; sự quan sát và trải nghiệm thực tế; đồng thời phản ánh sự rèn luyện của
sinh viên trong quá trình học tập tại nhà trường sư phạm.
Kĩ năng quản lý xung đột của sinh viên được đánh giá thành 3 mức độ: tốt, trung bình
và kém. Các mức độ đánh giá được lượng hóa thành các mức điểm như sau: “tốt” = 3
điểm; “trung bình” = 2 điểm và “kém” = 1 điểm. Như vậy, điểm số càng cao thì kĩ năng
quản lý xung đột của sinh viên càng tốt. Kết quả khảo sát kĩ năng quản lý xung đột của
sinh viên trong làm việc nhóm được thể hiện ở bảng 2.

HỒ THỊ TRÚC QUỲNH

80

* Xét cho toàn mẫu
Số liệu bảng 2 cho thấy, kĩ năng quản lý xung đột của sinh viên trường ĐHSP – ĐH
Huế ở mức “trung bình”. Điều này chứng tỏ sinh viên còn gặp nhiều khó khăn khi giải
quyết các xung đột nảy sinh trong quá trình làm việc nhóm. Nguyên nhân của thực trạng
này có thể là do sinh viên ít được bồi dưỡng, thực hành làm việc nhóm thường xuyên
(xem bảng 4) hoặc cũng có thể sinh viên có làm việc nhóm nhưng chỉ tham gia một
cách hình thức, thụ động: do hiện tượng “ăn theo”, ỷ lại vào những thành viên tích cực
trong nhóm. Mặt khác, cũng có thể do giáo viên chưa quan tâm đúng mức việc rèn
luyện kĩ năng làm việc nhóm cho sinh viên, ít tổ chức cho sinh viên làm việc nhóm do
thời gian trên lớp hạn chế (xem bảng 4). Đặc biệt, khi nhà trường chuyển sang đào tạo
theo tín chỉ, lớp học đông, một số học phần bị cắt giảm thời gian lên lớp trong khi nội
dung chương trình thì nhiều nên giáo viên càng khó khăn hơn trong việc quan tâm, giúp
đỡ sinh viên rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm. Đây có thể là những lý do khiến sinh
viên trường ĐHSP - ĐH Huế chưa có nhiều hiểu biết, kinh nghiệm cần thiết về kĩ năng
quản lý xung đột trong làm việc nhóm. Để nâng cao kĩ năng quản lý xung đột cho sinh
viên trong làm việc nhóm, nhà trường, giáo viên và sinh viên cần quan tâm đúng mức
đến việc rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm nói chung và kĩ năng quản lý xung đột cho
sinh viên nói riêng.
Bảng 2. Kĩ năng quản lý xung đột của sinh viên trong làm việc nhóm
Kĩ năng
cụ thể
KN1
KN2
KN3
KN4
TBC

CHUNG
ĐTB ĐLC
2,13
2,39
2.27
2,05
2,21

0,88
0,69
0,76
0,85

TB
2,06
2,44
2,23
2,00
2,18

HỌC LỰC
ĐTB
Khá
Giỏi
2,09
2,22
2,47
2,20
2,27
2,29
1,98
2,26
2,20
2,24

F(2,154)
0,80
1,85
0,06
1,35

KHỐI LỚP
ĐTB
t(155)
Năm 2 Năm 3
1,81
2,45 4,93***
2,12
2,68 5,47***
1,92
2,62 6,44***
1,58
2,55 8,76***
1,86
2,58

Chú thích: ĐTB: Điểm trung bình (1 ≤ ĐTB ≤ 3); ĐLC: Độ lệch chuẩn.
KN1: Nhận ra xung đột, coi nó là vấn đề cần được giải quyết, xác định rõ nội dung chi tiết
của xung đột, không quy kết, dán nhãn, tố cáo.
KN2: Lắng nghe nhau, sẵn sàng thay đổi quan điểm của chính mình, phát hiện những khác
biệt giữa hai bên: sẵn sàng hợp tác, xây dựng vì mục đích chung.
KN3: Tìm hiểu hoàn cảnh và điều kiện của người có xung đột với mình để hiểu quan điểm
của họ.
KN4: Có gắng tiến dần tới sự thỏa thuận giữa hai bên.

Dù ở mức trung bình nhưng mức độ thực hiện các kĩ năng thành phần trong kĩ năng
quản lý xung đột của sinh viên trường ĐHSP - ĐH Huế là không đồng đều, trong đó,
sinh viên thực hiện kĩ năng “lắng nghe nhau, sẵn sàng thay đổi quan điểm của chính
mình, phát hiện những khác biệt giữa hai bên: sẵn sàng hợp tác, xây dựng vì mục đích
chung” tốt nhất và kĩ năng “cố gắng tiến dần tới sự thỏa thuận giữa hai bên” ở mức thấp

KỸ NĂNG QUẢN LÝ XUNG ĐỘT TRONG LÀM VIỆC NHÓM CỦA SINH VIÊN...

81

nhất. Kết quả này có thể là do mức độ sử dụng và tính chất của mỗi kĩ năng đối với sinh
viên trong quá trình làm việc nhóm để thực hiện các nhiệm vụ học tập. Mặt khác, thực
trạng trên cũng có thể do mức độ hiểu biết và sự nhận thức về vai trò của mỗi kĩ năng
thành phần ở sinh viên là khác nhau. Thông thường, những kĩ năng được sinh viên nhận
thức đúng đắn vai trò; có tri thức hiểu biết liên quan và thực hành thường xuyên thì họ
thực hiện kĩ năng đó tốt hơn. Ngược lại, những kĩ năng sinh viên nhận thức chưa đúng
đắn vai trò; thiếu tri thức, hiểu biết liên quan và ít được thực hành thì họ thực hiện nó ở
mức thấp hơn.
* Xét theo khối lớp và học lực
Kinh nghiệm trong một hoạt động là một trong những yếu tố quyết định mức phát triển kĩ
năng của hoạt động đó. Kinh nghiệm có thể được truyền từ người này sang người khác
hoặc được tích lũy thành bài học. Kinh nghiệm phụ thuộc vào thời gian, sản phẩm, năng
lực cá nhân, trình độ, khả năng tư duy, sáng tạo. Do đó, những sinh viên có thời gian tiếp
xúc, làm quen, rèn luyện với làm việc nhóm nhiều hơn thì có kinh nghiệm hơn trong việc
quản lý và giải quyết xung đột trong làm việc nhóm. Có lẽ vì vậy mà kĩ năng quản lý
xung đột trong làm việc nhóm của sinh viên năm thứ 3 tốt hơn so với nhóm sinh viên năm
thứ 2 (xem bảng 2). Ngoài ra, số liệu bảng 3 cho thấy mức độ làm việc nhóm của sinh
viên năm thứ 3 thường xuyên hơn sinh viên năm thứ 2. Đây có thể là một lí do dẫn đến sự
khác biệt về kĩ năng quản lý xung đột giữa nhóm sinh viên năm thứ 2 và thứ 3.
Bảng 3. Mức độ làm việc nhóm của sinh viên trường Đại học Sư phạm - ĐH Huế
Mức độ làm
việc nhóm
Thường xuyên
Ít khi
Không bao giờ

Chung
Số lượng
94
59
5

%
59,9
37,6
3,1

Năm 2
Số lượng
%
40
42,6
35
59,3
5
100

Năm 3
Số lượng
54
23
0

%
57,4
38,9
0

Học lực của sinh viên phản ánh nhận thức, thái độ và kĩ năng của các em đối với các
vấn đề của cuộc sống nói chung và quản lý xung đột trong nhóm nói riêng. Trình độ học
lực của sinh viên sẽ chi phối đến khả năng tư duy, tính linh hoạt, sự khôn khéo, thời
gian và mức kiểm soát xung đột trong nhóm. Có thể vì vậy mà mức độ thực hiện các nội
dung trong kĩ năng quản lý xung đột của nhóm sinh viên có học lực khá giỏi tốt hơn
nhóm sinh viên có học lực trung bình. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai nhóm sinh viên
có học lực khá giỏi và trung bình không có ý nghĩa thống kê.
2.3. Các nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế về kĩ năng quản lý xung đột trong làm
việc nhóm của sinh viên trường Đại học sư phạm – Đại học Huế
Với mục đích tìm ra các giải pháp khắc phục những khó khăn, nâng cao kĩ năng quản lý
xung đột trong làm việc nhóm cho sinh viên, ở nghiên cứu này, chúng tôi tập trung tìm
hiểu những nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế về kĩ năng quản lý xung đột trong làm việc
nhóm của sinh viên. Nghiên cứu đã xác định 7 nguyên nhân, các nguyên nhân này được
chia thành 2 nhóm khách quan và chủ quan. Kết quả được trình bày ở bảng 4.

82

HỒ THỊ TRÚC QUỲNH

2.3.1. Các nguyên nhân chủ quan dẫn đến sự hạn chế về kĩ năng quản lý xung đột
trong làm việc nhóm của sinh viên
Những nguyên nhân chủ quan là những vấn đề thuộc về khả năng, nhận thức, ý thức,
thái độ… của sinh viên trong học tập và rèn luyện kĩ năng quản lý xung đột trong làm
việc nhóm. Kết quả bảng 4 cho thấy, nguyên nhân chủ quan cơ bản làm hạn chế kĩ năng
quản lý xung đột của sinh viên là do “sinh viên chưa thấy rõ vai trò của kĩ năng làm việc
nhóm trong thời đại ngày nay”. Cần khẳng định rằng, việc sinh viên nhận thức đúng đắn
về vai trò, ý nghĩa của kĩ năng làm việc nhóm, lợi ích của việc hình thành và phát triển
kĩ năng làm việc nhóm có ảnh hưởng quan trọng, quy định trực tiếp tính tích cực của
sinh viên đến việc hình thành và rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm nói chung và kĩ năng
quản lý xung đột trong làm việc nhóm nói riêng. Có thể vì sinh viên chưa thấy rõ vai trò
của kĩ năng làm việc nhóm trong cuộc sống hiện đại nên nhiều sinh viên tham gia làm
việc nhóm một cách hình thức vì bị bắt buộc, chưa tìm thấy được sự thích thú trong làm
việc nhóm, hiện tượng “ăn theo” điểm của nhóm, hiện tượng sinh viên học yếu, thụ
động ỷ lại vào số sinh viên khá, giỏi, năng động vẫn tiếp tục tồn tại trong nhiều môn học
ở các trường đại học, cao đẳng.
Bảng 4. Các nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế về kĩ năng quản lý xung đột trong làm việc nhóm
của sinh viên trường ĐHSP- ĐH Huế
Các nguyên nhân
ĐTB
Nguyên nhân chủ quan
Sinh viên chưa thấy rõ vai trò của kĩ năng quản lý xung đột trong nhóm
1,59
Sinh viên chưa có hiểu biết và kinh nghiệm cần thiết trong quản lý, xử lý
1,55
xung đột
Sinh viên chỉ chú trọng chuyên môn mà chưa chú ý đúng mức đến việc phát
1,38
triển các kĩ năng mềm
Do học lực của sinh viên chưa cao
1,38
Nguyên nhân khách quan
Sinh viên ít được bồi dưỡng, thực hành làm việc nhóm thường xuyên
Giáo viên chưa quan tâm đúng mức việc rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm
cho sinh viên, ít tổ chức cho sinh viên làm việc theo nhóm do thời gian hạn
chế
Nhà trường ít tạo điều kiện, ít quan tâm rèn luyện kĩ năng này cho sinh viên

1,68
1,43
1,24

Nguyên nhân thứ hai được sinh viên đánh giá cao trong việc làm hạn chế kĩ năng quản
lý xung đột của họ là “sinh viên chưa có tri thức, hiểu biết và kinh nghiệm cần thiết
trong quản lý, xử lý xung đột”. Trong khi đó những tri thức, hiểu biết và kinh nghiệm
cần thiết về kĩ năng quản lý xung đột trong làm việc nhóm sẽ ảnh hưởng lớn đến mức
thực hiện kĩ năng này. Bởi giữa tri thức, hiểu biết và kinh nghiệm về một hoạt động sẽ
ảnh hưởng đến kĩ năng thực hiện hoạt động đó.
Ngoài ra, các nguyên nhân chủ quan như “sinh viên chỉ chú trọng chuyên môn mà chưa
chú ý đúng mức đến việc phát triển các kĩ năng mềm” và “học lực của sinh viên chưa
cao” cũng được sinh viên đánh giá ít nhiều có ảnh hưởng đến kĩ năng quản lý xung đột

nguon tai.lieu . vn