Xem mẫu

  1. Khuyến cáo mới về sức khỏe tiền sinh sản Chăm sóc sức khỏe tiền sinh sản là phương cách đơn giản mà hữu hiệu nhất để làm giảm những biến chứng nguy hiểm cho cả bà mẹ lẫn trẻ em. Tháng Ba năm 2007, Trung tâm Kiểm soát và Phòng bệnh (CDC), Hoa kỳ đã cho xuất bản trên “Journal of the American Board of Family Medicine” những khuyến cáo liên quan đến công tác tư vấn và chăm sóc sức khỏe tiền sinh sản. Chăm sóc sức khỏe tiền sinh sản làm giảm những biến chứng nguy hiểm (google image) Sau đây là những tóm lược quan trọng và thiết thực nhất của khuyến cáo này:
  2. 1. Mỗi một phụ nữ hoặc mỗi cặp bố mẹ tương lai cần có kế hoạch cụ thể về việc khi nào nên có con và nên có bao nhiêu con. Trước và trong quá trình mang thai, việc kiểm tra sức khỏe tại một các sĩ có chuyên môn là điều cần thiết. 2. Bổ sung acid folic: bổ sung acid folic trước và trong quá trình mang thai làm giảm nguy cơ dị dạng ống thần kinh (xương sống, hộp sọ) xuống còn 1/3 so với quần thể chung. Acid folic là một loạit thuốc rẻ tiền và sẵn có. 3. Tiêm chủng ngừa sởi Đức (Rubella) nhằm làm giảm những dị dạng bẩm sinh, nhất là những dị dạng bẩm sinh hệ tim mạch và thần kinh. 4. Phát hiện và điều trị bệnh đái tháo đường: kiểm soát tốt các triệu chứng đái tháo đường làm giảm nguy cơ dị dạng bẩm sinh xuống ba lần. 5. Điều trị hội chứng thiểu năng giáp trạng: quá trình mang thai làm tăng cao nhu cầu bổ sung hormone tuyến giáp ở
  3. những bà mẹ mắc chứng thiểu năng giáp trạng. Việc can thiệp sớm bằng liệu pháp thay thế hormone sẽ có tác dụng tốt lên quá trình phát triển thần kinh của thai nhi. 6. Chủng ngừa viêm gan siêu vi B ở những phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao. 7. Tầm soát và điều trị HIV. 8. Tầm soát và điều trị triệt để tình trạng nhiễm vi khuẩn gây bệnh lậu (Neiseria gonorrhoea), vi khuẩn gây viêm đường sinh dục Chlamydia trachomatis. Điều trị dứt điểm tình trạng nhiễm các vi khuẩn này làm giảm đáng kể nguy cơ thai lạc chỗ (thai không làm tổ ở tử cung mà làm tổ nơi khác có thể gây nên biến chứng chết người và di chứng vô sinh), giảm thiểu chứng vô sinh cũng như làm giảm tình trạng chậm phát triển tinh thần và mù ở trẻ sơ sinh. 9. Những phụ nữ đang sử dụng thuốc chống đông máu bằng đường uống như Warfarin có thể có nguy cơ cao sinh con bị dị dạng cũng như tăng cao các biến chứng chảy máu
  4. trong thai kỳ. Cần bàn bạc cụ thể với bác sĩ điều trị. Nếu có thể thì nên ngưng thuốc chống đông khi quyết định có thai. 10. Những phụ nữ đang dùng các thuốc điều trị động kinh cũng có thể có khả năng tạo nên quái thai. Do đó cần lập kế hoạch với bác sĩ điều trị để hạ thấp liều điều trị đến mức thấp nhất có thể được. 11. Ngừng việc tự ý dùng các loại thuốc có chứa vitamin A. Thuốc này chỉ nên dùng trong thời gian mang thai nếu có chỉ định của bác sĩ và phải tuyệt đối tuân thủ liều chỉ định. Vitamine liều cao có thể gây dị dạng cho thai nhi. 12. Ở Việt nam hiện nay tỉ lệ phụ nữ hút thuốc lá không nhiều nhưng cũng cần chú ý đến vấn đề này. Người mẹ hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai, đẻ non, trẻ nhẹ cân cũng như tăng cao các bệnh lý hô hấp cho trẻ. Một điều quan trọng cũng cần chú ý là tình trạng hút thuốc thụ động ở công sở và ở tại nhà. Các ông bố tương lai cũng cần biết rõ mối nguy hại từ việc hút thuốc lá của mình đối với sức khỏe của đứa con sau này.
  5. 13. Chấm dứt việc lạm dụng các thức uống chứa cồn. 14. Điều trị béo phì: Một cân nặng phù hợp trước khi có thai làm giảm nguy cơ dị dạng thần kinh, đẻ non, tiểu đường, mổ đẻ, tăng huyết áp và các bệnh lý tắc nghẽn mạch máu khác. Theo Cuộc Sống Việt Bài từ Tủ sách Khoa học VLOS
nguon tai.lieu . vn