Xem mẫu

Xã hội học số 3 (123), 2013

KHOA XÃ HỘI HỌC VÀ TÂM LÝ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ-HÀNH CHÍNH KHU VỰC I:
25 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
TRẦN THỊ MINH NGỌC*

Khoa Xã hội học và Tâm lý lãnh đạo, quản lý mà tiền thân là khoa Kiến thức bổ trợ đã trải
qua chặng đường 25 năm xây dựng và phát triển của mình. Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, Ban
Giám đốc trường Nguyễn Ái Quốc Khu vực I, nay là Học viện Chính trị-Hành chính Khu vực I,
25 năm qua, khoa Xã hội học và Tâm lý lãnh đạo, quản lý đã có những đóng góp quan trọng vào
sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học của Học viện.
1. Chặng đường 25 năm đầy thử thách
Ngày 25 tháng 12 năm 1989, Giám đốc trường Nguyễn Ái Quốc Khu vực I đã ký quyết định
thành lập Khoa Tâm lý-Xã hội học trên cơ sở khoa Kiến thức bổ trợ với nhân lực gồm 02 phó tiến sĩ,
06 cử nhân, hầu hết được đào tạo từ các chuyên ngành khác như Triết học, Lịch sử, Địa lý; không có
giảng viên nào được đào tạo đúng chuyên ngành Xã hội học. Sau khi thành lập, Khoa được bổ sung
thêm 2 giảng viên (01 phó tiến sĩ tâm lý học, 01 cử nhân xã hội học văn bằng 2). Nhiệm vụ của Khoa
lúc đó là giảng dạy 2 bộ môn mới: Xã hội học và Tâm lý lãnh đạo cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp
huyện và tương đương, các ban, ngành Trung ương, các doanh nghiệp Nhà nước, cán bộ dân tộc ít
người với các hệ: đào tạo tập trung 2 năm, hệ đặc biệt cán bộ dân tộc thiểu số, hệ bồi dưỡng cán bộ 8
tháng về nghiệp vụ tổ chức và kiểm tra.
Tháng 6 năm 1993, Ban Giám đốc trường Nguyễn Ái Quốc khu vực I đã quyết định tách
Khoa Tâm lý-Xã hội học thành 3 khoa: Khoa Xã hội học - Dân số; Khoa Tâm lý học và Khoa
Địa lý. Vào thời điểm đó Khoa Xã hội học chỉ có 4 cán bộ, giảng viên.
Ngày 2 tháng 8 năm 2005, Bộ Chính trị ra Quyết định 149/QĐ-TW, quy định chức năng,
nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh theo đó Phân viện
Hà Nội được chuyển thành Học viện Chính trị-Hành chính khu vực I. Ngày 10 tháng 5 năm
2006, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh ra Quyết định số 809/HVCTQG về
việc hợp nhất hai Khoa Xã hội học-Dân số và Khoa Tâm lý học thành Khoa Xã hội học và
Tâm lý lãnh đạo, quản lý.
Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ mới, từ năm 2006 đến nay, Khoa Xã hội học
và Tâm lý lãnh đạo, quản lý đặc biệt quan tâm đến đào tạo cán bộ, giảng viên, đã cử nhiều cán
bộ đi tập huấn chuyên môn, tham gia các lớp đào tạo giảng viên, bồi dưỡng chương trình cao
cấp lý luận chính trị, chương trình quản lý nhà nước trung, cao cấp, chương trình bồi dưỡng
phương pháp dạy học hiện đại. Khoa đã đào tạo được 10 tiến sĩ, 01 giảng viên đang làm nghiên
cứu sinh. Nhiều giảng viên của Khoa đã chuyển sang công tác khác và đang phát huy tốt vai
trò, vị trí của mình trong cương vị mới. Nhiều giảng viên đã và đang có nhiều đóng góp quan
trọng trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và quản lý của Học viện.

*

PGS.TS., Trưởng khoa Xã hội học & Tâm lý lãnh đạo, quản lý, Học viện Chính trị-Hành chính Khu vực I.

Bản quyền thuộc Viện Xã hội học

www.ios.org.vn

Xã hội học số 3 (123), 2013

Sau 25 năm phấn đấu, từ 8 cán bộ, giảng viên năm 1989 đến tháng 8 năm 2013 khoa Xã hội
học và Tâm lý lãnh đạo, quản lý đã có một đội ngũ cán bộ, giảng viên lớn mạnh về số lượng, trưởng
thành về chuyên môn. Cả khoa có 14 cán bộ, giảng viên (08 nữ, 06 nam) thuộc 2 tổ chuyên ngành:
xã hội học lãnh đạo, quản lý và tâm lý học lãnh đạo, quản lý, trong đó có 03 phó giáo sư, 05 tiến
sĩ, 07 thạc sĩ.
Với chức năng giảng dạy 4 môn: Xã hội học lãnh đạo, quản lý, Tâm lý lãnh đạo, quản lý,
Khoa học tổ chức và Lãnh đạo học cho các lớp Cao cấp Lý luận chính trị-hành chính và 5 môn:
Xã hội học lãnh đạo, quản lý, Dân số học phát triển, Truyền thông đại chúng trong lãnh đạo, quản
lý, Trẻ em trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội và Tâm lý lãnh đạo, quản lý cho các lớp hoàn
chỉnh cử nhân chính trị, đại học chính trị 2-3 năm. Khoa đã trở thành một trong những đơn vị tiên
phong trong công tác giảng dạy kỹ năng cũng như bồi dưỡng kiến thức lãnh đạo quản lý cho các
cán bộ quản lý các tỉnh phía Bắc. Ngoài ra, Khoa còn đảm đương tốt trọng trách trong chương trình
đào tạo cử nhân chính trị cho Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào với 8 môn: Xã hội học đại cương,
Xã hội hội học quản lý, Xã hội học chính trị, Các phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội, Tâm
lý học đại cương, Tâm lý học quản lý, Tâm lý học kiểm tra và Giáo dục học.
Trải qua nhiều lần tách, nhập, khoa Xã hội học và Tâm lý lãnh đạo, quản lý, Học viện Chính
trị-Hành chính Khu vực I với đội ngũ giảng viên có chuyên môn sâu và dày dạn kinh nghiệm đã
nỗ lực vượt mọi khó khăn, giành nhiều thành tích trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa
học, góp phần vào thành tựu chung của Học viện.
2. Những thành tựu trong đào tạo và nghiên cứu khoa học
2.1. Thành tựu trong đào tạo
Là một đơn vị giảng dạy có uy tín, ngoài xây dựng chương trình, nội dung giảng dạy cho các
loại hình đào tạo khác nhau, Khoa còn tham gia biên soạn và giảng dạy các lớp bối dưỡng chức
danh và thực hiện những công trình nghiên cứu về lãnh đạo, quản lý nổi bật, mang tính trọng điểm
của nhà nước, có tính ứng dụng cao.
Đội ngũ giảng viên của Khoa còn tham gia hợp tác đào tạo đại học, cao học và hướng dẫn
luận văn, luận án cho thạc sĩ, nghiên cứu sinh của Viện Xã hội học, Học viện Chính trị-Hành chính
Quốc gia Hồ Chí Minh và các trường Đại học Ngoại giao, Đại học Văn hóa, Đại học Khoa học Xã
hội & Nhân văn, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Thái Nguyên, Đại học Mở Hà Nội, Học viện
An ninh.
Do đối tượng đào tạo của Học viện là cán bộ lãnh đạo, chủ chốt các tỉnh thành phía Bắc, đã
có kinh nghiệm thực tiễn sâu rộng, có tri thức phong phú về văn hóa, chính trị, khoa học kỹ thuật,
lại là những người đang trực tiếp giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra trong công tác quản lý,
suốt 25 năm qua, đội ngũ giảng viên khoa Xã hội học & Tâm lý lãnh đạo, quản lý không ngừng
ngâng cao kiến thức, trau dồi chuyên môn, đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, với phương
châm tránh bao cấp tư duy, phát huy tư duy độc lập, sáng tạo, kinh nghiệm giải quyết thực tiễn của
người học, công bằng trong thi cử; tập trung nâng cao chất lượng bài giảng; tăng cường sinh hoạt
chuyên môn, dự giờ, duyệt bài giảng; mời các nhà khoa học đầu ngành tham gia bồi dưỡng giảng
viên. Các giảng viên luôn có ý thức quán triệt và vận dụng các nguyên lý Chủ nghĩa Mác–Lênin,
Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước vào từng chuyên đề, đảm bảo lập trường,
quan điểm, tính khoa học, tính hiện đại, tính thời sự. Nhiều bài giảng phong phú, sinh động, có
chiều sâu, hấp dẫn người học; chương trình, nội dung đào tạo ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu
đào tạo cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mở cửa và hội nhập của đất
nước.

Bản quyền thuộc Viện Xã hội học

www.ios.org.vn

Xã hội học số 3 (123), 2013

Từ năm 1996 đến năm 2006, Khoa tham gia giảng 32 lớp đại học chính trị 2 năm và 3 năm,
28 lớp đại học chính trị 2 năm hệ tập trung, dành cho cán bộ dân tộc, góp phần đào tạo được 2400
học viên là cán bộ chủ chốt các tỉnh, thành phía bắc (trong đó có 1120 cán bộ dân tộc miền núi phía
Bắc có trình độ đại học chính trị 2 năm và 680 học viên có trình độ đại học chính trị 3 năm).
Từ năm 2007, Khoa được Học viện giao thêm nhiệm vụ đào tạo lớp cử nhân chính trị
chuyên ngành tổ chức cho Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Đến nay, khoa đã giảng dạy 4 bộ
môn cho 7 lớp cử nhân chính trị, 135 học viên tốt nghiệp cử nhân; Biên soạn được 4 tập bài
giảng: Xã hội học đại cương, Xã hội học quản lý, Tâm lý học đại cương, Tâm lý học quản lý;
thực hiện tốt quy chế đào tạo, đổi mới và cải tiến cách thức hướng dẫn Seminar; tăng cường tài
liệu học tập cho học viên Lào.
Từ năm 2009 đến tháng 8 năm 2013, Khoa tham gia đào tạo 149 lớp Cao cấp Lý luận chính
trị-hành chính hệ tập trung, với 5.662 học viên; 370 lớp Cao cấp lý luận chính trị-hành chính hệ tại
chức, với 38.874 học viên là cán bộ chủ chốt các tỉnh phía Bắc và các Bộ, Ban, ngành Trung ương.
Nhiều học viên các thế hệ được khoa đào tạo đã trưởng thành và có nhiều đóng góp quan trọng
trong bộ máy của Đảng và Nhà nước, ngành và địa phương.
Năm 2010, Khoa được Học viện Chính trị-Hành chính Khu vực I phân công giảng dạy 60
tiết Xã hội học quản lý và 60 tiết Xã hội học luật pháp cho 2 lớp thạc sĩ quản lý kinh tế và thạc sĩ
luật. Khoa đã biên soạn tốt nội dung, chương trình, tổ chức giảng dạy và rút kinh nghiệm. Năm
2012 Khoa tiếp tục giảng 60 tiết Xã hội học quản lý kinh tế cho 4 lớp cao học quản lý kinh tế. Các
giảng viên trong khoa và giảng viên thỉnh giảng đều chuẩn bị tốt bài giảng. Nhiều tri thức mới, hấp
dẫn, được học viên đón nhận tích cực.
Khoa cũng tham gia giảng dạy 11 lớp bồi dưỡng theo chức danh (công tác tổ chức, kiểm tra,
quản lý doanh nghiệp) cho hơn 1200 học viên và tham gia biên soạn tài liệu bồi dưỡng giám đốc
doanh nghiệp, bồi dưỡng cán bộ tổ chức trong công tác Đảng. Tài liệu giảng dạy có nội dung phong
phú, tập trung vào nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cho công tác quản lý, tổ chức nên được dùng làm
tài liệu giảng dạy cho các lớp “Bồi dưỡng theo chức danh” của cả hệ thống các trường Đảng.
Từ năm 2004 đến nay, nhiều giảng viên của Khoa tham gia giảng dạy, hướng dẫn khóa luận
tốt nghiệp đại học cho các trường (Đại học Báo chí, Đại học Công đoàn, Đại học Mở Hà Nội, Đại
học Ngoại ngữ, Đại học Văn hóa, Đại học Lâm nghiệp, Đai học Khoa học Xã hội & Nhân văn,
Học viện An Ninh, Học viện Quản lý giáo dục).
Từ năm 2006 đến nay, nhiều giảng viên tham gia đào tạo cao học và hướng dẫn luận văn
thạc sĩ cho Khoa Tâm lý-Giáo dục, trường Đại học Sư phạm I Hà Nội, Đại học Sư phạm Thái
Nguyên, Viện Xã hội học, Khoa Xã hội học trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Học
viện Quản lý giáo dục.
2.2. Thành tựu trong biên soạn giáo trình, sách và tài liệu tham khảo
Trong 25 năm qua, Khoa đã tham gia biên soạn các công trình: Giáo trình Dân số và Phát
triển-Viện Xã hội học và Tâm lý lãnh đạo, quản lý (Dự án 2.VIE/01/P09 /Xuất bản hỗ trợ của
UNFPA, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005); Lý luận dạy học đại học và Tâm lý học đại học
(Đại học Sư phạm Việt Bắc, năm 1992); Tâm lý học y học (Nxb Y học, 1998); Tâm lý học quản
lý dành cho người lãnh đạo (Nxb Chính trị quốc gia, 1999); Những vấn đề cơ bản của khoa học tổ
chức (Nxb Chính trị quốc gia, 2002); Tâm lý học kinh doanh (Nxb Thống kê, 2007); Tâm lý học
đại cương (Nxb Thông tin truyền thông, 2012); Công tác tổ chức (Nxb Chính trị-Hành chính, tài
liệu bồi dưỡng nghiệp vụ, 2012); Tâm lý học quản lý (Nxb Từ điển Bách Khoa, năm 2012, tái bản

Bản quyền thuộc Viện Xã hội học

www.ios.org.vn

Xã hội học số 3 (123), 2013

lần thứ 4); Khoa học lãnh đạo-Lý thuyết và kỹ năng (Nxb Chính trị quốc gia, 2013).
Các tập bài giảng: Xã hội học (Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2004); Chính trị học (Nxb
Chính trị quốc gia, 2010); Chương trình cao cấp lý luận chính trị-hành chính (dành cho đối tượng
đào tạo ở các Học viện Chính trị-Hành chính khu vực, Hà Nội, 2009); Xã hội học (Nxb Chính trịHành chính; Hà Nội, 2012); Đào tạo cán bộ tôn giáo (Trung tâm Đào tạo tôn giáo, Ban Tôn giáo
Chính phủ, 2010); Chương trình Cao cấp lý luận chính trị-Hành chính, Tập 5 (Học viện chính triHành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, 2012); Công tác Tổ chức-Cán bộ của Đảng, (Nxb Chính trịHành chính, Hà Nội, 2013); Xã hội học đại cương (Khoa Xã hội học, 2004); Xã hội học chuyên
biệt (Khoa Xã hội học, 2004); Dân số và phát triển (Khoa Xã hội học, 2004); Xã hội học đại cương,
(Khoa Xã hội học, 2012 (Dùng cho cử nhân chính trị); Xã hội học quản lý (Khoa Xã hội học, 2012
- Dùng cho cử nhân chính trị); Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ Công tác Tổ chức của Đảng (Học viện
CT-HC Khu vực I, Hà Nội, 2012).
Đồng thời Khoa cũng đã xây dựng khung chương trình, viết đề cương giáo trình cao cấp lý
luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý người dân tộc thiểu số và cho cán bộ lãnh đạo, quản lý
thuộc đối tượng đào tạo của các Học viện khu vực (2007); Nghiên cứu, biên soạn khung, đề cương
chi tiết và luận chứng mở mã ngành đại học chính trị hệ 4 năm chuyên ngành tổ chức, kiểm tra cho
nước bạn Lào (2011- 2013).
Ngoà i ra, Khoa còn biên soạn các sách tham khảo, sách chuyên khảo: Nâng cao đạo đức
cách mạng của cán bộ, đảng viên, cán bộ công đoàn trong nền kinh tế thị trường định huớng xã hội
chủ nghĩa ở nước ta hiện nay (Nxb Lao động, Hà Nội, 2004); Tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách
xã hội từ góc nhìn xã hội học (Nxb Lao động, Hà Nội, 2005); Văn hóa bản làng truyền thống các
dân tộc Thái, Mông vùng Tây Bắc Việt Nam (Sách tham khảo. Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội,
2002); Đổi mới kinh tế với đổi mới hệ thống chính trị ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện
nay-một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Sách chuyên khảo, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2006);
Chính trị học-một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Sách chuyên đề, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2010); Nâng cao năng lực quản lý thực hiện các cam kết gia nhập WTO cho cán bộ lãnh đạo, quản
lý (Nxb Chính trị-Hành chính, Hà Nội, 2011); Một số yếu tố ảnh hưởng đến cổ phần hóa doanh
nghiệp nhà nước (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009); Một số loại hình giúp việc gia đình ở Hà
Nội hiện nay và các giải pháp quản lý (Nxb Lao động, 2010); Luận cứ giải pháp phát triển xã hội
và quản lý phát triển xã hội (Nxb Chính trị quốc gia, 2010); Phát huy dịch vụ xã hội ở nước ta đến
năm 2020 - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Nxb Chính trị quốc gia, 2010). 25 năm qua, khoa
đã tham gia biên soạn tài liệu cùng với nhiều nhà khoa học ở các chuyên ngành khác. Tiêu biểu là
các sách tham khảo, chuyên khảo như: Luận cứ giải pháp phát triển xã hội và quản lý phát triển xã
hội (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010); Phát triển dịch vụ nước ta đến năm 2020 một số vấn
đề lý luận và thực tiễn (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012 ); Một số loại hình giúp việc gia đình
ở Hà Nội hiện nay và các giải pháp quản lý (Nxb Lao động, Hà Nội, 2010)… cùng với hơn 150
bài báo được đăng trên các tạp chí chuyên ngành, Tạp chí Giáo dục lý luận, Tạp chí Tâm lý học,
Tạp chí Xã hội học, Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Nghiên cứu Y tế, Tạp chí Nghiên cứu con người.
Các giảng viên trong Khoa đã hướng dẫn hơn 600 luận văn tốt nghiệp cao cấp lý luận chính
trị-hành chính, 45 luận văn thạc sĩ (Tâm lý học, Xã hội học, Quản lý giáo dục, Khoa học quản lý,
Công tác xã hội); hướng dẫn và đồng hướng dẫn 5 luận án tiến sĩ (Xã hội học và Tâm lý học), tham
gia hơn 400 Hội đồng chấm luận văn, luận án, xét tốt nghiệp, đánh giá dự án.
2.3. Thành tựu nghiên cứu khoa học
Bên cạnh hoạt động giảng dạy, hoạt động nghiên cứu khoa học của Khoa cũng gặt hái được

Bản quyền thuộc Viện Xã hội học

www.ios.org.vn

Xã hội học số 3 (123), 2013

nhiều thành công với nhiều đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp cơ sở và một số dự án phối hợp với
viện Xã hội học, Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Khoa đã triển khai nhiều
đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước: Tầng lớp trung lưu trong quản lý xã hội và quản lý phát
triển xã hội ở Việt Nam hiện nay (đề tài cấp Nhà nước mã số KX.02.16/11-15), Hợp tác công-tư ở
Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế (KX.02.11/11-15), thuộc Chương
trình Nghiên cứu khoa học phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam đến năm 2020
có mã số KX.02/11-15.
Khoa thực hiện nhiều đề tài nhánh cấp Nhà nướckhác như: Dịch vụ xã hội nước ta đến năm
2020 - Định hướng và giải pháp phát triển (mã số KX.02.20/06-10); Cơ cấu xã hội và phân tầng xã
hội ở nước ta trong điều kiện đổi mới hiện nay (mã số KX.02-17/06-10); Luận cứ giải pháp phát
triển xã hội và quản lý phát triển xã hội (mã số KX.02.10/06-10); Chính sách phát triển xã hội và
quản lý phát triển xã hội vùng dân tộc thiểu số Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ (mã số
KX.02.10/06-10); Các đề tài khác do Khoa thực hiện bao gồm: Vai trò của Nhà nước đối với phát
triển xã hội và quản lý xã hội ở nước ta trong tiến trình đổi mới (2009-2010); Luận cứ và giải pháp
phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số nước ta đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện
đại hóa (2008-2009); Đổi mới hoạt động của HTCT các tỉnh miền núi trong giai đoạn hiện nay
(2004); Nghiên cứu giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở nước ta trong quá trình
đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa (2005); Điều tra đánh giá đội ngũ cán bộ công chức dân
tộc thiểu số, lập phương án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở 3 tỉnh miền núi: Hoà Bình, Lai Châu, Lào
Cai (1189/CP - của Chính phủ, năm 2002).
Chủ trì đề tài “Giao tiếp của cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị Việt Nam trong bối
cảnh hiện nay” do Quỹ Phát triển Khoa học-Công nghệ Quốc gia NAFOSTED tài trợ. Chủ trì các
dự án: Bồi dưỡng kiến thức nâng cao năng lực quản lý thực hiện cam kết về WTO cho cán bộ lãnh
đạo, quản lý cấp tỉnh, huyện tại Học viện Chính trị-Hành chính khu vực I (Dự án của Chương trình
HTKH B-WTO); Phân tầng xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện
nay; Điều tra cơ bản thuộc nguồn vốn sự nghiệp kinh tế.
Chủ trì các nhánh dự án như: Khảo sát năng lực các dịch vụ cạnh tranh trên điạ bàn Hà Nội,
áp dụng các dịch vụ Y tế, dịch vụ vận tải công cộng, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ dạy nghề trên địa
bàn Hà Nội (2002-2003); Khảo sát thực trạng về các hình thức tổ chức hoạt động tự quản ở cộng
đồng khu dân cư hiện nay và vai trò của ban công tác mặt trận tại các tỉnh miền Đông - miền Tây
Nam Bộ ở Việt Nam, (2006-2007); Điều tra đánh giá đội ngũ cán bộ công chức dân tộc thiểu số,
lập phương án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở 3 tỉnh miền núi: Hoà Bình, Lai Châu, Lào Cai (1189/CP
- năm 2002).
Khoa đã Chủ nhiệm 14 đề tài cấp Bộ đã nghiệm thu được xếp loại xuất sắc, 41 đề tài cấp Cơ
sở và tham gia 3 đề tài cấp Nhà nước. Ngoài ra, đội ngũ giảng viên của Khoa còn tham gia nghiên
cứu trong nhiều đề tài cấp Bộ, viết bài cho hội thảo trong nước, hội thảo quốc tế.
Vì những nỗ lực không mệt mỏi của mình, khoa Xã hội học và Tâm lý lãnh đạo, quản lý,
Học viện Chính trị-Hành chính Khu vực I từ 2009 đến nay liên tục được công nhận là Tập thể lao
động xuất sắc và nhiều năm được nhận Bằng khen về thành tích nghiên cứu khoa học. Đặc biệt từ
2010 đến nay, Khoa đã liên tục được nhận Bằng khen cấp Bộ, Cờ thi đua cấp Bộ của Học viện
Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Bằng khen Ban Chấp hành Công đoàn viên chức
Việt Nam và Huân chương Lao động hạng 3.
Khoa Xã hội học và Tâm lý lãnh đạo, quản lý đang đứng trước những vận hội mới đầy hứa
hẹn với mục tiêu đẩy mạnh nghiên cứu những lý luận cơ bản trong lý thuyết xã hội học và tiếp thu

Bản quyền thuộc Viện Xã hội học

www.ios.org.vn

nguon tai.lieu . vn